9 lợi ích sức khỏe của cà phê ủ lạnh và cách pha chế
Những năm gần đây, cà phê ủ lạnh đã trở nên phổ biến trong giới những người uống cà phê.
Mặc dù các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cà phê chủ yếu là nghiên cứu trên cà phê pha nóng nhưng cà phê ủ lạnh được cho là cũng mang lại nhiều tác dụng tương tự.Thay vì sử dụng nước nóng để làm toát ra hương vị của hạt cà phê cùng caffein trong đó, cà phê ủ lạnh lại dựa vào việc ngâm cà phê trong nước lạnh từ 12 đến 24 giờ. Với phương pháp này, cà phê sẽ không có nhiều vị đắng như cà phê pha với nước nóng.
Dưới đây là 9 lợi ích sức khỏe ấn tượng của cà phê ủ lạnh
1. Tăng cường trao đổi chất
Trao đổi chất là quá trình cơ thể sử dụng thực phẩm để tạo ra năng lượng. Tốc độ trao đổi chất của bạn càng cao thì lượng calo cơ thể tiêu thụ ở trạng thái nghỉ càng nhiều.
Cũng giống như cà phê nóng, caffein có trong ủ lạnh giúp tăng tốc độ trao đổi chất lúc nghỉ lên tới 11%. Caffeine làm tăng tốc độ trao đổi chất bằng cách tăng cường tốc độ đốt mỡ của thơ thể.
Trong một nghiên cứu với 8 người đàn ông, dung nạp caffeine giúp tăng cường đốt cháy calo 13%. Cùng với đó, tốc độ đốt mỡ cũng tăng gấp 2 lần – tác dụng lớn hơn nhiều so với những gì thu được sau khi sử dụng giả dược hoặc thuốc chẹn beta (thuốc điều trị tăng huyết áp)
Caffeine trong cà phê ủ lạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Việc sử dụng caffein đã được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là ở những người thiếu ngủ.
Một nghiên cứu trên 370.000 người cho thấy những người uống cà phê có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn. Trên thực tế, nguy cơ trầm cảm giảm 8% với mỗi tách cà phê được tiêu thụ mỗi ngày.
Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng caffeine có thể được sử dụng như một chất dinh dưỡng bổ sung để cải thiện tâm trạng và chức năng não bộ ở người cao tuổi.
Trong một nghiên cứu khác, 12 người trưởng thành ở độ tuổi 63 đến 74 đã uống 3 mg caffeine mỗi kg trọng lượng cơ thể và cho thấy tâm trạng được cải thiện tới 17%. Lượng caffeine này tương đương với khoảng hai tách cà phê. Caffeine cũng tăng cường khả năng phản ứng khi gặp vật thể di chuyển về phía họ. Điều đó cho thấy rằng caffein cũng có thể giúp tăng sự tập trung và chú ý.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bệnh tim là một thuật ngữ chung cho một số tình trạng có ảnh hưởng đến tim, bao gồm bệnh động mạch vành, đau tim và đột quỵ. Bệnh tim cũng là nguyên nhân gây tử vong số một trên toàn thế giới.
Cà phê ủ lạnh có chứa các hợp chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm caffeine, các hợp chất phenolic, magiê, trigonelline, quinide và lignan. Các chất này làm tăng độ nhạy insulin, ổn định lượng đường trong máu và hạ huyết áp. Bên cạnh đó, loại đồ uống này cũng chứa axit chlorogen (CGA) và diterpenes, hoạt động như các chất chống oxy hóa và chất chống viêm.
Khi uống 3 đến 5 tách cà phê mỗi ngày (450-750ml) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 15% so với những người không uống cà phê.
Tuy các bằng chứng chứng minh cho việc uống nhiều hơn 3-5 cốc cafe mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim còn chưa đầy đủ, các ảnh hưởng của việc tiêu thụ nhiều hơn 600mg caffein/ngày (tương đương với khoảng 6 cốc cà phê/ngày) vẫn còn chưa được nghiên cứu.
Video đang HOT
Vậy nên, những người bị huyết áp cao nên tránh uống caffeine thường xuyên, vì điều này có thể làm gia tăng mức độ của bệnh.
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một tình trạng mãn tính trong đó lượng đường trong máu quá cao so với bình thường. Tiểu đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.
Cà phê ủ lạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển tiểu đường. Trên thực tế, uống ít nhất 4 đến 6 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này phần lớn là do axit chlorogen, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cà phê.
Cà phê ủ lạnh cũng có thể điều hòa các peptide trong ruột, đó là các hormone trong hệ tiêu hóa giúp kiểm soát tiêu hóa cũng như làm chậm quá trình tiêu hóa, giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Một nghiên cứu trên hơn 36.900 người ở độ tuổi 45 đến 74 cho thấy những người uống ít nhất 4 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 30% so với những người không uống cà phê hàng ngày.
Một đánh giá của 3 nghiên cứu lớn trên hơn 1 triệu người cho thấy những người tăng lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày trong 4 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 11%, so với những người uống cà phê ít hơn 1 cốc mỗi ngày.
5. Giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson và Alzheimer
Bên cạnh khả năng giúp tăng sự tập trung và cải thiện tinh thần, cà phê ủ lạnh có thể có lợi cho não theo nhiều cách khác.
Caffeine kích thích hệ thống thần kinh và cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của não bộ.
Một nghiên cứu gần đây đã quan sát thấy rằng uống cà phê có thể bảo vệ não của bạn khỏi các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Alzheimer và Parkinson là các bệnh lí thoái hóa thần kinh, có nghĩa là chúng hình thành do các tế bào não thoái hóa và chết dần theo thời gian. Cả hai căn bệnh này đều có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ và suy giảm sức khỏe tâm thần khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn. Bệnh Alzheimer được đánh dấu bằng tình trạng trí nhớ suy giảm đáng kể, trong khi bệnh Parkinson thường gây ra run và co cứng cơ.
Một nghiên cứu cho thấy những người uống 3 – 5 cốc cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và Alzheimer thấp hơn 65%.
Ở một nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn. Trên thực tế, những người đàn ông uống nhiều hơn bốn tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh này thấp hơn 5 lần.
Có vẻ như một số hợp chất trong cà phê, chẳng hạn như phenylindan, cùng các harman và norharman, cung cấp sự bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cà phê decaf (cà phê đã được loại bỏ cafferin) không mang lại lợi ích bảo vệ như cà phê bình thường.
6. Giúp dạ dày bạn dễ chịu hơn
Nhiều người tránh cà phê vì nó là một loại đồ uống có tính axit có thể kích thích trào ngược axit dạ dày.
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản và gây kích ứng. Độ axit của cà phê cũng có thể là nguyên nhân gây các tình trạng khác, chẳng hạn như khó tiêu và ợ nóng.
Thang đo pH đo mức độ axit hoặc kiềm của một dung dịch với chỉ số từ 0 đến 14, với 7 là trung tính, chỉ số thấp hơn thì thiên về tính axit còn chỉ số cao hơn thì thiên về tính kiềm.
Cà phê ủ lạnh và cà phê nóng thường có độ axit tương tự nhau, khoảng 5 đến 6 trên thang pH, mặc dù điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cách pha. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy cà phê ủ lạnh có tính axit yếu hơn và ít kích thích dạ dày hơn.
Một lý do khác giúp loại đồ uống này ít gây kích thích hơn cà phê nóng là do hàm lượng polysacarit thô. Những carbohydrate, hoặc chuỗi các phân tử đường, tăng cường khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa. Điều này có thể làm giảm kích thích ruột cũng như giảm thiểu cảm giác khó chịu ở dạ dày do tính axit của cà phê.
7. Giúp bạn sống lâu hơn
Uống cà phê ủ lạnh có thể giúp giảm nguy cơ tử vong chung, cũng như tử vong do bệnh tật.
Một nghiên cứu dài hạn với 229.119 nam giới và 173.141 phụ nữ ở độ tuổi 50 – 71 đã cho thấy rằng những người càng uống nhiều cà phê thì nguy cơ tử vong do bệnh tim, bệnh hô hấp, đột quỵ, chấn thương, tai nạn, tiểu đường và nhiễm trùng càng thấp.
Một trong những lý do cho mối liên kết này có thể do trong cà phê có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là các hợp chất giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và ung thư.
Cà phê chứa các chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol, hydroxycinnamate và axit chlorogen. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy cà phê nóng chứa tổng số chất chống oxy hóa cao hơn các loại ủ lạnh, nhưng loại thứ hai chứa một số chất chống oxy hóa rất mạnh, chẳng hạn như axit caffeoylquinic (CQA).
8. Hàm lượng caffeine tương tự cà phê nóng
Cà phê ủ lạnh được pha chế dưới dạng cô đặc rồi được pha loãng với nước theo tỉ lên 1:1. Khi chưa pha loãng, cà phê ủ lạnh là một thức uống có nồng độ caffein khá cao, có thể cung cấp tới 200mg caffein/cốc.
Tuy nhiên, việc pha loãng thành thức uống thông thường làm giảm hàm lượng caffeine của sản phẩm cuối, giảm mức caffein xuống gần với mức trong cà phê thông thường.
Tuy hàm lượng caffeine có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp pha chế, sự khác biệt về hàm lượng caffeine giữa cà phê nóng và ủ lạnh là không đáng kể .
Một tách cà phê nóng trung bình chứa khoảng 95 mg caffeine, so với khoảng 100 mg cho cà phê lạnh thông thường.
9. Rất dễ làm
Bạn có thể dễ dàng pha cà phê ủ lạnh tại nhà.
Đầu tiên, hãy mua cà phê xay thô hoặc mua cà phê nguyên hạt và tự xay tại nhà.Cho khoảng 200 gram vào một bình lớn, thêm khoảng 500 ml nước vào và khuấy nhẹ.Đậy nắp và ủ cà phê trong tủ lạnh trong 12 -24 giờ.Lọc cà phê bằng một miếng vải xô hoặc dụng cụ lọc.Loại bỏ bã cà phê trên vải hoặc giữ chúng cho các mục đích khác. Phần chất lỏng còn lại là cà phê ủ lạnh của bạn.Khi bạn đã sẵn sàng để uống, hãy thêm 1/2 cốc (120 ml) nước lạnh vào 1/2 cốc (120 ml) cà phê ủ lạnh. Thêm đá và thêm sữa tùy sở thích của bạn.
Kết lại
Cà phê ủ lạnh là một lựa chọn thay thế thú vị cho cà phê nóng mà bạn có thể dễ dàng làm tại nhà.
Chúng ung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tương tự cà phê nóng nhưng ít axit và ít đắng hơn, dễ dung nạp hơn bởi những người nhạy cảm.
Nếu bạn muốn thay đổi thói quen pha cà phê của mình, hãy thử cà phê ủ lạnh và so sánh với ly cà phê nóng thông thường của bạn nhé.
Theo Hà Nhi/Viện Y học ứng dụng Việt Nam
vienyhocungdung.vn
Người có đột biến hiếm gặp gần như chắc chắn mắc bệnh Parkinson
Khoảng 100 người có đột biến hiếm gặp trong một gene có tên SNCA khiến họ có nguy cơ mắc bệnh Parkinson gần như chắc chắn.
Hầu hết những người này sống ở phía bắc Peloponnese ở Hy Lạp và một số ít sống ở Campania, Italy. Họ mang lại cơ hội giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm khả năng phát hiện sớm bệnh Parkinson.
Các nhà khoa học đang tìm cách phát hiện sớm các triệu chứng liên quan đến bệnh Parkinson. (Nguồn: Science Alert)
Các triệu chứng của bệnh Parkinson như chúng ta biết sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bao gồm các triệu chứng như cứng khớp, chậm và run, cũng như các triệu chứng không vận động, chẳng hạn như các vấn đề về trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm ra một dấu hiệu đáng tin cậy cho căn bệnh này để những người có nguy cơ có thể được xác định trước khi các triệu chứng vận động bắt đầu.
Không có cách chữa trị bệnh Parkinson, nhưng các triệu chứng được điều trị bằng thuốc dopamine về mức bình thường. Dopamine từ lâu đã được coi là thủ phạm chính trong bệnh Parkinson vì mức độ thấp gây ra vấn đề về vận động. Nhưng một hóa chất não khác gọi là serotonin cũng đã được biết có liên quan đến căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu trước đó không biết làm thế nào và mức độ thay đổi của serotonin xảy ra nếu những thay đổi này có liên quan đến khởi phát bệnh. Để giúp trả lời điều này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu những đối tượng Hy Lạp và Italy với đột biến gene SNCA.
Nghiên cứu những người mang gene này trước khi họ phát triển bệnh Parkinson là một cơ hội duy nhất để hiểu điều gì xảy ra đầu tiên trong dòng các sự kiện mà cuối cùng dẫn đến chẩn đoán bệnh Parkinson. Kiến thức này rất quan trọng để chúng ta có thể phát triển các dấu hiệu nhạy cảm để theo dõi tiến triển của bệnh.
Những người bị đột biến gene có xu hướng xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson ở độ tuổi 40 hoặc 50, vì vậy các nhà nghiên cứu theo dõi các đối tượng ở độ tuổi 20 và 30 để xem liệu có bất kỳ thay đổi não nào trong một thập kỷ trở lên trước khi các triệu chứng bắt đầu.
Theo baoquocte
Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê mỗi ngày? Kể từ khi phát hiện ra cây cà phê, được cho là có nguồn gốc từ Ethiopia, khi một người chăn dê nhận thấy dê của mình tăng mức năng lượng sau khi ăn những quả mọng này, khoa học đã có những nghiên cứu lớn về cà phê. Shutterstock Các chuyên gia thậm chí còn gọi cà phê là thần dược, do...