9 món ngon vang danh đất Nam Định
Nam Định tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực nơi đây lại rất phong phú, với những món ăn đơn giản, mộc mạc như chính con người đất Thành Nam.
Phở bò
Nhắc đến Nam Định, nhiều du khách nhớ ngay đến món phở bò ngon nổi tiếng, đặc biệt là phở bò áp chảo. Ngày nay món ăn tuy được phổ biến rộng rãi ra toàn quốc nhưng ở Nam Định phở bò vẫn có nét đặc trưng không thể lẫn.
Nhắc tới Nam Định, nhiều người nghĩ ngay tới phở bò.
Nếu phở Hà Nội phong phú, đa dạng nguyên liệu cũng như cách thưởng thức thì phở Nam Định chỉ là các biến tấu từ phở và thịt bò. Phở bò Nam Định được nấu theo công thức bí truyền của mỗi gia đình nhưng vẫn có nét đặc trưng ở nước dùng ngậy thơm đậm đà, bánh phở nhỏ sợi và thịt bò ngọt, mềm.
Bánh xíu páo là một trong những thức quà ngon, rất dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách, nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong.
Đã từ lâu bánh xíu páo luôn là món quà sáng quen thuộc của rất nhiều thế hệ học sinh Thành Nam.
Xíu páo có vỏ mỏng như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra từng lớp mỏng. Nguyên liệu làm bánh chủ yếu gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng tùy theo cách làm gia truyền của mỗi gia đình.
Để bánh ngon, người ta thường ướp thịt lợn thăn với tỏi băm, ngũ vị hương, dầu hào, mật ong rồi đem rán cho đến khi chuyển sang màu cánh gián và thơm nức.
Video đang HOT
Món xôi xíu Nam Định là món ăn gồm xôi trắng dùng kèm với thịt xá xíu, lạp xưởng và nước sốt sệt sệt thơm thơm đặc biệt.
Những phố nổi tiếng với món xôi xíu là đường Hoàng Văn Thụ, Hàng Sắt…
Một bát xôi được dọn ra vẫn còn nghi ngút khói, trộn đều xôi lên, thưởng thức một miếng bạn sẽ cảm nhận ngay được nhiều hương vị hòa quyện, dẻo thơm của nếp, lạp xưởng ngậy bùi, xá xíu mềm ngọt, sốt thịt thơm mùi tiêu.
Nem nắm Giao Thủy cầu kỳ ở khâu chế biến. Ngay sau khi mổ, miếng thịt còn nóng hổi được chế biến ngay, tuyệt đối không được đặt xuống đất hay rửa bằng nước lạnh thịt mất độ dẻo, ngon.
Nem được vo nắm tròn và gói lại nên khi ăn phải làm tơi ra và cuốn vào lá sung hoặc chấm mắm trực tiếp.
Sau khi lọc bì và nạc riêng rẽ, phần thịt nạc được luộc chín tới hoặc còn hơi tái, rồi thái to bản, dọc thớ những phải thật mỏng, rồi dùng sống dao dần cho mềm. Còn phần bì, được làm lông bằng nước nóng, luộc rồi lán mỏng, thái nhỏ sao cho dài, trắng và đều.
Bún đũa Nam Định trông gần giống bánh canh ở miền Nam với sợi bún to như đầu đũa, trắng muốt, là món ăn thường được bày bán ở vỉa hè.
Những địa chỉ quen thuộc cho món ăn này là ở chợ Ngõ Ngang, chợ Rồng hay phố Hàng Đồng.
Nước dùng dành cho bún đũa là vị riêu cua, hơi chua, béo ngậy và ngọt đậm. Nồi riêu cua bao giờ cũng đượm màu vàng của mỡ phi hành, chút gạch cua óng ánh, một ít ớt khô chưng. Mặt nồi riêu bao giờ cũng nổi chìm lập lờ từng mảng gạch cua, mới trông đã thấy xôm xốp, ngọt ngào. Bún đũa ăn kèm rau mùa nào thức nấy, có thể là rau muống, rau cải hay rau rút… hoặc thêm một ít giá sống.
Bánh nhãn không phải được làm từ long nhãn hay có hương thơm của nhãn mà chỉ đơn giản vì nó tròn và có màu giống quả nhãn. Bánh được làm từ một trong những sản phẩm nông sản của vùng đất nông nghiệp giàu có – loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu từng nổi tiếng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bánh nhãn khi ăn có độ giòn và mát.
Nguyên liệu làm bánh cũng như các khâu chế biến đều được chọn lựa, thực hiện kĩ càng công phu. Gạo nếp, trứng gà, đường kính, mỡ lợn đều phải lựa loại ngon để bánh rán xong tròn trịa, màu giống quả nhãn và đều nhau nhìn bề ngoài có độ bóng.
Ai đã từng thưởng thức bánh nhãn hẳn không quên hương vị thơm giòn, béo ngậy của bánh. Ngày nay bánh nhãn có mặt khắp nơi trong tỉnh Nam Định, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của địa phương.
Đặc sản Nam Định trong trí nhớ của nhiều người là vị ngọt ngào, giòn tan, bùi ngậy của những viên kẹo lạc sìu châu. Kẹo sìu châu gần giống với kẹo lạc, nguyên liệu làm kẹo Sìu châu cũng tương tự gồm lạc, vừng, đường, mạch nha nhưng đặc sản Nam Định thường dùng nhiều lạc ít nha nên thơm và ngon hơn.
Chỉ từ những hạt lạc, hạt vừng, qua bàn tay khéo léo của người dân xứ thành Nam đã tạo nên thứ quà quê đậm đà mà tinh khiết.
Kẹo sìu châu được ưa chuộng đặc biệt mỗi dịp Tết đến xuân về. Ăn miếng kẹo Sìu châu giòn tan, thơm bùi và ngọt thanh mà không dính răng. Thưởng thức kẹo cùng một chén trà nóng trong không khí se lạnh và lất phất mưa xuân thì ngon không gì bằng.
Những ngày đầu xuân năm mới, nếu vào bất cứ gia đình nào tại Nam Định, bên cạnh những món ăn truyền thống, bạn sẽ được gia chủ mời một món ăn rất đặc biệt, đó là món cá nướng úp chậu.
Cá sẽ được nướng qua sức nóng từ chiếc chậu úp lên, không phải nướng trực tiếp trên lửa như bình thường. Khi chín phần da cá vàng ươm, giòn dai như mực nướng, phần thịt rất chắc và ngọt.
Theo Dân trí
Cá nướng úp chậu - món ngon đặc sản Nam Định
Một trong số những món ngon đặc sản Nam Định không thể không nhắc đến đó là cá nướng úp chậu, món ăn cổ truyền khá phổ biến ở Nam Định.
Nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về, trong mâm cơm cúng gia tiên, có lẽ là không thể thiếu được món ăn đặc biệt từ cái tên, cách chế biến đến hương vị của nó. Chỉ cần nghe tên thôi, chắc hẳn nhiều du khách đã cảm thấy tò mò muốn thưởng thức ngay những hương vị hấp dẫn ấy.
Cá dùng để nướng là những con cá tươi, sống trong môi trường tự nhiên, thịt cá sẽ chắc và thơm ngon. Cá được cắt làm đôi, làm ba (tùy theo kích cỡ của cá), rửa sạch, cho cá vào một chiếc chậu nhỏ, ướp bột canh, sả, lá mắc mật, gừng với thời gian khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị.
Sau khi cá đã ngấm đều gia vị thì sẽ mang đi nướng. Đầu tiên lót một lớp rơm khô dày khoảng 2- 3cm xuống dưới, lót lá chuối tươi lên và đặt cá. Tiếp tục lót thêm một lớp lá chuối lên bên trên bề mặt cá và lấy chậu nhôm úp lên trên cá. Xong xuôi, rơm sẽ được phủ lên thành chậu và bắt đầu nướng cá. Khi hoàn tất mọi công việc chuẩn bị thì tiến hành phủ rơm lên bề mặt chậu và tiến hành châm lửa nướng cá trong khoảng thời gian 30 phút.
Sau đó người ta sẽ phủ một lớp trấu dày quanh mặt chậu rồi đốt thêm từ 4 - 5 tiếng. Thành phẩm cá nướng úp chậu chín đều, lớp da béo ngậy, giòn dai, óng vàng cùng phần thân cá chắc thịt, thơm ngon phưng phức. Cá nướng rơm ăn kiểu gì cũng ngon. Ngon nhất là kiếm mớ lá sung, lá mơ, rau thơm rau mùi đủ loại, pha một bát nước chấm mắm gừng, rồi cuộn tất cả cá và rau thơm lại. Ai thích ăn loại rau nào thì cuộn loại rau ấy và chấm để ăn.
Ông Nguyễn Văn Chấp năm nay đã gần 70 tuổi sống ở Đội 5, xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy cho biết, muốn cá nướng ngon, phải biết canh lửa, kiên trì. Nếu người nướng nóng vội cho lửa cháy to, cá sẽ bị chín ép, bị cháy, còn khi ít lửa, cá chín không đều, thịt thường không có mùi thơm. Đặc biệt, rơm và trấu được dùng để nướng cá là loại rơm của cây lúa tám, và vỏ trấu của hạt thóc tám được trồng phổ biến ở địa phương.
"Cách chế biến món cá nướng úp chậu tuy đòi hỏi sự cầu kỳ, kiên trì nhưng ở Giao Nhân giờ trở thành đặc sản, là một món ăn mời khách và món quà biếu dân dã nhưng cũng rất lạ và độc đáo...", ông Chấp vui mừng nói.
Những du khách ghé qua nơi đây sẽ chắc chắn không bao giờ muốn bỏ lỡ món đặc sản Nam Định này. Bởi chỉ cần một lần thưởng thức thôi, bạn sẽ dễ dàng bị món ăn này hấp dẫn đến mức say mê.
Theo Dulich.net.vn
Nem thính: Ngon, ngậy mà không ngấy giữa ngày hè Ngày trước, trong nhiều bữa cỗ của người Hà Nội, ngoài những món bất di bất dịch như giò, chả, măng, miến thì luôn kèm theo đĩa nem chạo. Cũng gọi là nem, nhưng nem chạo khác hẳn nem cuốn bởi thành phần của nó chỉ có bì thái sợi, chút mỡ phần và thính. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng hương vị...