9 món ăn độc lạ ở Sài Gòn có thể bạn chưa biết
Hàng ăn vặt của Sài Gòn phong phú. Nhiều món ăn ở đây khác biệt với các vùng miền khác. Nếu đã đặt chân đến đây bạn nên thưởng thức 9 món ăn độc lạ dưới đây:
Bánh đậu xanh không có gì lạ đối với ẩm thực Việt. Bạn có thể ăn bánh đậu xanh ở nhiều nơi khác nhau. Nhưng điểm độc của bánh đậu xanh Sài Gòn là bánh được làm với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, nhìn rất vui mắt và rất muốn ăn. Giá khoảng 5k/cái.
Địa chỉ: 1169 Phạm Thế Hiển, Q. 8.
Bánh đậu xanh đủ màu hấp dẫn.
Không như các món xôi bình thường, xôi đen bát bửu là món ăn có nguồn gốc từ người Hoa. Xôi được chế biến công phu từ gà xé, nấm, củ cải muối và xì dầu nêm nếm vừa đủ… Thêm vào đó xôi nếp dẻo và thơm khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn khó cưỡng lại được.
Địa chỉ: 552 Nguyễn Trãi, Phường 8, Q. 5.
3. Bao tử cá chiên giòn
Bao tử cá được chế biến bằng cách tẩm bột và chiên giòn, chấm thêm nước chấm cay cay khiến vị giác của bạn không thể “ngồi yên” được.
Video đang HOT
Địa chỉ: số 6, chung cư Phú Thọ trên con đường Nguyễn Thị Nhỏ, Q.11.
Bao tử cá chiên giòn
Vú dê nướng có lẻ thân thuộc với nhiều thực khách hơn, nhưng hiện nay tại Sài Gòn xuất hiện nhiều điểm bán vú heo nướng để phục vụ nhu cầu ẩm thực đang thay đổi. Nên nếu bạn chưa thưởng thức món này thì có thể thử hòa cùng trào lưu mới xem sao.
Địa chỉ: 2M – 2L Lê Quang Sung, Q. 6.
Bánh bao thì cũng bình thường thôi. Nhưng lạ ở chỗ người bán đã thay nhân thịt bình thường thành thịt nướng. Bánh bao trắng mềm được ăn cùng thịt nướng thơm phức sẽ là một trải nghiệm mới mẻ cho những thực khách muốn khám phá.
Địa chỉ: 86 Nguyễn Tri Phương, Q. 5
6. Xôi mít
Là món ăn được du nhập từ Hà Nội. Xôi mít được ăn với nước cốt dừa và thêm một chút đậu phộng rang rắc ở trên. Sự hòa quyện của nếp dẻo và nước dừa béo này khiến cho xôi có hương vị đặc biệt.
Địa chỉ: Hẻm 187 Cô Giang, Q. 1.
Xôi mít với hương vị đặc biệt.
Chỉ nghe tên là đã thấy khác biệt rồi. Bánh bông lan được thêm trứng muối và cả dăm bông vào thành phần của mình khiến cho bánh có hương vị khác lạ hẳn.
Bánh này không có địa chỉ cụ thể để bạn đến thưởng thức mà chỉ nhận đặt hàng qua số điện thoại: 0937 777 760 – 0909 024 117.
Bánh tráng được chiên giòn rụm rồi sau đó bạn phải lắc đều tay để trộn bánh với bột phô mai cam có vị mặn. Đây là món cực kỳ khoái khẩu của teen.
Địa chỉ: số 92, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1.
Bánh flan Hồng Kông
Nhưng chiếc bánh flan được đựng trong vỏ trứng gà khiến chúng trở nên đẹp mắt, ấn tượng và trông có vẻ ngon miệng hơn rất nhiều. Ăn món này bạn có thể dõng dạt gọi: “Cho một quả trứng gà flan” thì người khác vẫn biết bạn muốn mua loại trứng nào.
Địa chỉ: 354 Trần Phú, Q. 5.
Đặc sản trứ danh của quê lúa Thái Bình
Nếu người Hải Dương tự hào với bánh đậu xanh, Bắc Ninh có bánh phu thê, Hà Nội là bánh cốm Hàng Than, còn sản vật nông nghiệp trên miền đất lúa Thái Bình chính là bánh cáy.
Nguyên liệu chính của bánh hoàn toàn sử dụng những nông sản địa phương như gạo nếp cái hoa vàng, vừng, lạc, mứt bí, gừng, gấc chín, mỡ phần, tinh dầu hoa bưởi.... Đây là loại bánh tổng hòa những đặc sản nông nghiệp Thái Bình, tạo nên món ăn địa phương đặc sắc. Mỗi khi đi xa, người dân nơi đây thường mang bánh cáy làm quà biếu như một cách giới thiệu về hình ảnh vùng quê mình.
Ăn miếng bánh cáy xắn mỏng nhâm nhi cùng chén trà nóng để lai rai câu chuyện giữa tiết trời hơi se lạnh, du khách càng cảm nhận được nét nồng hậu của đất và người Thái Bình. Vị béo bùi đan xen sự dẻo, giòn hòa quyện với vị chan chát của trà xanh khiến miếng bánh càng nồng đượm.
Nếu người Hải Dương tự hào với bánh đậu xanh, Bắc Ninh có bánh phu thê, Hà Nội là bánh cốm Hàng Than, còn sản vật nông nghiệp trên miền đất lúa Thái Bình chính là bánh cáy. Nguyên liệu chính của bánh hoàn toàn sử dụng những nông sản địa phương như gạo nếp cái hoa vàng, vừng, lạc, mứt bí, gừng, gấc chín, mỡ phần, tinh dầu hoa bưởi.... Đây là loại bánh tổng hòa những đặc sản nông nghiệp Thái Bình, tạo nên món ăn địa phương đặc sắc. Mỗi khi đi xa, người dân nơi đây thường mang bánh cáy làm quà biếu như một cách giới thiệu về hình ảnh vùng quê mình.
Men theo đường quốc lộ 39 tới huyện Đông Hưng, về làng Nguyên Xá chính là nơi sản sinh ra loại bánh đặc biệt này. Xưa kia, bánh cáy là sản vật được người dân làm để tiến vua. Bánh có tên khá đặc biệt. Người làng Nguyên Xá giải thích, miếng bánh có sự hòa quyện của nhiều màu trắng, vàng xen lẫn hồng giống như trứng cáy nên cái tên dân dã ấy đã ra đời.
Để làm được một tấm bánh cáy hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỷ mỷ cao của người thợ. Gạo nếp cái hoa vàng được lựa chọn kỹ càng rồi chia làm hai phần. Một phần gạo đồ xôi cùng gấc chín để tạo màu hồng tươi, phần còn lại đồ cùng nước quả dành dành để có màu vàng bắt mắt. Hai loại này khi thành xôi sẽ được giã nhuyễn như bánh giày, cán mỏng, cắt lát như mứt bí rồi sấy khô. Sau đó, người thợ sẽ cho sản phẩm vào chảo mỡ lợn sôi để lát bánh thơm giòn. Mỡ lợn thái hạt lựu rồi xào ngọt đến độ trong mướt. Các nguyên liệu còn lại cũng được trộn cùng đường mía và hâm nóng tới khi dậy mùi thơm thì cho vào khuôn lót vừng. Bánh cáy thành phẩm không phơi nắng, không chất bảo quản nhưng làm đúng quy cách sẽ bảo quản được khá lâu.
Ăn miếng bánh cáy xắn mỏng nhâm nhi cùng chén trà nóng để lai rai câu chuyện giữa tiết trời hơi se lạnh, du khách càng cảm nhận được nét nồng hậu của đất và người Thái Bình. Vị béo bùi đan xen sự dẻo, giòn hòa quyện với vị chan chát của trà xanh khiến miếng bánh càng nồng đượm.
Lạ miệng với xôi mít, gà nướng lá dứa đậm chất Thái ngay tại TPHCM Đến với tuần lễ khám phá hương vị Thái, người dân và du khách Việt khá thích thú khi được thưởng thức những món ăn độc đáo như cơm chiên khóm, Pad Thái, xôi mít, gà nướng lá dứa... Ngày 27/10, tuần lễ "khám phá hương vị Thái" chính thức khai mạc tại TPHCM, với sự hiện diện của bà Wiraka Moodhitaporn, Tổng...