9 năm lộng hành của bà trùm thế giới ngầm
Tạ Tài Bình luôn là bà trùm bất khả xâm phạm tại thành phố Trùng Khánh cho tới khi đàn em của bà ta tấn công một trinh sát.
Tối 14/8/2008, bốn đàn em của Tạ Tài Bình chặn đường một nam thanh niên lạ mặt tại cổng vào xới bạc trái phép ở khu vườn sinh thái Grand View Garden, quận Nam Ngạn. Khi đối phương nói là bạn chị Bình, một trong ba tên liền chạy vào biệt thự, nơi tiếng sát phạt đang tới hồi vang dội. Ít lâu sau, Bình bước ra, liếc mặt nam thanh niên rồi buông một câu: “Không quen”.
Nam thanh niên liền bị bốn kẻ vây quanh, điện thoại bị giật ném xuống đất, vỡ vụn sau cú dẫm chân. Anh ta tên Tiểu Tạ, nhận lệnh cấp trên tới đây làm nhiệm vụ trinh sát. Thấy bị lộ, Tạ đành công khai thân phận: “Tôi là cảnh sát, các người muốn làm gì?”.
Lời vừa dứt, nắm đấm và gậy gộc tới tấp giáng vào đầu Tạ, xen lẫn là giọng hằn học: “Cảnh sát hôm nay tao cũng đánh”. Trong chốc lát, trinh sát ôm đầu ngã ra đất bất tỉnh rồi bị đưa lên xe. Lúc này, bốn kẻ tấn công mới lặng người vì tấm thẻ ngành trên người trinh sát xác nhận lời nói của anh.
Hay tin, bà trùm Bình vẫn cứng giọng: “Cảnh sát thì sao, vứt nó ở nơi hoang dã cho chó ăn”. Bình không biết rằng với câu nói này, bà ta đã gieo hạt giống đầu tiên cho cái kết của băng đảng xã hội đen một thời lộng hành tại thành phố Trùng Khánh.
Lý lịch của bà trùm Tạ Tài Bình xem qua khá bình thường: sinh năm 1963, học hết cấp 3, là cán bộ Cục thuế quận Du Trung, thành phố Trùng Khánh. Tuy nhiên, bà ta còn có thân phận không tầm thường: em dâu của Văn Cường, Phó cục trưởng Cục Công an thành phố Trùng Khánh.
Văn Cường, Phó cục trưởng Cục Công an thành phố Trùng Khánh. Ảnh: The Epoch Times.
Bình bước vào con đường tội phạm với việc mở ra bốn xới bạc tại quận Du Trung đầu năm 2000. Chẳng mấy chốc, khách tới đánh bạc rất đông. Biết em dâu làm ăn phi pháp, Cường ngoài mặt khuyên can, nhưng đằng sau bí mật để vợ hùn vốn. Điều này khiến Bình hiểu sự tham gia của chị dâu cũng chính là sự chống lưng của anh chồng, có thể yên tâm “làm ăn”.
Xới bạc của Bình thực hiện chế độ góp vốn cổ phần với bà trùm làm nhà cái cố định, khoảng 10 kẻ khác trong nhóm làm nhà cái tạm thời. Bình quy định mỗi cổ đông phải thay phiên tham gia đánh bạc, thắng thua ít nhất 20.000 nhân dân tệ mới được ngừng. Để khống chế số lượng, khách đánh bạc phải được xác nhận thân phận hoặc được giới thiệu.
Tổ chức của Bình đặt ra vòng bảo vệ trong và ngoài. Người ở vòng ngoài phụ trách “ngoại giao” với cơ quan hữu quan để đảm bảo không bị tra xét trong thời gian mở xới. Người vòng trong sắp xếp bảo vệ canh gác và giải quyết các vụ đánh nhau. Thậm chí còn có người lo hậu cần để đảm bảo đồ ăn, nơi ở cho khách đánh bạc.
Mỗi lần tổ chức đánh bạc, Bình thông thường lấy 5% tổng số tiền mà khách đánh bạc bỏ ra nên làm ăn chỉ lãi không lỗ, ít thì hàng nghìn, nhiều thì hàng chục nghìn nhân dân tệ mỗi lần. Chỉ trong hai tháng, từ một xới bạc, nhóm của Bình thu được ba triệu nhân dân tệ. Người nợ không trả lập tức bị Bình cho đàn em đánh đập, bắt nhốt trong khách sạn cho tới khi người thân, bạn bè tới trả tiền.
Tiếng tăm trong thế giới ngầm về Tạ Tài Bình cùng “ô dù bảo kê” đằng sau thật sự lan rộng sau khi một xới bạc của bà trùm bị đột kích vào cuối năm 2000. Sau khi bị bắt giữ, đàn em của Tạ đều được thả, số tiền bị thu giữ tại hiện trường cũng được trả lại dù lần đột kích này có một cảnh sát mặc thường phục hy sinh do trúng đạn. Tất cả mọi chuyện đều được giải quyết êm thấm nhờ tay của Phó cục trưởng Văn Cường. “Giết người, mở xới mà không ai làm gì được tao. Còn gì mà tao không làm được?”, Bình nói sau trận đột kích.
Vài năm sau, Bình tiếp tục chiêu mộ những kẻ có tiền án để mở xới bạc, tổ chức của chúng ngày càng có dấu hiệu hoạt động xã hội đen. Người của nhà chức trách tới thăm dò đều bị đàn em của Bình đánh lạc hướng hoặc cảnh cáo bằng bạo lực. Tuy vậy, không phải ai cũng bị chức quyền uy hiếp.
Năm 2005, một quận của Trùng Khánh có vị trưởng công an mới nhận chức. Ngày 28/11/2005, vị trưởng công an nhận tin Bình mở xới tại khu vực động Quan Âm nên điều lực lượng tới bao vây. Nhưng trước khi lên đường, trinh sát báo về Bình cùng đồng bọn đã rời hiện trường.
Cho rằng có nội gián, trưởng công an quận liền chuyển mục đích điều lực lượng thành cuộc họp đánh giá công việc. Chỉ vài tiếng sau, trinh sát báo cáo nhóm của Bình đang quay lại xới, qua đó chứng minh nhận định có nội gián là đúng. Kết quả xác minh cho thấy thông tin bị một trưởng đồn cảnh sát có quan hệ với Phó cục trưởng Văn Cường làm lộ.
Tối hôm sau, trưởng công an quận lại điều hơn 200 cảnh sát viên với mục đích ra ngoài phạm vi quận để hỗ trợ công an thành phố. Nhưng khi xe sắp tới ranh giới quận, chỉ huy hiện trường ra lệnh quay đầu, mục tiêu là động Quan Âm.
Bà trùm Bình cùng đồng bọn không kịp trở tay, bị bắt tại hiện trường cùng với hơn 100 người khác. Số tiền bị thu giữ 350.000 nhân dân tệ. Xới bạc hoạt động suốt 5 năm dưới chỉ đạo của Bình, thu lợi phi pháp hơn 300 triệu nhân dân tệ, cuối cùng cũng bị dập tắt.
Biết tin em dâu bị bắt, Phó cục trưởng Văn Cường rất tức giận, chỉ đạo các cơ quan hữu quan lấy lý do “không đủ chứng cứ” để không phê chuẩn lệnh bắt. Không thành công, ông ta gọi điện, yêu cầu chỉ phạt hành chính với Bình.
Trước áp lực từ trên xuống, trưởng công an quận vẫn giữ nguyên tắc, kiên quyết khởi tố. Cuối cùng, tháng 4/2006, Bình bị kết án tội Đánh bạc, lãnh 5 tháng tù, đồng thời bị sa thải khỏi Cục Thuế quận.
Ra tù, Bình vẫn “ngựa quen đường cũ” nhưng lần này thuê người đứng tên thay và không ngừng đổi địa điểm lập xới bạc. Với những người này, ngoài thù lao hậu hĩnh, bà trùm còn hứa hẹn cứu nếu bị bắt hoặc sẽ chăm sóc gia đình nếu phải ngồi tù. Tuy nhiên, những lời hứa này chẳng bao giờ được thực hiện.
Dưới “ô dù bảo kê” của anh chồng, hoạt động băng nhóm Bình ngày càng táo tợn. Bà trùm mở xới bạc phi pháp tại hơn 80 địa điểm của Trùng Khánh, một trong số đó được đặt ở con phố sầm uất nhất, đối diện tòa án cấp cao thành phố. Để kéo khách tới chơi, băng đảng của Bình còn mua ma túy phát miễn phí cho khách. “Vừa được đánh bạc, vừa được chơi thuốc” trở thành lời mời kêu gọi khách của Bình. Người tới chơi ngày càng đông.
Hoạt động phi pháp của Bình và đồng bọn có lẽ vẫn có thể tiếp tục nếu không xảy ra vụ đánh đập, bắt giữ trinh sát trái phép ngày 14/8/2008. Sau sự việc gây chấn động, một đàn em của Bình bị khởi tố và lãnh án một năm tù. Bà trùm Bình một thời bất khả xâm phạm buộc phải chạy trốn.
Dù vậy, thân phận trốn truy nã của Bình dường như bị nhà chức trách địa phương “lãng quên” trong gần một năm sau. Bà ta vẫn có thể gặp tổ chuyên án, thẩm phán, và lãnh đạo cảnh sát để đàm phán “điều kiện đầu thú” mà không bị bắt giữ.
Lúc này, Trùng Khánh nổi lên phong trào “đả hắc” chống tội phạm băng đảng do Bí thư Thành ủy Bạc Hy Lai chỉ đạo. Tạ Tài Bình nghiễm nhiên rơi vào tầm ngắm của nhà chức trách.
Ngày 1/7/2009, Cục Công an thành phố Trùng Khánh điều động cảnh sát địa phương khác lập tổ chuyên án 14.8 để bắt Bình. Qua xác minh, tổ chuyên án phát hiện La Tuyền, 26 tuổi, nhân tình kiêm tài xế thân cận của Bình, thường lái xe ra vào bãi đỗ gần một hồ nước, mỗi lần chỉ nán lại 1-2 phút.
Sau hai ngày mật phục, cảnh sát cuối cùng bắt giữ được bà trùm vào tối 13/7/2009. Hơn hai tháng sau, Văn Cường, thế lực thực sự đằng sau Tạ Tài Bình, bị bắt giữ vì hành vi nhận hối lộ và làm “ô dù bảo kê” cho băng đảng tội phạm.
Tạ Tài Bình (trái) bị dẫn giải về trại giam vào năm 2009 sau khi lãnh án 18 năm tù vì vai trò cầm đầu băng đảng. Ảnh: Getty.
Phiên tòa sau đó thu hút được sự quan tâm của dư luận vì mối liên hệ giữa Bình và anh chồng, cũng như vì tin đồn bà trùm nuôi 16 nam thanh niên trẻ đẹp, ai “thất sủng” sẽ bị đẩy vào tù hoặc đánh đập. Tuy nhiên, phía cảnh sát xác nhận Bình chỉ có một mình La Tuyền.
Cuối cùng, Phó cục trưởng Văn Cường lãnh án tử hình vì nhận hối lộ hơn 16 triệu nhân dân tệ và bị thi hành án vào tháng 7/2010. Vợ Cường thừa nhận hành vi nhận hối lộ 4,5 triệu nhân dân tệ, lãnh án 8 năm tù.
Tạ Tài Bình, kẻ bị coi là “mẹ già thế giới ngầm” của Trùng Khánh, lãnh án 18 năm tù. Bà ta dự kiến ra tù vào năm 2027 ở tuổi 64. La Tuyền bị phạt bốn năm tù. Hơn 20 bị cáo khác lãnh án từ một tới 13 năm tù.
Thưởng trà giữa nước lũ Trường Giang
Người đàn ông gây chú ý khi ngồi vắt chân uống trà trên một bè gỗ nổi trên nước lũ sông Trường Giang ở thành phố Trùng Khánh.
Tiểu Đường, người quay video, cho biết nhìn thấy người này bước xuống bè gỗ từ một con thuyền dưới cầu Thiên Tư Môn, quận Du Trung, hôm 18/7. Ông này còn mang theo cả thức ăn và đồ uống để thưởng trà, hóng gió giữa nước lũ.
"Ông ấy có vẻ rất tự tin vào tài bơi lội của mình, nhảy xuống sông bơi một lúc rồi lại lên bè uống trà", Tiểu Đường nói. "Chiều hôm đó thời tiết rất nóng, tôi nghĩ là ông ấy xuống đấy để hóng mát".
Người đàn ông hóng gió trên sông Trường Giang ở Trùng Khánh hôm 18/7. Video: Pearl.
Khi nghe tiếng gọi cảnh báo nguy hiểm của người trên bờ, ông này khoát tay, tiếp tục ngồi uống trà. Video người đàn ông hóng gió trên sông Trường Giang thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trên mạng xã hội Trung Quốc.
"Chỉ cần tâm tình tốt, ở đâu cũng là đảo Bali", một người dùng mạng bình luận.
Trước đó một ngày, Trùng Khánh phát cảnh báo lũ mức đỏ, mức cao nhất trong thang 4 nấc. Cục Khí tượng Quốc gia Trung Quốc dự đoán trong 10 ngày tới, khu vực thượng lưu sông Trường Giang sẽ hứng chịu mưa lớn, nguy cơ vỡ đê rất cao.
Mưa lũ tấn công miền trung và miền nam Trung Quốc từ đầu tháng 6, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới 27 trong 31 địa phương cấp tỉnh và gần 38 triệu người, hơn 2,2 triệu người phải sơ tán và hơn 140 người chết hoặc mất tích, thiệt hại kinh tế có thể lên tới 12 tỷ USD.
Người đàn ông ném mưa tiền xuống phố lúc 'phê' ma túy Cảnh sát bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc sau khi anh này ném "cơn mưa tiền" xuống đường trong lúc "phê" ma túy. Vụ việc xảy ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Người đàn ông 29 tuổi trong lúc phê ma túy, cầm các xấp tiền ném từ căn hộ nằm ở tầng 30 của 1 tòa nhà xuống...