9 loại nhạc cụ lạ nhất thế giới
Chắc hẳn trong số mỗi người ai cũng biết về một loại nhạc cụ nào đó, song trên thế giới lại có rất nhiều nhạc cụ kỳ lạ mà chúng ta chưa biết.
1. Đàn tạo âm run Badgermin
Nhạc cụ tạo ra âm run, độ cao thấp và độ lớn của âm thanhđược chơi bằng tay trong không khí và được gắn vào cơ thể của một con chồn mật nhồi bên trong nó. Không giống với bất kỳ loại nhạc cụ nào, nhạc cụ Badgermin phát ra những âm thanh trầm bổng du dương giống như tiếng đàn bầu.
Ai đó muốn chơi loại nhạc cụ này, hãy gặp người chế tác ra tác phẩm này là ông David Cramner.
2. Đàn Ghita 12 cần
Phải chăng nó là nhạc cụ ngớ ngẩn. Ổ, không phải vậy. Đây là cây đàn ghi ta điện tử được chế tác bởi nghệ sỹ người Nhật Bản tên là Yoshihiko Satoh. Đây là cây đàn 12 cần và có 72 dây đàn. Điểm nổi bật của cây đàn ghi ta này là có thể nhiều người cùng chơi một lúc ở trên sân khấu chỉ cần tỳ cây đàn này lên vai một người chơi.
3. Dàn nhạc từ thực phẩm
Video đang HOT
Có thể dàn nhạc từ các loài rau sẽ trở thành những nhạc cụ được sử dụng trong tương lai sau khi ý tưởng biến thực phẩm thành nhạc cụ của các nhạc công trở thành hiện thực. Đơn giản, chỉ cần đi đến các cửa hàng bán rau, củ quả, thực phẩm mua chúng vào buổi sáng, chế tác chúng vào buổi chiều và chơi chúng trong buổi hòa nhạc vào buổi tối.
4. Đàn Organ Stalacpipe
Đây là chiếc đàn organ lớn nhất thế giới. Nó được đặt tại Luray Caverns ở bang Virginia, Mỹ. Nhạc cụ này được chế tác giống như chiếc đàn đá (nhạc cụ làm từ đá) được phát minh bởi Leland W. Sprinkle. Đàn organ lớn nhất thế giới này được đặt trong hang động vào năm 1956 bắt nguồn từ ý tưởng về người con trai của ông Leland va đầu vào nhũ đá treo thấp ở trong hang.
5. Đàn cốc Armonica
Thưởng thức những âm thanh của những chiếc cốc quả thật là thú vị. Chỉ cần gắn khít 37 chiếc cốc lại với nhau và gắn vào một trục quay, chúng ta chơi nhạc cụ này bằng cách ấn các ngón tay chạm vào các thành cốc giống như chơi đàn piano sẽ phát ra những âm thanh thánh thót.
Ngôi nhà âm nhạc và cũng là nhạc cụ của ông Wege nằm tại phía bắc hồ Michigan, là một nơi khám phá điều mới lạ của cuộc sống. Ngôi nhà âm nhạc này đã được xây dựng bởi các kiến trúc sư nổi tiếng, là David Hanawalt và Bill Close. Xây dựng giống với một số loại đàn hạc Byzantine, với những dây treo dọc xuống tường và qua sảnh của ngôi nhà, cho phép các thành viên trong gia đình và khách có thể đánh đàn ngẫu nhiên.
7. Đàn Zeusaphone
Đây là loại nhạc cụ kinh dị nhất do các nhà phát minh táo bạo chế tác ra từ năm 2007. Nhạc cụ này phát ra âm thanh thông qua cuộn sóng điện áp với tần suất cao.
8. Hàng rào dây thép gai
Người chơi đàn vi- ô-lông, John Rose đã chế tác ra một nhạc cụ độc nhất vô nhị từ hàng rào dây thép gai để chơi và ghi lại những âm thanh du dương của các hàng rào dây thép gai trên khắp thế giới. Những tưởng hàng rào dây thép gai chỉ là vật vô chi vô giác, nhưng nó lại trở thành nhạc cụ phát ra âm thành đi vào lòng người. Tuy nhiên, hạn chế của nhạc cụ này đối với người chơi là phải cẩn thận với những cạnh sắc nhọn của dây thép nếu không muốn bị dây thép gai đâm vào tay.
9. Cây đàn ống biết “hát”
Trên đỉnh của một quả đồi trơ trụi ở Lancashire, Anh, một cây đàn biết “hát” được coi là công trình nghệ thuật lạ thường nhất thế giới.
Được thiết kế bởi hai kiến trúc sư là Mike Tonkin và Anna Liu, cây đàn này bao gồm một seri ống cắt ra và xếp lại với nhau theo hình xoắn ốc. Khi gió thổi, cây đàn ống này tự “hát” với những âm thanh trầm bổng, khiến người nghe sửng sốt.
Theo BĐVN
Nhảy múa cùng người chết ở Madagascar
Đây là nghi lễ được tổ chức 7 năm một lần hoặc lâu hơn. Mộ của người thân trong gia đình sẽ được đào lên và hài cốt được bọc vải mới.
Người Madagascar nhảy múa cùng xác chết. Ảnh: O.C
Tập tục này tên là Famadihana, hay còn gọi là "tục thay xương". Hầm mộ của người thân trong gia đình sẽ được đào lên và hài cốt của người chết được bọc trong một lớp vải mới. Người dân sau đó sẽ cùng ôm những bọc vải này và nhảy múa.
Các hoạt động như nhạc sống và hiến tế động vật được tiến hành. Khách mời và thành viên trong gia đình sẽ nhận những phần thịt đã chia sẵn. Tại lễ hội, người già sẽ giải thích với con cháu về công lao của cha ông đã nằm xuống. Tập tục Famadihana được xem là ngày để thể hiện tình yêu thương và kính trọng đối với người thân. Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ và bày tỏ tình khăng khít.
Tờ Oddity Central cho hay theo quan niệm của người Madagascar, con người không sinh ra từ cát bụi, mà từ tro cốt của cha ông. Do đó, họ luôn đề cao những bậc tiền bối trong gia đình. Họ cũng tin rằng nếu tro cốt chưa phân hủy hoàn toàn, người chết vẫn chưa biến mất vĩnh viễn mà còn có thể giao tiếp với người sống. Vì thế mà cho đến lúc đó, họ vẫn sẽ tiếp tục bày tỏ tình yêu thương và tôn kính đối với người thân vào ngày hội Famadihana. Tục lệ này bắt đầu từ sau thế kỷ 17 ở Madagascar.
Trên thực tế, việc tổ chức nghi lễ Famadihana cũng khá tốn kém, vì gia đình sẽ phải chuẩn bị nhiều việc, bao gồm các bữa ăn thịnh soạn cho khách mời và trang phục cho cả người đang sống và người đã chết. Một số người nghèo phải tiết kiệm trong mấy năm để có đủ tiền xây mộ cho người thân, rồi sau đó tổ chức nghi lễ cho những người đã khuất. Theo phong tục, sẽ là điều báng bổ nếu một gia đình không tổ chức tục Famadihana khi họ có khả năng chỉ trả cho các chi phí.
Theo NS
Những 'búp bê sống' gây xôn xao cộng đồng mạng Họ là những cái tên được săn lùng nhiều nhất trên cộng đồng mạng nhờ ngoại hình chẳng khác gì những con búp bê. Kotakoti Kotakoti tên thật là Dakota Rose, 16 tuổi, gây sốt trên các trang web xã hội, đặc biệt ở Nhật Bản và Trung Quốc, nhờ vẻ bề ngoài chẳng khác gì một nàng búp bê. Mặc dù nhiều...