9 loại vũ khí khủng nhất mà quân ISIS cướp được
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thu được rất nhiều vũ khí tối tân mà các quốc gia phát triển trang bị cho quân đội Iraq, gồm các loại có nguồn gốc từ Nga, Mỹ và Trung Quốc.
IS có ít nhất 10 chiếc T-72 bản nâng cấp. T-72 là loại xe tăng phổ biến nhất thế giới, được Liên Xô chế tạo trong thập kỷ 70.
Pháo Type 59, hay còn gọi là “tháp súng 130 ly M-46 M1954″ do Liên Xô chế tạo. Đây là loại pháo đã gây thiệt hại lớn cho quân Iraq trong các cuộc đụng độ hồi tháng 8.
FIM-92 Stinger của Mỹ, loại tên lửa đất đối không gọn nhẹ và đầy tính cơ động này chưa bao giờ là một thứ vũ khí có thể xem thường. Theo hãng tin Fox, IS cướp được khá nhiều tên lửa loại này từ một đơn vị Iraq.
Video đang HOT
Súng phòng không ZU-23-2 “Sergey” do Liên Xô sản xuất, thu giữ được từ quân đội Iraq. Đây là một vũ khí “chết người” với các máy bay trực thăng của Iraq hoạt động ở tầm thấp .
Tổ chức này đã thu được một kho vũ khí hóa học của Iraq tại phía Bắc Baghdad vào hồi tháng 7. Theo nhiều tờ báo Mỹ, chúng có thể đã sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào lực lượng người Kurd.
Súng chống tăng HJ-8 của Trung Quốc. Khẩu súng chống tăng này có độ chính xác cao, được Trung Quốc phát triển trong thập kỷ 80. Người ta chưa rõ tại sao IS sở hữu chúng.
Trong nhiều đoạn video tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo, người ta thấy xuất hiện tên lửa đất đối không xách tay SA-7 Strela hiện đại của Mỹ.
IS cũng có trong tay rất nhiều xe bọc thép Humvee của Mỹ từ quân Iraq. Đây là loại xe có khả năng tác chiến cao trên sa mạc và lắp đặt được nhiều loại vũ khí khác nhau.
Theo nhiều nguồn, IS đã thu được 55 khẩu pháo M198 Howitzers của Mỹ từ quân Iraq – pháo bắn đạn 155 ly và có bán kính sát thương lên tới 50 m.
Theo_Zing News
Nga coi trọng Việt Nam trong chính sách "Bước rẽ về châu Á"
Nga đang thực hiện "bước rẽ về châu Á". Trong mục tiêu thực hiện chính sách này, Việt Nam rất được coi trọng với vai trò đối tác truyền thống, đồng thời là quốc gia phát triển năng động ở Đông Nam Á.
Trong năm 2013, kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam đạt con số kỷ lục gần 4 tỷ đô la, nhưng con số này theo ước tính của lãnh đạo hai nước vẫn còn chưa đáp ứng được tiềm năng hiện có.
Động lực chính để phát triển hợp tác kinh tế Nga - Việt Nam phải là những dự án đầu tư lớn. Hiện tổng số dự án đầu tư của Nga đang trong giai đoạn thực hiện, ước tính vào khoảng 20 tỷ USD. Thông tin này được đưa ra tại hội nghị khoa học thực tiễn mới đây ở Moscow nói về quan hệ Nga-Việt.
Lĩnh vực ưu tiên hợp tác vẫn là khai thác dầu khí, mà các công ty Nga hiện đang giữ vị trí hàng đầu. Đến 40% lượng dầu thô và 25% lượng khí tự nhiên được khai thác tại Việt Nam là từ các công ty liên doanh của Việt Nam với Nga. Trong số các công ty dầu mỏ và khí đốt của Nga đầu tư vào các dự án Việt Nam có Gazprom, Rosneft, Zarubezhneft. Vào tháng 11/2013, hai bên đã ký kết hiệp định thành lập liên doanh sản xuất nhiên liệu cho động cơ tại Việt Nam. Gazprom Neft hiện đang tiến hành đàm phán việc mua lại cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Năm 2013 đã mang lại những thành quả tốt đẹp trong cả các lĩnh vực năng lượng khác. Chuyên gia của Đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam, bà Evgenya Aksenova đã liệt kê những dự án quan trọng nhất. Cô Aksenova nói:
"Đó là hợp đồng của nhà sản xuất máy phát điện cung cấp thiết bị điện cho nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, hợp đồng lớn đầu tiên với Việt Nam sau 10 năm gián đoạn. Đó còn là dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 2 của Công ty cổ phần Năng lượng và điện khí hóa Nga, trong dự án này chính phủ Việt Nam đã đồng ý không tổ chức đấu thầu mà dành quyền ưu tiên xây dựng cho công ty cổ phần Năng lượng và điện khí hóa Nga. Tiếp đến là dự án của công ty Bilfinger Babkok Tyazhmash tái thiết nhà máy điện, dự án của Giproshakht hiện đại hóa các mỏ than ở Việt Nam".
Ngoài ra có thể nhắc đến những dự án kinh tế như công ty GeoProMining của Nga hợp tác với công ty Vinakomin hiện đại hóa nhà máy đúc đồng tại tỉnh Quảng Ninh, nhằm đưa công suất của nhà máy từ 5 lên 20 ngàn tấn đồng mỗi năm. Đồng thời, công ty này còn có xí nghiệp đặt tại địa bàn tỉnh Bình Thuận chuyên sản xuất ilmenit và rutil. Tập đoàn Avisma của Nga phối hợp với Vinakomin thực hiện dự án xây nhà máy sản xuất xỉ titan.
Để xác định danh mục các dự án đầu tư ưu tiên và chuẩn bị "lộ trình" xúc tiến, nhóm công tác cấp cao của Nga và Việt Nam do các Bộ trưởng Bộ Công thương đứng đầu đã được thành lập. 18 dự án ưu tiên được xác định, thuộc các lĩnh vực năng lượng, khai thác khoáng sản, du lịch. Dự kiến sẽ mở rộng sự hiện diện của công ty Máy bay trực thăng Nga tại Việt Nam, đặt các trạm radar ven biển Laguna, cung ứng thiết bị cho các nhà máy đóng tàu. Những lô hàng lớn từ Nga cung ứng thiết bị cho công trình nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Việt Nam chờ đợi các hợp đồng đầu tư từ Nga, còn Nga có thể đưa ra những đề xuất được Việt Nam quan tâm.
Theo Infonet
Mỹ dọa "cô lập" Nga, củng cố niềm tin cho Kiev Ngày mai (4/3), Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry dự kiến sẽ tới thăm Kiev trong một nỗ lực nhằm thể hiện rõ hơn sự ủng hộ của Washington với chính phủ mới của Ukraine. Thông tin trên vừa được một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đưa ra hôm qua (2/3). Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài giờ...