9 món ăn “tắm” phụ gia độc nhất mẹ chớ cho con ăn kẻo có hại
Những món ăn “tắm” chất phụ gia độc hại đang không ngừng đe dọa chúng ta.
Sức khỏe trẻ em bị đe dọa nghiêm trọng vì thực phẩm thiếu an toàn (Ảnh minh họa)
Những món ăn chứa nhiều chất phụ gia, đến khi nào thì thôi không cho trẻ ăn?
Chuyện về những đứa trẻ ăn kem gây chảy máu đường tiêu hóa ồ ạt, những đứa trẻ bị ung thư dạ dày… được xem là một bài học quá lớn cho chúng ta.
Tuy nhiên, sự chủ quan trong việc lựa chọn đồ ăn khiến chuyện không chỉ dừng lại ở những lời cảnh báo. Mới đây, một bé trai tên là Tiểu Thiên ở Nam Kinh (TQ) lại cho chúng ta thấy thêm một bài học đắt giá khác.
3 cây kem có thể “cướp” tính mạng của một đứa trẻ
Bé Thiên cùng bạn bè trong xóm thường có thói quen chạy ra ngoài chơi cùng nhau, mùa hè nên đi chơi về lúc nào cũng ướt sũng mồ hôi, quần áo, đầu tóc như vừa bị nhúng nước.
Bé cùng bạn bè trên đường đi chơi về đã ghé qua cửa hàng tạp hóa để mua 1 que kem. Ăn xong vẫn chưa thấy đã nên lại mua thêm 2 cái nữa, vừa đi vừa ăn.
Về đến cổng nhà thì bé cảm thấy bụng bắt đầu đau quặn lại, mỗi lúc một đau nặng lên. Nghĩ là đã có chuyện chẳng lành rồi nên bé chạy ngay vào giường nằm.
Khi mẹ của bé đi làm về, thấy con nằm trên giường nhắm mắt, xung quanh là cả một vũng máu khiến chị vô cùng hoảng loạn. Lấy tay vạch mắt bé ra xem tình hình và lập tức bế bé vào viện cấp cứu.
Trên đường vào viện, bé Thiên vẫn tiếp tục nôn thêm 4 lần nữa, mất máu quá nhiều khiến bé rơi vào trạng thái hôn mê.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nam Kinh (TQ) cho biết, bé Thiên đã được cấp cứu bằng phương pháp tích cực nhất, nhưng do mất máu quá mức khiến cho sức khỏe của bé đã trở nên quá tồi tệ.
Huyết áp và mạch của bé hầu như không thể đo được, chân tay lạnh băng, nhịp tim yếu ớt, não của bé đã không còn hoạt động, mất ý thức.
Bác sĩ chia sẻ, khi trẻ bị mất máu với số lượng lớn, cần phải ngay lập tức truyền máu bổ sung để duy trì lượng máu đủ cho cơ thể, sau 4 giờ liên tục truyền máu cấp cứu và quan sát, tình trạng mất máu của bé Thiên không được cải thiện.
Được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ đã quyết định thực hiện phẫu thuật cho bé, coi như là giải pháp cuối cùng.
Video đang HOT
Trong khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện một vết loét tá tràng rất lớn, đó có thể là nguyên nhân vỡ mạch máu tá tràng.
Ở lứa tuổi của bé Thiên, khối lượng máu bình thường của cơ thể là chỉ có khoảng 1.600 ml, nếu bé bị nôn ra máu liên tục trong 24 giờ sẽ phải cần truyền vào một lượng máu khoảng 8.000 ml, tương đương với 5 lần máu của cơ thể.
Đối với một đứa trẻ 8 tuổi bị mất máu như vậy, tỉ lệ cứu sống là chuyện không phải là dễ dàng.
Qua bi kịch này, các bác sĩ muốn nhắn nhủ thêm rằng, việc lựa chọn thực phẩm cho con cái không còn là chuyện đơn giản nữa.
Chú trọng thực phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm là chưa đủ, mà còn phải biết ăn đúng cách, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là cho trẻ em.
Cũng thông qua trường hợp của bé Thiên, các bác sĩ kể tên nhóm những món ăn chứa nhiều chất phụ gia nhất, ăn vào cơ thể không những không “béo bổ” gì mà còn có thể gây hại đến tính mạng. Phụ huynh cần cân nhắc trước khi cho trẻ ăn.
Khuyến cáo của bác sĩ về 9 thực phẩm chứa chất phụ gia nguy hiểm nhất
1. Mì ăn liền, mì tôm
Trong 1 gói mì ăn liền, chứa tới 25 loại chất phụ gia thực phẩm, cho trẻ em ăn mì ăn liền có thể gây giảm canxi máu.
2. Giăm bông, thịt nguội, xúc xíc
Những món ăn chế biến từ nguyên liệu thịt này có chứa chất nitrit natri. Chất này khi vào trong cơ thể con người sẽ tạo ra chất mới có tên là nitrosamine gây ung thư.
3. Kẹo, trái cây tẩm sấy
Kẹo trái cây chứa chất natri benzoat phá hủy vitamin B1, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất canxi đối với cơ thể trẻ em.
4. Thạch
Thạch có chứa chất kali sorbat có thể gây ra phản ứng dị ứng quá mức, dẫn đến nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan khách
5. Kem
Kem có chứa màu nhân tạo, vốn là chất hóa học được khuyến cáo không được sử dụng tùy tiện trong thực phẩm.
6. Bánh quy
Bánh quy, bánh được làm từ bột mì có hạn sử dụng dài ngày, chứa chất sodium metabisulfite – là một độc tính sinh học không có lợi cho sức khỏe.
7. Trà sữa
Trong trà sữa có chứa chất Hexametaphosphate, khi sử dụng chất này quá nhiều (ăn nhiều trà sữa hoặc pha với nồng độ cao) có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa. Là nguyên nhân gây ra các bệnh khác.
8. Kẹo cao su
Trong kẹo cao su chứa chất Sorbitol, nhai kẹo cao su quá nhiều sẽ gây ra tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
9. Khoai tây chiên
Khoai tây có chứa chất phụ gia natri glutamate, đây là chất hoàn toàn cấm xuất hiện trong thức ăn dành cho trẻ sơ sinh và hoàn toàn không tốt cho trẻ nhỏ.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Việt Nam đang sử dụng lượng muối ăn cao gấp đôi so với khuyến cáo
Người dân giảm một nửa lượng muối ăn vào hằng ngày để phòng chống tăng huyết áp. (Ảnh minh họa)
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết, hiện nay, một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối/ngày, nghĩa là cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WTO (5gam muối/ngày).
Sáng 27-3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo báo chí về truyền thông vận động giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và các bệnh không lây nhiễm khác. Theo TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ăn nhiều muối là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến mắc và tử vong do các bệnh tim mạch và một số bệnh không lây nhiễm khác. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Trong năm 2012, ước tính toàn quốc có tới 112.600 trường hợp chết chỉ riêng do tai biến mạch máu não (chiếm tới 21,7% tổng số tử vong) và 36.500 trường hợp chết do nhồi máu cơ tim (chiếm 7% số tử vong). Cứ năm người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp, cứ trong ba trường hợp tử vong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tử vong do tai biến mạch máu não.
Theo một nghiên cứu thói quen sử dụng muối tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay, 73% các hộ gia đình sử dụng mì ăn liền; 37% sử dụng đồ đóng hộp, 31% có ăn xúc xích và còn lại là các sản phẩm cháo ăn liền; các sản phẩm đóng gói ăn liền... Trong khi hàm lượng muối trong một số thực phẩm bao gói sẵn có hàm lượng muối rất cao, gói mì ăn liền khoảng 5-7g muối/100g sản phẩm; 1,5-2,3 g muối/100g xúc xích.
"Theo điều tra năm 2015, 89,2% người nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn; 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác với thức ăn trong khi ăn; 19,5% thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, lạc rang muối... " - TS Trương Đình Bắc nói.
TS. Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, hiện nay thế giới cũng đang sử dụng muối quá cao, trung bình khoảng 10g/ngày. Những năm qua, 19 quốc gia đã giảm muối trong ít nhất một sản phẩm chủ yếu là bánh mì. 11 quốc gia báo cáo giảm muối trong thịt chế biến, cheese, các loại ngũ cốc ăn sáng, nước sốt và các bữa ăn làm sẵn.
"Việt Nam nên xây dựng khuyến nghị về lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm, ưu tiên thực phẩm nhiều muối và phổ biến như mì ăn liền, xúc xích... Cần bắt buộc công bố sản phẩm của các công ty một cách tự nguyện. Việt Nam nên xây dựng môi trường hỗ trợ tại trường học, bếp ăn tập thể cũng như ban hành và thực thi quy định về dán nhãn, cảnh báo sức khỏe; cấm quảng cáo thực phẩm nhằm vào trẻ em" - ông Jun Nakagawa nói.
BS Trần Quốc Bảo (Cục Y tế dự phòng) khuyến cáo, hiện nay, Việt Nam còn thiếu hụt chính sách, kế hoạch liên quan đến can thiệp giảm muối. Thí dụ như chính sách dãn nhãn thực phẩm (công bố hàm lượng muối trong sản phẩm, cảnh báo thực phẩm nhiều muối, tai hại sức khỏe của ăn nhiều muối); quy định về hàm lượng muối tối đa có trong 100g thực phẩm đối với một số loại thực phẩm bao gói sẵn... Việt Nam cũng chưa có chính sách liên quan đến hạn chế quảng cáo, tiếp thị, kinh doanh các sản phẩm chứa nhiều muối; quy định về tổ chức bữa ăn học đường và cung cấp thực phẩm giảm muối cho học sinh...
Đến năm 2025, Việt Nam đặt ra mục tiêu sẽ có hơn 90% người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối; giảm mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7g/người/ngày; hơn 70% số học sinh thực hiện ít nhất một biện pháp để giảm ăn muối theo khuyến cáo; hơn 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối.
Để thực hiện điều này, ông Trần Đắc Phu khuyến cáo, mỗi người hãy giảm một nửa lượng muối ăn vào hằng ngày để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác. Hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm có nhiều muối và thay bằng thực phẩm tự nhiên.
THIÊN LAM
Theo www.nhandan.com
Mì ăn liền ăn như thế nào cho có dinh dưỡng? Mì ăn liền chứa nhiều tinh bột, ít chất đạm, khó tiêu hóa... nhưng nếu biết ăn đúng cách bạn vẫn có được một bữa ăn đủ chất, lợi sức khỏe. Mì ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng, quen thuộc và kinh tế của các gia đình. Trong một báo cáo được công bố...