9 nam sinh bị hiệu trưởng xâm hại tình dục: Các gia đình đề nghị tăng án
Cho rằng mức án 8 năm tù đối với cựu hiệu trưởng xâm hại tình dục nam sinh còn nhẹ, nhiều gia đình bị hại đã có đơn kháng cáo đề nghị tăng hình phạt.
Bị cáo Đinh Bằng My tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: Nguyễn Trường).
TAND Cấp Cao tại Hà Nội quyết định vào ngày 11/8 sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án 9 nam sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn ( huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) bị thầy hiệu trưởng xâm hại tình dục trong suốt thời gian dài.
Trước đó, với cáo buộc tội “Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” và “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”, bị cáo Đinh Bằng My (cựu Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn) bị Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên án 8 năm tù.
Video đang HOT
Trong đó, 3 năm 6 tháng tù đối với tội danh “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”; 4 năm 6 tháng tù đối với tội “Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.
Đối với 4 bị hại bị ông My thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, Hội đồng xét xử yêu cầu bị cáo này phải bồi thường 20 triệu đồng/người.
Nhóm các bị hại bị cựu hiệu trưởng dâm ô nhận bồi thường 17 triệu đồng/người. Tổng số tiền bị cáo phải bồi thường cho các nạn nhân là 165 triệu đồng.
Tuy nhiên, gia đình 9 bị hại cho rằng mức án cấp sơ thẩm đã tuyên đối với ông My là nhẹ nên có đơn kháng án, đề nghị cấp phúc thẩm tăng hình phạt với bị cáo và nâng mức bồi thường dân sự.
Trong khi đó, ông My cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt đối với bản thân mình. Dự kiến, phiên tòa phúc thẩm sẽ tiếp tục được xét xử tại TAND tỉnh Phú Thọ.
Hiệu trưởng tự phong 25 tuổi: Hàng loạt cán bộ, giáo viên là nạn nhân
Hoàng Ngọc Duy, 25 tuổi, sử dụng giấy tờ giả để mở một số trường học "chui" và tự phong làm hiệu trưởng. Rất nhiều người, kể cả các cán bộ, giáo viên ở Lâm Đồng đã trở thành nạn nhân của Duy.
"Hiệu trưởng tự phong" Hoàng Ngọc Duy
Sau gần 2 năm khởi tố, bắt tạm giam Hoàng Ngọc Duy (trú Phường 2, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng), Công an tỉnh Lâm Đồng sắp hoàn tất điều tra các hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" của bị can.
Cơ quan điều tra xác định Duy đã thành lập nhiều công ty liên quan đến lĩnh vực giáo dục, sau đó sử dụng các quyết định không phải do các cơ quan có thẩm quyền cấp để thành lập và đưa vào hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học có tên Việt Mỹ tại huyện Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc (trường trung cấp nghề Việt Mỹ; trường cao đẳng Việt Mỹ...). Các trường nói trên đều do Duy làm giám đốc, hiệu trưởng.
Các cơ quan chức năng đã giám định chữ ký, con dấu trong quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép thành lập trường cao đẳng Việt Mỹ và quyết định đổi tên trường trung học nghề Việt Mỹ thành hệ thống trường Việt Mỹ. Kết quả, những chữ ký, con dấu ở 2 quyết định trên cùng nhiều văn bản của các cơ quan, tổ chức khác mà Duy cung cấp đều được làm giả bằng phương pháp in phun màu.
Nhiều cán bộ, giáo viên là nạn nhân
Từ năm 2016 - 2018, Duy đã nhiều lần tổ chức học, ôn thi, kiểm tra, thi cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ tin học, năng lực ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tại các trường Tiểu học Lam Sơn, Tiểu học Nguyễn Khuyến (TP.Bảo Lộc) và tại nhà số 45 Lý Tự Trọng (Phường 1, TP.Bảo Lộc).
Duy còn tổ chức tuyển sinh, dạy học và cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng I, II, III cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT tại THCS Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), THCS Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh)...; tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng nghề và liên thông đại học tại Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến và tại nhà riêng mà không được cơ quan chức năng cho phép.
Trong số các học viên của các khóa đào tạo "chui" nói trên, nhiều người là cán bộ, nhân viên và giáo viên ở Lâm Đồng.
Nhiều người đã được cấp các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ, bằng tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng của hệ thống trường Việt Mỹ hoặc một số trường mà Duy tuyên bố đã liên kết đào tạo như Trường đại học Thái Nguyên, Trường đại học sư phạm Hà Nội 2, Trường đại học sư phạm TP.HCM... Thế nhưng, Công an Lâm Đồng đã điều tra, xác định các văn bằng, chứng chỉ này là trái pháp luật.
Nhiều mô hình liên kết đào tạo là do Duy tự "vẽ" ra chứ không có thật. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có văn bản khẳng định: Nhà trường không có bất kỳ hình thức liên kết nào với cao đẳng Việt Mỹ; phôi chứng chỉ không phải do trường in; dấu đóng trên chứng chỉ không phải là dấu của trường; chữ ký trên chứng chỉ không phải chữ ký của hiệu trưởng trường.
Hiệu phó bị tố bắt học sinh tự tát: 'Do...học sinh hư' Cô Hường cho rằng, do khi mới về trường, cô thấy nhiều học sinh hư nên đã đề xuất với hiệu trưởng để chấn chỉnh nề nếp. Liên quan đến tin tố hiệu phó bắt học sinh tự tát vào mặt, ngày 17/2, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện An Dương (TP Hải Phòng) xác nhận và cho...