9 luật, 3 nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ tư
Chiều 23.11, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo thông báo kết quả kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII. Sau 25,5 ngày làm việc (từ 22.10 – 23.11), kỳ họp Quốc hội lần này đã thông qua 9 luật, 3 nghị quyết.
Theo báo cáo của Văn phòng Quốc hội, sau gần một tháng làm việc khẩn trương, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao; sự tham gia tích cực, tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội; tinh thần làm việc tận tụy, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội; sự chuẩn bị công phu nghiêm túc của Chính phủ và các cơ quan liên quan; sự quan tâm theo dõi, giám sát và chia sẻ của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước, Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp chương trình nghị sự đề ra.
Quốc hội đã xem xét thông qua 9 dự án luật, gồm: Luật Dự trữ quốc gia; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật Xuất bản (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Thủ đô; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Cũng tại kỳ họp, Quốc hội cũng đã xem xét thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại….
Theo laodong
Thực hiện tốt lời hứa, tín nhiệm sẽ cao
Trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết:
- Câu hỏi chất vấn của các ĐBQH ngày một sắc nét và mạnh mẽ hơn. Điều này thể hiện không khí nghị trường thẳng thắn, minh chứng sự dân chủ trong xã hội chúng ta ngày càng được nâng lên. Kiến nghị của các ĐBQH đều mang tính chất xây dựng, với mong muốn việc điều hành của Chính phủ ngày càng tốt hơn, thông qua tay chèo vững vàng của các "tư lệnh ngành".
- PV: Trước đây chúng ta chưa làm rõ trách nhiệm cũng như thời hạn thực hiện lời hứa của các bộ trưởng, việc này sẽ được giám sát ra sao trong thời gian tới?
- Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Chính Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn sẽ là cơ sở để xem xét. Vào kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII (đầu năm 2013), lần đầu tiên sẽ tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy đương nhiên các bộ trưởng sẽ phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội và với cử tri. Bộ trưởng nào thực hiện tốt lời hứa thì tín nhiệm sẽ cao và ngược lại, tín nhiệm sẽ xuống thấp nếu bộ trưởng thực hiện không tốt lời hứa của mình. Liên quan đến lời hứa của các bộ trưởng, có một nét rất mới được thể hiện ngay tại kỳ họp thứ 4 này. Đó là ngay sau khi các bộ trưởng trả lời chất vấn xong, thì Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt cho Chính phủ báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội tại hai kỳ họp trước (thứ 2 và thứ 3), trong đó Phó Thủ tướng nói rõ những việc đã và chưa làm được để ĐBQH cũng như cử tri nắm được. Đó cũng chính là kết quả thực hiện lời hứa của các bộ trưởng - thông điệp là rất rõ ràng.
- Văn phòng Quốc hội có thống kê số lượng ý kiến phát biểu, cũng như những ĐBQH không có ý kiến gì tại kỳ họp không? Liệu có thể lấy đây là một trong những tiêu chí đánh giá, xem xét lấy phiếu tín nhiệm của đại biểu?
- Việc phát biểu hay không là quyền của ĐBQH, nên không thể lấy làm căn cứ xét lấy phiếu tín nhiệm. Văn phòng Quốc hội có bản bóc băng ghi âm để đưa vào kỷ yếu hàng năm, ghi lại đầy đủ số lượng và ý kiến phát biểu cụ thể của đại biểu.
- Xin cảm ơn ông!
Theo ANTD
Thường vụ Quốc hội xem xét Luật Thủ đô Ngày 11-9, Văn phòng Quốc hội cho biết, phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIII sẽ khai mạc sáng mai, 12-9. Dự kiến, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc...