9 loài sen quý giúp ‘anh khùng’ kiếm trăm triệu mỗi tháng
Trồng nhiều loài sen hiếm kinh doanh dịch vụ tham quan đầm chụp ảnh, bán hoa…, người đàn ông ở Ninh Xá ( Thường Tín, Hà Nội) thu nhập 5-7 triệu đồng mỗi ngày.
Anh Nguyễn Văn Hạnh, 47 tuổi, ở thôn Ninh Xá, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín (Hà Nội) bị người dân quanh vùng gọi là “khùng” bởi 4 năm trước đã bỏ ra một đống tiền mua đầm lầy và tự khai phá. Ban đầu mặt nước đầm rộng gần 500 m2, sau khi được chủ nhân khai hoang thì lên đến 8.000 m2.
Yêu thích hoa sen, anh Hạnh sưu tầm các giống hoa từ mọi miền đất nước. “Sau 2 năm, sen bắt đầu lên mạnh, cho thu hoạch và đầm đi vào kinh doanh dịch vụ để lấy tiền quay vòng đầu tư”, Hạnh chia sẻ. Hiện đầm có 9 loài hoa sen: một loài sen trắng, 4 loài sen hồng và một loài sen Nam Bộ.
Bông sen có đặc trưng viền hồng, cánh dày, hương thơm, thân nhiều gai… Ban đầu các loại sen được trồng riêng thành từng khu để tiện cho việc chăm sóc nhưng sau mỗi mùa, các loài sen lại đan vào nhau. Những năm trước, số loài nhiều hơn, theo thời gian, khả năng thích nghi và cạnh tranh khiến nhiều loài biến mất.
Hàng ngày làm việc từ 5h sáng đến tối muộn, nhiều hôm khách đặt hàng mua sen, anh phải lội lên lội xuống đầm nhiều lần. “Đầm của tôi là đầm duy nhất có nhiều loài sen mọc và nở cùng lúc, đây cũng là nơi có hoa sớm nhất tại miền Bắc nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt. Giữa tháng 4 đã có để thu hoạch”, anh Hạnh khẳng định.
Trồng sen mất nhiều thời gian quan sát, cây sen khi được bón phân đạm, phân tổng hợp sẽ tăng trưởng rất nhanh.
Video đang HOT
Bông sen Tịnh đế (hai hoa trên một cành) hiếm gặp.
Sen hai màu, nửa hồng nửa trắng cực kỳ hiếm trong tự nhiên.
Sen Bách Diệp (sen Quan âm) có nguồn gốc từ Thái Lan. Nụ sen hình cầu, khi nở bông to bằng chiếc bát ăn cơm, ngoài lớp cánh to, còn có hàng trăm cánh hoa nhỏ xếp bên trong. Loài hoa này nở khoảng nửa tháng mới tàn.
Sen Hồ Tây màu trắng và hồng đặc trưng của Hà Nội với cánh hoa dày, hương thơm, nhiều gai.
Hoa nở rải rác từ tháng 4 đến tháng 8. Khi thời tiết tốt hoa nở nhiều hơn và nhu cầu mua hoa tăng cao, có ngày anh bán được khoảng 600 bông với giá 3.000 đồng/bông.
Nhiều năm gần đây, sen cảnh trồng trong chậu rất được ưa chuộng. Nắm bắt nhu cầu đó, anh cũng đẩy mạnh việc nhân giống và trồng sen cảnh mini. Sau mỗi vụ, anh thu được khoảng 40 triệu đồng.
Trung bình một ngày đầm đón 50 khách (vé vào cửa 50.000 đồng/người). Cao điểm có hôm anh thu được 5 triệu đồng tiền bán vé.
Ngọc Thành
Theo VNE
Giông lớn giật tung nhiều mái nhà ở ngoại thành Hà Nội
Chiều 5/6, một số xã thuộc các huyện Thường Tín, Thanh Trì, Phú Xuyên xảy ra giông lốc trong khi khu vực nội thành trời nắng nóng.
Tại xã Ninh Sở (Thường Tín), giông xuất hiện lúc 15h chiều khiến nhiều nhà tốc mái, cây đổ, cột điện gãy. Anh Tĩnh, người dân thôn Sở Hạ, xã Ninh Sở kể lại, trước cơn giông có một trận mưa nhỏ. Sau khi mưa tạnh, trời đang nắng bỗng xám xịt, gió giật mạnh rồi mưa kéo đến.
Cơn giông kèm gió lớn cuốn tung mái nhà người dân xã Ninh Sở. Ảnh:Tạ Huyền.
Gió giật khoảng 15 phút khiến mái lợp bằng fibro xi măng của nhiều nhà trong xóm bay mất, nhiều biển quảng cáo lớn bị giật tung và thổi bay trên cánh đồng. Trận mưa kéo dài đến hơn 16h thì tạnh.
"Ai nấy ngồi trong nhà nghe gió giật mà hãi, không dám đi ra ngoài. Nếu cơn giông kéo dài trên 30 phút thì nhiều nhà tốc hết mái", anh Tĩnh nói và cho biết sau cơn giông, trời quang mây tạnh.
Gió quật gãy cành cây cổ thụ. Ảnh: Tạ Huyền.
Bà Thơm người cùng thôn Sở Hạ cho biết, từ sau siêu giông ở Hà Nội tháng 6/2015 thì đây là cơn giông lớn thứ hai bà chứng kiến suốt chục năm qua. Hết mưa, bà ra ngoài đường thấy cây cối đổ, lúa ngoài đồng đến kỳ thu hoạch đổ rạp.
"Ngồi trong nhà nghe gió thổi ào ào, bụi từ mái ngói rơi xuống lộp độp. Mấy hôm nay trời nắng to, cơ quan khí tượng cũng khuyến cáo có giông nhưng người dân vẫn bất ngờ", bà Thơm nói.
Tại xã Vạn Phúc (Thanh Trì), anh Nguyễn Đức Trường cho biết giông gió và mưa to xảy ra vào cùng thời điểm trên.
Người dân xã Hồng Minh (Phú Xuyên) cũng chứng kiến cơn giông kéo dài 30 phút vào hơn 16h. Mưa to, gió giật mạnh nhưng nhà cửa không bị thiệt hại.
Sau cơn giông, trời hửng sáng như chưa có gì xảy ra. Ảnh: Tạ Huyền.
Trong khi đó, các quận nội thành Hà Nội trời nắng to, không khí oi bức, nhiệt độ lên đến gần 38 độ C, không có dấu hiệu của giông lốc.
Một năm trước, ngày 13/6 Hà Nội xuất hiện siêu giông với sức gió giật cấp 9-10 làm 2 người chết, 5 người bị thương, gần 140 nhà tốc mái, hơn 1.000 cây đổ. Hàng chục ôtô bị hư hại, nhiều sự cố gây mất điện trên diện rộng.
Phương Hòa
Theo VNE
Vụ bé gái tử vong sau tiêm vắc xin: Kết luận nguyên nhân cuối cùng Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn, nguyên nhân cháu bé tử vong là do sốc phản vệ sau tiêm Quinvaxem trên cơ địa trẻ mắc bệnh cơ tim giãn. Tin tức mới nhận, liên quan đến vụ việc bé gái 2 tháng tuổi Tạ Thị Thu H. tử vong sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem ở Thường Tín...