9 năm oan sai vì tội ác hiếp dâm rúng động thế giới
Dù luật pháp có chặt chẽ tới đâu thì thế giới vẫn tồn tại những vụ án oan. Đôi khi nó xuất phát từ chính sự tắc trách của nhóm người nắm quyền sinh sát. Đó cũng là lý do khiến Clarence Brandley phải chịu đựng 9 năm tù oan cho 1 tội ác mà mình không thực hiện.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài “ Những vụ án oan làm chấn động lịch sử”.
Clarence Brandley đã phải chịu đựng 9 năm tù oan sai vì tội ác dã man mà mình không thực hiện
Vụ án oan nghiệt
Vào ngày 23/8/1980, hai bảo vệ Clarence Brandley và Henry Peace phát hiện thi thể của nữ sinh Cheryl Dee Ferguson 16 tuổi trong một gác xép trên giảng đường của Trường Trung Học Conroe, Texas. Cô đã bị hãm hiếp và bóp cổ đến chết.
Cảnh sát ngay lập tức thẩm vấn 2 viên bảo vệ này. Điều lạ lùng là, ngay khi buổi thẩm vấn còn chưa bắt đầu thì một điều tra viên đã tuyên bố: “Một trong hai người sẽ bị treo cổ vì tội này” và quay sang Brandley nói thêm: “do anh là một tên mọi đen nên nó sẽ dành cho anh”.
Brandley là 1trong 5 bảo vệ tại ngôi trường này và chỉ có anh là người Mỹ gốc Phi. Trong cuộc thẩm vấn, lời khai của bốn người kia đều cho thấy vụ án có liên quan tới Brandley. Hai trong số đó nói rằng họ nhìn thấy anh đi theo Ferguson lên cầu thang dẫn tới gác xép và không thấy anh cho đến khi phát hiện ra thi thể của nữ sinh xấu số.
Henry còn bổ sung thêm thông tin là khi biết nữ sinh mất tích, Brandley bảo tìm thêm trên gác xép. Và rằng chính Brandley là người đã thấy xác chết đầu tiên, kiểm tra rồi thông báo cho cảnh sát.
Chỉ với những lời khai đó, mặc dù không có bằng chứng pháp lý cho thấy Brandley liên quan đến tội ác này. Mẫu tinh trùng thu hồi từ cơ thể nạn nhân cũng không hiểu sao đã bị phá hủy.
Brandley bị đưa ra xét xử trong tháng 12/1980 trước một bồi thẩm đoàn toàn là người da trắng với phán quyết cuối cùng cho rằng anh chính là hung thủ.
Phiên tòa thứ 2 diễn ra vào tháng 2/1981 cũng với hội đồng xét xử là người da trắng. Một trong những nhân chứng ban đầu – bảo vệ John Sessum – đã không được gọi tham dự bởi vì anh đã rút lại lời khai trước đó của mình.
Trong phiên tranh luận, luật sư phản biện cho biết ngoài công việc bảo vệ trường học, Brandley cũng làm việc tại một nhà tang lễ đồng thời khẳng định anh là kẻ mắc chứng loạn dâm với xác chết và đã hãm hiếp Ferguson sau khi giết chết cô. Luật sư bào chữa cho Brandley phản đối những luận điểm thiếu căn cứ đó nhưng đã bị bác bỏ. Brandley bị kết tội và bị kết án tử hình.
11 tháng sau khi bị kết án, các luật sư phát hiện ra rằng ngoài mẫu tinh trùng, nhiều bằng chứng biện hộ khác cũng đã biến mất, trong đó có những sợi tóc và một sợi lông mu không phải là của nạn nhân mà cũng không phải của Brandley được tìm thấy tại hiện trường, cùng bức ảnh được chụp vào ngày xảy ra vụ án cho thấy Brandley không hề sử dụng thắt lưng trong khi khám nghiệm tử thi cho thấy đây là vũ khí giết người.
Luật sư đã nhấn mạnh đến sự phá hủy có chủ ý và cách biến mất có phần khó hiểu của các bằng chứng có lợi cho Brandley nhưng Tòa án phúc thẩm Texas vẫn tin chắc vào quyết định của mình. Tòa án kết luận rằng không có một giả thuyết nào hợp lý và giữ nguyên phán quyết trước đó.
Video đang HOT
May mắn mỉm cười
Sau đó, một phụ nữ tên là Brenda Medina khi xem tin tức về trường hợp Brandley trên truyền hình đã chợt nhớ về một câu chuyện. Theo đó, người bạn trai cũ của cô – Dexter Robinson – đã nói với cô vào năm 1980 rằng anh này đã phạm tội ác khi giết một người phụ nữ trẻ ở Conroe.
Cảm thấy có gì đó bất thường, Brenda đã tìm đến văn phòng luật sư quận. Tuy nhiên, họ cho biết lời nói của Brenda không đáng tin cậy và sẽ không thông báo cho luật sư của Brandley.
Tuy nhiên, sau lời tuyên thệ, luật sư riêng của cô đã gặp luật sư của Brandley và kiến nghị lên tòa án Texas phúc thẩm hình sự. Tòa án đã ra lệnh một phiên điều trần mới.
Ngoài Medina, John Sessum lúc này cũng đứng lên làm chứng. Anh khai rằng thực ra đã nhìn thấy viên bảo vệ Gary Acreman đi theo Cheryl Ferguson lên cầu thang dẫn đến gác xép hội trường và sau đó nghe thấy tiếng la hét của cô. Acreman sau đó đã đe dọa Sessum không được nói cho ai biết những gì anh thấy.
Lúc này, những người ủng hộ Brandley đã thu được một đoạn ghi âm mà Acreman nói rằng chính Robinson đã giết Ferguson còn hắn là đồng phạm. Một nhân chứng khác cũng cho biết Acreman đã nói với người này nơi quần áo của Ferguson bị giấu đi hai ngày trước khi các nhà chức trách tìm thấy chúng.
Cuối cùng, Robinson thừa nhận mình đã nói với Brenda Medina vào năm 1980 nhưng lại tuyên bố nói vì lo sợ rằng Medina sẽ gây sức ép cho hắn khi nói rằng cô mang thai. Robinson bảo hắn muốn Medina không tiếp tục làm phiền hắn.
Thế nhưng, xét nghiệm mẫu máu của Robinson đã trùng với mẫu máu tìm được trên cổ áo của cô nữ sinh trẻ bị sát hại.
Lúc này, điều tra viên Ranger Styles cũng thừa nhận rằng, ngay từ trước khi phỏng vấn các nhân chứng, anh ta đã chỉ nghĩ Brandley là nghi can duy nhất và không thể giải thích việc tại sao không lấy mẫu tóc của Acreman để so sánh với sợi lông mu cũng như mẫu tóc được tìm thấy trên cơ thể nạn nhân.
Căn cứ vào các nhân chứng vật chứng thu được, cuối cùng, vào ngày 9/10/1987, Thẩm phán Pickett đề nghị tòa phúc thẩm hình sự tuyên bố Brandley vô tội, chỉ 6 ngày trước khi Brandley bị hành hình.
—————————————
Cho đến khi qua đời vào năm 2006 ở độ tuổi 90, Iva Toguri, được biết đến với cái tên “Tokyo Rose”, vẫn là công dân duy nhất trong lịch sử Mỹ bị kết án vì tội phản quốc.
Hành trình đi tìm công lý của Iva Toguri diễn ra như thế nào? Mời độc giả đón đọc Án oan của “người phụ nữ huyền thoại” mang tội danh phản quốc, vào 4h ngày 20/2/2017.
Theo Danviet
Bản án nghiệt ngã của người tử tù đi vào lịch sử Mỹ
Mất gần một thập kỷ ở trong tù vì tội ác man rợ mà mình không thực hiện và 1 thập kỷ nữa để tìm lại sự trong sạch, kỳ án của Kirk Bloodsworth vẫn được nhắc tới cho đến ngày nay khi anh là tử tù đầu tiên của nước Mỹ được minh oan nhờ phương pháp giám định ADN.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài " Những vụ án oan làm chấn động lịch sử".
Kirk Bloodsworth và bức ảnh khi bị bắt giữ
"Tử hình hắn ta đi!", đó là câu nói vang lên nhiều nhất tại phiên tòa xét xử vụ án hiếp dâm và giết người năm 1985 mà Kirk Bloodsworth là bị cáo.
"Tôi có thể nhìn thấy rõ sự khinh bỉ và tức giận hiện lên trên khuôn mặt họ. Cảnh sát, công tố viên, những người có mặt tại phiên tòa, tất cả đều nghĩ rằng họ đã bắt đúng người", Bloodsworth nhớ lại.
Tội ác man rợ
Bloodsworth lớn lên tại một vùng biển phía đông bang Maryland. Giống như ông nội và cha mình, đi biển là công việc chính của anh. Người đàn ông này được nhận xét là hiền lành và thân thiện, chưa từng vi phạm pháp luật dù chỉ là một lỗi nhỏ.
Ngày 9/8/1984 có lẽ là ngày đen tối nhất cuộc đời mà Bloodsworth không thể nào quên. Khi đang ngủ trong nhà người anh họ ở Cambridge, Bloodsworth bị đánh thức bởi những tiếng đập cửa liên hồi. Và khi cánh cửa mở ra, đèn pin và súng thi nhau chĩa thằng vào người anh.
"Hãy đi với chúng tôi, Bloodsworth. Anh bị bắt vì tội danh giết người cấp độ 1", đó là câu duy nhất mà cảnh sát nói trước khi dẫn giải anh đi trong sự ngỡ ngàng tột độ.
Trước đó, ngày 25/7/1984, người ta phát hiện thấy thi thể không mặc quần của cô bé Dawn Hamilton (9 tuổi) trong một khu rừng ở Maryland. Cô bé đã bị hãm hiếp, đánh đập và giết chết.
Cô bé xấu số Dawn Hamilton
Bloodsworth bị bắt dựa trên một cuộc gọi nặc danh tới cảnh sát cho rằng người này đã nhìn thấy cả nạn nhân và hung thủ ngày hôm đó. Hung thủ được mô tả là người đàn ông da trắng cao hơn 1,8m, mái tóc xoăn vàng và để ria mép, cơ thể rám nắng. Một người phụ nữ đã nhìn thấy phác thảo nghi can trên truyền hình và nói rằng hắn khá giống hàng xóm cũ của cô - Bloodsworth. Cô gọi cảnh sát, Bloodsworth lập tức bị bắt.
Phiên tòa diễn ra sau đó không lâu với 5 nhân chứng. Tất cả đều khai nhận Bloodsworth có dáng vẻ bên ngoài giống một người đàn ông đã xuất hiện ở khu rừng vào thời điểm xảy ra án mạng.
Có nhân chứng kể lại chuyện Bloodsworth từng nói anh vừa làm điều có lỗi, sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của 2 vợ chồng. Bloodsworth giải thích đó chẳng qua là vì anh đã không mua một món ăn theo yêu cầu của vợ trong ngày hôm ấy. Vì nghĩ không nên đôi co vơi vơ, Bloodsworth đã bỏ đi nhậu nhẹt với bạn bè. Anh còn nói với mẹ vợ là mình sẽ trở về nhà bố mẹ ruột trong vài ngày.
Ngoài ra, bên công tố cũng khẳng định những dấu giày tại hiện trường giống với đôi giày mà Bloodsworth đi.
Mặc dù không có bất kỳ bằng chứng pháp y thuyết phục nào, nhưng dựa trên những chi tiết này, Bloodsworth bị kết tội hiếp dâm và giết người man rợ với bản án tử hình.
Bloodsworth liên tục kêu oan, luật sư của anh cũng tìm mọi cách chứng minh thân chủ mình vô tội và nêu ra một số nghi phạm khác nhưng đều bị bỏ qua. Sau tất cả nỗ lực, cái anh nhận lại được là giảm mức án tử hình xuống còn chung thân.
Kết quả mang tính lịch sử
Đêm đầu tiên trong tù, anh bị các tù nhân khác khinh bỉ ra mặt vì tội danh hãm hiếp và giết man rợ một bé gái 9 tuổi. "Tôi đã bị đánh vào đầu, họ liên tiếp tấn công tôi. Nhà tù thực sự là một nơi khủng khiếp", Bloodsworth nhớ lại. Anh quyết tâm chứng minh mình vô tội.
Anh gửi thư cầu cứu khắp nơi nhưng không ai quan tâm. Vào đầu những năm 1990, may mắn có vẻ đã mỉm cười với Bloodsworth khi đọc được cuốn sách có tựa đề The Blooding của Joseph Wambaugh. Trong sách, một viên cảnh sát ở Los Angeles đã kể về chuyện người Anh dùng phương pháp ADN để xác định hung thủ.
Từ lúc đó, Bloodsworth đi sâu tìm hiểu về ADN và cho rằng đây chính là cơ hội của mình.
Năm 1992, cảnh sát cuối cùng cũng đồng ý cho nguyện vọng của Bloodsworth. Chiếc quần lót của cô bé xấu số có chứa tinh dịch hung thủ mà người ta tìm thấy tại hiện trường được gửi đến California cho Ed Blake - cha đẻ của ngành xét nghiệm ADN ở Mỹ. Kết quả xét nghiệm cho thấy tinh dịch trên chiếc quần lót không phải là của Bloodsworth.
Ngày 28/6/1993, Bloodsworth được trả tự do. Ông trở thành người đầu tiên trong lịch sử tư pháp Mỹ thoát án tử nhờ phương pháp xét nghiệm ADN.
Năm 2004, cảnh sát đã xác định được hung thủ thật sự hãm hiếp cô bé Dawn Hamilton là Kimberly Shay Ruffner. Một tháng sau khi gây án vào năm 1984, Ruffner bị kết án 45 năm tù vì một vụ án khác và tới tận năm 2004, hắn mới thừa nhận chính mình là hung thủ thật sự chứ không phải Bloodsworth.
---------------------------------------
Dù luật pháp có chặt chẽ tới đâu thì thế giới vẫn tồn tại những vụ án oan. Đôi khi nó xuất phát từ chính sự tắc trách của nhóm người nắm quyền sinh sát. Đó cũng là lý do khiến Clarence Brandley phải chịu đựng 9 năm tù oan cho 1 tội ác mà mình không thực hiện.
Hành trình tìm lại tự do của Clarence diễn ra như thế nào? Mời độc giả đón đọc "9 năm oan sai trong vụ án hiếp dâm rúng động thế giới", vào 4h ngày 19/2/2017.
Theo Danviet
Án tử hình gây tranh cãi nhất trong lịch sử tư pháp Mỹ Chứng cứ lỏng lẻo, không rõ ràng nhưng Troy Davis vẫn phải chịu mức án tử hình. Cho tới bây giờ, đây vẫn được xem là trường hợp án oan gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử tư pháp Mỹ. Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường...