9 năm ròng rã “tìm con” của cặp vợ chồng mang gene bệnh tan máu bẩm sinh
Chị Dương Phương Linh (30 tuổi) và anh Nguyền Tùng Anh – cặp vợ chồng mang gene bệnh tan máu bẩm sinh – đã tìm được hạnh phúc viên mãn khi có được một bé trai kháu khỉnh sau gần chục năm tìm kiếm.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị Linh. Ảnh: PV
Câu chuyện này được chia sẻ tại lễ kỷ niệm 6 năm thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản (2012 – 2018) và Hội thảo tổng kết “Tuần Lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2018″ do Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức ngày 18.8.
Một năm sau ngày cưới, năm 2010, Dương Phương Linh và Nguyễn Tùng Anh hồi hộp chờ đợi đứa con đầu lòng. Nhưng hạnh phúc không mỉm cười với đôi vợ chồng này thì thai nhi bị đình chỉ ở tuần 28 vì giãn tim, phù rau.
Năm 2012, nỗi bất hạnh này tiếp tục xảy đến với Linh khi đang mang thai ở tuần 22. Đến lúc này, hai vợ chồng mới được bác sĩ cho biết, cả hai đều mang gen tan máu bẩm sinh. Thất vọng và buồn bã cứ chồng chất lên cuộc sống của anh chị.
Năm 2017, hai vợ chồng được mách đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, và đã chuyển phôi thành công ngay từ lần đầu tiên can thiệp. Có con vào năm 30 tuổi là hạnh phúc không thể nào tả xiết của anh chị.
Video đang HOT
“Suốt 9 năm qua, mòn mỏi mong con, đã có lúc định buông xuôi. Nhưng thật may mắn nhờ sự can thiệp của y học, giờ em đã có con trai 6 tháng tuổi khỏe mạnh bình thường, cháu không mang gen thalassemia. Hiện em vẫn còn trữ phôi và sẽ dự định sinh tiếp trong ba năm tới”, Linh tâm sự.
ThS Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc trung tâm xét nghiệm di truyền Gentis cho biết, thalassemia (hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Thalassemia đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng. Trong thụ tinh trong ống nghiệm, kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ được ứng dụng để chẩn đoán các bất thường nhiễm sắc thể hoặc các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể trong đó có thalassemia.
Kỹ thuật này đã được bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội áp dụng thành công cho trường hợp mắc thalassemia (cả bố và mẹ) thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Với khả năng chọn lọc sâu, kỹ thuật này giúp loại bỏ những phôi thai bất thường ngay từ giai đoạn mới hình thành, chỉ giữ lại những phôi khoẻ mạnh.
BS.CKII Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc bệnh viện cho biết, hiện nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 31% ca có thai trong bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), 42% ca có thai trong chuyển phôi tươi, 63% ca chuyển phôi đông lạnh.
Tại hội thảo, bệnh viện đã tổng kết chương trình Tuần lễ Vàng Ươm mầm hạnh phúc 2018 với chủ đề “Yêu thương lan toả, hạnh phúc đong đầy” (diễn ra từ ngày 5 đến 18.8). Sau hai tuần diễn ra, chương trình đã tiếp nhận gần 2.000 cặp vợ chồng đến khám và điều trị. Bên cạnh đó, tất cả các cặp vợ chồng đến khám mới trong thời gian này và có nhu cầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm được bệnh viện hỗ trợ trực tiếp 5 triệu đồng/ca.
GIANG SƠN
Theo laodong.vn
Vì sao phụ nữ nên đợi đến 30 tuổi mới sinh con?
Trong khi các bác sĩ thường nhấn mạnh rằng phụ nữ cố gắng mang thai trong những năm 20 tuổi để có cơ hội tốt nhất mang thai khỏe mạnh, đủ tháng, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng phát hiện này là bằng chứng để chờ đến đầu độ tuổi 30 mới sinh con.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, tuổi khi mang thai lần đầu có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp của tuổi thọ dài hơn, vì phụ nữ sinh con muộn hơn cũng thường giàu có hơn hoặc có một số gen nhất định có thể giải thích cho tuổi thọ của họ.
Nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa tuổi sinh con và tuổi thọ. Để phục vụ mục đích nghiên cứu, tuổi sinh con được đo bằng tuổi trung bình của phụ nữ khi sinh đứa con đầu lòng; tuổi trung bình của phụ nữ khi sinh con; và tỷ lệ các bà mẹ vị thành niên. Các nhà nghiên cứu đã xem dữ liệu về phụ nữ từ các nước EU khác nhau trong suốt chín năm.
Kết quả cho thấy rằng mang thai ở độ tuổi lớn hơn tương quan với tuổi thọ dài hơn, đặc biệt nếu là mang thai lần đầu.
Đây không phải lần đầu tiên mang thai khi lớn tuổi được liên hệ với tăng tuổi thọ. Một nghiên cứu năm 2014 đã đưa ra kết luận tương tự, thấy rằng phụ nữ có con sau khi bước sang tuổi 33 tuổi có nhiều khả năng sống lâu hơn những phụ nữ có con trước khi bước sang tuổi 30. Mặc dù việc có con ở tuổi 40 sẽ khó khăn hơn, song nghiên cứu trước đây đã cho thấy những phụ nữ này có nhiều khả năng sống đến 100 tuổi hơn so với những phụ nữ sinh con út ở độ tuổi trẻ hơn.
Có thể có nhiều yếu tố đóng vai trò trong các kết quả này, cả về môi trường và sinh học. Ví dụ, nhìn từ khía cạnh sinh học, mặc dù phụ nữ có thể mang thai trước tuổi 18, nhưng có thai khi càng trẻ thì nguy cơ đối với người mẹ và em bé càng cao.
Mặt khác, cũng có thể có các yếu tố môi trường và xã hội dẫn đến tuổi thọ dài của các bà mẹ mang thai lần đầu khi lớn tuổi. Ví dụ, các bà mẹ lớn tuổi có xu hướng giàu hơn và học vấn cao hơn, điều này nghĩa là họ có đủ khả năng chi trả cho thực phẩm lành mạnh và tiếp cận tốt hơn với chăm sóc y tế.
Ngoài ra, nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng những phụ nữ sinh con ở độ tuổi 33 hoặc hơn dễ mang những gen liên quan đến tuổi thọ hơn so với các bà mẹ trẻ hơn, và có thể gen quy định khả năng sinh sản ở độ tuổi lớn hơn và gen quy định tuổi thọ gắn bó mật thiết với nhau.
Tuy có con ở độ tuổi 30 có thể có một số lợi ích, song những phụ nữ muốn sinh con cũng không nên trì hoãn việc này quá lâu vì cơ hội thụ thai sẽ bắt đầu giảm sau tuổi 35. Theo Babycenter, sau 35 tuổi, phụ nữ có nguy cơ bị vô sinh hoặc sảy thai cao hơn, và đến 40 tuổi thì chỉ 2/5 số phụ nữ muốn sinh con có thể làm được điều này. Nguyên nhân là do một số yếu tố, như có ít trứng chất lượng cao, kinh nguyệt không đều nhiều hơn, ống dẫn trứng dễ bị tắng hơn...
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Chuyện tình cô gái tan máu bẩm sinh được dựng thành nhạc kịch Cô gái mắc bệnh tan máu bẩm sinh gặp phải nhiều ngăn cấm của gia đình bạn trai vì lo sợ sinh ra những đứa trẻ mang bệnh. Dựa trên câu chuyện có thật về tình yêu của một nữ bệnh nhân thalassemia (tan máu bẩm sinh), Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương kết hợp kiến thức về bệnh dựng một...