9 mẹo hiệu quả trị ‘chiêu trò’ của trẻ
Khi con lăn đùng ra tiệm đồ chơi khóc lóc vì muốn được mua món đồ chúng thích, mệnh lệnh “Dừng khóc ngay” chẳng tác dụng mà bạn thì không muốn phí tiền.
Có các cách dưới đây mà bạn có thể áp dụng trong từng tình huống để xử lý những chiêu trò của trẻ.
Việc dọa nạt để trẻ ngừng khóc là việc làm không được các chuyên gia khuyến khích. Ảnh minh họa: Time.
1. Trẻ hay ăn vạ
Thay vì dọa nạt trẻ hay yêu cầu chúng phải ngừng khóc, nếu không sẽ ăn roi, bạn có thể đánh lạc hướng chúng bằng cách hỏi về màu sắc, ví dụ: “Ồ, áo/giày con có màu gì thế?”. Vấn đề chính là trẻ đang không nghĩ về những thứ chúng mặc trên người, thế nên chúng sẽ bắt đầu tập trung vào điều đó. Như thế chúng sẽ ngưng gào khóc vì bận đi tìm câu trả lời cho bạn.
2. Trẻ đòi chơi tiếp khi bạn yêu cầu
Trẻ đang chơi vui mà bạn yêu cầu chúng về, chắc chắn chúng sẽ không thích chút nào. Nếu bạn nói “Cho con 5 phút nữa thôi rồi ta về nhé”, chúng sẽ bối rối vì không thể đếm phút và không hiểu thời gian trôi nhanh thế nào. Cảm giác đó sẽ khiến trẻ cảm thấy bị hối thúc, thế nên chúng gào khóc bắt vạ bạn.
Thay vì nói “5 phút nữa nhé”, hãy nói rằng “5 lượt chơi nữa nhé”, “10 vòng nữa nhé”, “ba lần đu quay nữa nhé”, ví dụ thế, trẻ sẽ tự ước lượng được và vui vẻ chơi hết lượt của mình, trước khi về với bạn.
Nếu trẻ không đánh răng, không lau mặt, cứ thử mẹo này mà xem. Đầu tiên, bạn đưa trẻ đứng kế bên mình, rồi làm gương cho trẻ bằng cách thực hiện việc làm này trước. Giao tiếp không lời nói cho phép bé hiểu những gì đang diễn ra. Tuy nhiên việc này có thể không hiệu quả ngay tức thì, bạn cần kiên trì, cho đến khi trẻ bắt đầu bắt chước bạn.
4. Trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi
Nếu trẻ có thiện chí giúp đỡ bạn việc nhà, thì đừng quên nói lời cảm ơn. Ai cũng cần nghe những lời đánh giá, nhận xét tích cực. Bạn cần phải học cách nói cảm ơn và xin lỗi với trẻ, dù cho rằng nó không cần thiết. Kiểu hành vi này làm cho bạn cảm thấy gần gũi hơn với con cái và giúp bạn củng cố mối quan hệ, dù con ở độ tuổi nào đi nữa. Thêm vào đó, trẻ cũng lấy bạn làm tấm gương để sẵn sàng nói cảm ơn, xin lỗi khi ứng xử với mọi người.
5. Trẻ lười ăn rau
Không phải trẻ nào cũng dễ ăn, nhiều trẻ cứ thấy rau, củ là gạt ra, dù đó là những loại đồ ăn rất tốt cho sức khỏe. Một mẹo vặt cho bố mẹ trong tình huống này là hãy bắt đầu bằng việc cho trẻ ăn rau trước khi bước vào bữa tối, bởi vì đó là khi chúng đói và sẽ chịu ăn mọi thứ, kể cả carot, rau xanh…
Video đang HOT
6. Khi trẻ tranh giành với anh chị
Khi bạn không chỉ có một, mà có đến vài đứa con nhỏ, thì việc chúng chành chọe giành đồ chơi là việc rất dễ hiểu. Thay vì yêu cầu đứa lớn phải nhường đứa bé hay đứa bé phải nghe lời anh, chị, thì giải pháp chính là phân chia theo ngày. Mỗi đứa sẽ được chơi món đồ đó một ngày trong tuần và buộc phải tuân thủ theo quy định, nhờ thế chúng sẽ không giành nhau nữa.
7. Với trẻ hay vòi vĩnh, đòi hỏi
Nhiều trẻ khi vào cửa hàng, siêu thị thường nằn nì đòi mua bằng được những món đồ chúng thích. Khi không được đáp ứng, chúng lăn ra ăn vạ.
Mẹo của cha mẹ chính là không đưa ra cho chúng quá nhiều lựa chọn. Trước khi đi mua sắm, hãy yêu cầu con lập ra một danh sách vài món con thích mua, và chỉ mua trong số đó. Nếu trẻ ưng mắt món đồ khác, bạn có thể nói: “Hãy cho nó vào danh sách lần sau, mẹ sẽ suy nghĩ”. Như thế, trẻ sẽ tự khắc hiểu vấn đề và không đòi các thứ ngoài danh sách.
Với việc ăn uống cũng vậy, không nên cho trẻ quá nhiều lựa chọn. Thay vì đặt câu hỏi: “Con thích ăn bánh mì cho bữa tối?”, bạn có thể hỏi “Con thích ăn gì kèm với bánh mì cho bữa tối?”. Hãy lưu ý khi đặt câu hỏi cho trẻ, bởi vì có một số câu hỏi của bạn sẽ khiến trẻ có lý do để mè nheo đấy.
8. Xử lý trẻ thiếu độc lập, thiếu chủ động
Mỗi khi ra ngoài, trẻ thường chẳng chịu tự giác mặc đồ, đi giày dép mà phải để bạn hỗ trợ. Hãy bắt đầu bằng việc cho trẻ sự lựa chọn và tránh các câu hỏi tu từ. Trẻ luôn luôn thích sự lựa chọn và làm chủ vấn đề của mình, vì vậy, khi bạn ra ngoài với con, hãy hỏi chúng xem chúng thích mặc chiếc áo thế nào? Tuy nhiên, cần phải cụ thể với câu hỏi của bạn. Thay vì hỏi “Con mặc cái nào?”, hãy hỏi “Con thích áo, giày màu vàng hay màu đỏ nào?”.
9. Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ
Thay vì yêu cầu con lên giường đi ngủ đúng giờ, bạn cần làm gương cho con bằng việc tự mình lên giường vào giờ đó. Nếu bạn bảo con đi ngủ trong khi vẫn ngồi lỳ trước tivi hay lướt điện thoại, trẻ sẽ đặt câu hỏi thắc mắc: Vì sao bố mẹ chưa đi ngủ mà mình phải ngủ? Ít nhất thì hãy giả vờ là bạn vào phòng ngủ đi ngủ, trẻ cũng sẽ làm theo bạn. Khi bạn giả vờ nhắm mắt lại, trẻ cũng sẽ làm theo như thế và dần chìm vào giấc ngủ. Dần dần, điều này trở thành thói quen tốt cho trẻ về lâu dài.
Thùy Linh
7 mẹo chăm con cực kỳ hiệu quả có thể bạn chưa từng nghe đến
Những mẹo chăm con dưới đây có thể bạn chưa tìm thấy trong sách báo nhưng lại được các mẹ đã nuôi con nhỏ đúc kết và nó vô cùng thiết thực.
1. Tránh những cơn mè nheo, ăn vạ liên quan tới thời gian xem màn hình
Không có gì phải nghi ngờ rằng thiết bị điện tử có thể là phao cứu sinh đối với các bậc cha mẹ trong nhiều trường hợp. Khi phiên bản tí hon bạn phải kiên nhẫn chờ đợi ở phòng khám bác sĩ; khi bạn cần nấu bữa tối, chuẩn bị đi làm hoặc đang dùng bữa tại nhà...
Nhưng tất nhiên, nhấn "nút tắt" khi con bạn đang xem giữa chừng bài hát "Let it Go" sẽ chỉ dẫn tới kết cục khó tránh khỏi: một cơn mè nheo, ăn vạ.
Bí quyết của mẹ: Bắt đầu phát các chương trình con xem từ phần giữa để giảm thời gian sử dụng máy tính bảng hoặc ước tính thời gian bạn cần cho đến khi kết thúc chương trình đó. Ví dụ: nếu bạn biết thời gian đến trường đón và đưa con về bằng ô tô là 20 phút, hãy đặt bộ phim "Frozen" ở vị trí đoạn cuối cùng (khoảng còn 1/3 thời lượng bộ phim).
2. Ngăn chặn những vụ ngã từ trên giường xuống
Thanh chắn giường an toàn, dễ lắp đặt, giúp bảo vệ bé khỏi bị ngã.
Bị đánh thức lúc 2 giờ sáng bởi một tiếng thịch lớn do bé ngã khỏi giường không bao giờ là điều mong muốn với cả mẹ và bé.
Bí quyết của mẹ: Trong trường hợp này, mẹo chăm con được nhiều người áp dụng là chuyển bé con tầm 1-2 tuổi của bạn sang ngủ ở giường lớn, lắp đặt thanh chắn giường. Trong trường hợp bạn không thể lắp đặt thanh chắn giường? Một số bà mẹ đã chọn giải pháp thay thế là các thanh xốp dài vốn dùng làm đồ chơi bể bơi. Họ chèn những thanh xốp này giữa nệm và dưới tấm ga giường, để tạo ra một hàng rào bảo vệ, ngăn trẻ lăn ra ngoài. Bí quyết này cũng hữu ích trong trường hợp bố mẹ và bé ngủ chung bởi sẽ hạn chế nguy cơ rơi vào khoảng giữa giường và tường.
3. Không phải dậy thay ga giường ướt lúc nửa đêm
Tấm bọc bảo vệ đệm sẽ giúp bố mẹ không phải thay ga giường lúc nửa đêm.
Tã lót bị rò, những em bé đổ nhiều mồ hôi hay dễ bị nôn trớ sữa có thể đồng nghĩa với việc phải lọ mọ tỉnh giấc giữa đêm để thay ga trải giường. Thực sự là cực hình đối với cả bố mẹ lẫn bé!
Bí quyết của mẹ: Trải 2 lớp ga giường. Nếu em bé cựa quậy do một tấm bị ướt trong đêm, bạn chỉ cần lột bỏ tấm trên cùng là xong. Ngoài ra, bạn cần lưu ý đặt thêm một bộ bảo vệ nệm dưới 2 tấm ga hoặc dùng ga chống chấm để tránh nguy cơ rò nước và gây ướt nệm.
4. Cắt móng tay cho bé một cách an toàn
Cắt móng tay cho các bé không phải nhiệm vụ dễ dàng.
Những móng tay nhỏ xíu rất hay cựa quậy của bé có thể gây ra không ít khó khăn cho bạn nếu muốn cắt sao cho gọn. Kết cục, bạn có thể rơi vào trạng thái bực bội, còn bé thì khóc lóc, kêu la.
Bí quyết của mẹ: Đặt em bé vào địu quay mặt ra trước để có thể kiểm soát gần như toàn bộ ngón tay và ngón chân bé. Ngoài ra, nếu bé đã biết ngồi, hãy đặt bé vào một chiếc ghế bập bênh hoặc ghế bành kèm theo cuốn sách, món đồ chơi hoặc bất kỳ thứ gì có thể giúp bé xao nhãng việc cắt móng tay, móng chân.
5. Hạn chế việc bé đi vệ sinh lung tung khắp nhà
Bệ lót bồn cầu giúp các bé đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Những sự cố kèm mùi là một phần khó lòng tránh khỏi trong quá trình bạn tập thói quen vệ sinh tự lập cho con. Nhưng không phải là không có cách xử lý.
Bí quyết của mẹ: Lót bô bằng giấy vệ sinh, bạn sẽ nhanh chóng xử lý được chỗ chất thải của bé. Hoặc bạn cũng có thể chọn mua bệ ngồi toilet cho bé. Nó đơn giản là một dụng cụ được đặt khớp với bồn cầu trong nhà vệ sinh, giúp bé làm quen và dần chuyển sang ngồi bồn cầu lớn mà không cần hỗ trợ. Khi đi vệ sinh xong, chỉ cần gạt cần xả nước là xong!
6. Làm sạch đồ dùng của bé một cách thông minh
Bình sữa, cốc tập uống và ống hút tái sử dụng có thể dễ dàng bị dính mỡ từ bát đĩa khác trong bồn rửa. Làm thế nào để giảm tải công việc vệ sinh dụng cụ ăn uống cho bé đây?
Bí quyết của mẹ: Ngâm những đồ dễ dính mỡ của bé vào một bát nước nóng, chúng sẽ trở nên sạch hơn rất nhiều trong nháy mắt.
7. Tạo nếp sinh hoạt đều đặn cho bé
Xây dựng nếp sinh hoạt giúp các bé ngoan ngoãn.
Lịch sinh hoạt đều đặn nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc giúp bé ổn định, không quấy khóc - đặc biệt là vào buổi tối.
Bí quyết của mẹ: Tạo một lịch sinh hoạt đều đặn vào buổi tối bao gồm các bước: tắm nước ấm, mát xa cho bé và thời gian yên tĩnh (hoặc có thể đọc sách) là cách tuyệt vời để giữ cho bé ấm áp, thoải mái, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Theo Trí Thức Trẻ
"Học lỏm" những mẹo chăm con của cha mẹ thông minh, nhất là mẹo cho trẻ uống thuốc, kiểu gì cũng có lúc cần Chỉ bằng những vật dụng rất quen thuộc trong nhà như hộp đựng bánh cũ, nắp hộp khăn ướt, băng keo dính..., cha mẹ hoàn toàn có thể hưởng thụ cuộc sống nhàn tênh bằng những mẹo chăm con dưới đây. Ai cũng biết chăm trẻ con rất là vất vả, vì trẻ luôn hiếu động, nghịch ngợm và quậy phá. Chưa kể,...