9 loại cổ vật không được mang ra nước ngoài
Bộ VH-TT&DL vừa ban hành Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL quy định loại di vật, cổ vật không được mang đi nước ngoài.
Các mộc bản cũng nằm trong danh sách cấm mang ra nước ngoài
Theo đó sẽ có 9 cổ vật không được phép mang từ Việt Nam ra nước ngoài (trừ trường hợp để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản) gồm: Cá thể hoặc bộ phận hóa thạch người, động vật, thực vật thuộc thời kỳ Tiền sử Việt Nam Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc thời kỳ Tiền sử và Sơ sử Việt Nam Tài liệu bằng các chất liệu có giá trị đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia Việt Nam và anh hùng dân tộc, danh nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia Việt Nam như sách cổ, bản đồ cổ Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam trước tháng 9-1945 như ván khắc, mộc bản, châu bản, thần phả, thần tích, gia phả, sắc phong Bản thảo tác phẩm văn học, bản gốc tác phẩm tạo hình (hội họa, đồ họa, điêu khắc), tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội được sáng tác từ tháng 9-1945 đến nay Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của các dân tộc thiểu số trên phạm vi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam được sản xuất, sáng tạo trước năm 1975 Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu liên quan đến các sự kiện quan trọng và sự nghiệp của các Nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu, Nhà hoạt động chính trị, quân sự xuất sắc trong thời kỳ thành lập Đảng, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước từ tháng 9-1945 đến nay Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học có xuất xứ từ nước ngoài (trừ trường hợp tạm nhập khẩu – tái xuất khẩu).
Theo ANTD
Video đang HOT
Cụ già hiến tặng 56 cổ vật cho bảo tàng
56 cổ vật được cho là rất quý giá, mang ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử và cả giá trị vật chất vừa được cụ ông Cung Văn Được (80 tuổi) hiến tặng cho Bảo tàng Lâm Đồng.
Ông Được sống một mình trong tòa nhà 4 tầng ở đường Đoàn Thị Điểm, TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Từ sàn nhà đến các vật dụng trong nhà ông đều láng bóng, không có hạt bụi. "Tôi là người khó tính, không ai có thể ở cùng và cũng không thích ở chung với ai. Sau này cả việc chết tôi cũng tự lo liệu cho mình", cụ Được tự đánh giá về mình.
Sinh ra tại xã Đại Kim (Hoàng Mai, TP Hà Nội), năm 1954 ông Được vào Huế và đi lính cho Pháp. Sau đó ông từ giã đời binh nghiệp để buôn bán. 21 năm sinh sống ở Huế và Đà Nẵng ông sưu tầm được rất nhiều hiện vật quý, kể cả những cổ vật của Hoàng Triều mà ông được chính những người trong gia đình Hoàng tộc ban tặng.
Chiếc đồng hồ hiệu Carillon Romanet của Pháp được cho là sản xuất vào đầu thế kỷ thứ 20. Ảnh: Q.D.
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu như nhiều người trong Hoàng tộc của Triều Nguyễn, ông được ông Ưng Lê, cháu nội của vua Thiệu Trị nhận làm con nuôi. Ông còn có mối quan hệ rất thân thiết với bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại và nhiều người khác trong Hoàng tộc. Có khả năng trong việc tế lễ, nhiều dịp lễ của gia đình Hoàng tộc ông được mời và cũng chính môi trường này khiến ông đam mê sưu tầm cổ vật.
"Những cổ vật, hiện vật mà tôi đang sở hữu có giá trị rất lớn về văn hóa, lịch sử và cả tiền bạc, nhưng với tôi tiền bạc không quan trọng, chết rồi cũng sẽ bỏ lại tất cả", ông Được nói giọng hào sảng. Vợ đã qua đời gần 10 năm, có một con trai, 3 cháu nội và vài ba đứa chắt đang sinh sống ở Hà Nội, nhưng ông Được bảo con cháu không nhất thiết phải giữ những cổ vật này nên quyết định hiến tặng hết.
Trong 56 cổ vật, hiện vật tặng cho Bảo tàng Lâm Đồng, giá trị nhất là chiếc cân tiểu li, cán được làm bằng ngà voi có nguồn gốc từ Hoàng tộc triều Nguyễn. Bảo vật này ông được bố nuôi là ông Ưng Lê tặng năm 1960. Giới chuyên môn định niên chiếc cân này có vài ba trăm năm tuổi.
Tiếp đến là bộ trường kỷ được chạm trổ rất tinh xảo, trang trí hoa văn cúc dây cánh điệu mềm mại, bốn chân ghế tạo hình đầu lân là môtíp trang trí thường thấy của các gia đình người Việt vào giữa thế kỷ 20. Chiếc đồng hồ hiệu Carillon Romanet của Pháp sản xuất vào đầu thế kỷ thứ 20 có tiếng chuông rất hay và độc đáo mà ông Được đã bỏ tiền mua vào năm 1956.
Ngoài ra còn có hộp đựng trang sức bằng gỗ quý, trang trí, khảm xà cừ và dát đồng. Đây là vật dụng được các quý bà, quý cô rất ưa chuộng, thể hiện sự quý phái, sang trọng của giới thượng lưu trong thập niên 50 của thế kỷ XX. Đợt hiến tặng này của ông Cung Văn Được còn có rất nhiều hiện vật gốm sứ, thủy tinh như chén đĩa có niên đại hàng trăm năm.
Bộ tràng kỷ quý ông Được vừa tặng cho bảo tàng. Ảnh: Q.D
Đây không phải là lần đầu tiên ông Được tặng cổ vật. Ông từng tặng bát hương cổ, cửu võng, câu đối, bát tống và một số vật thờ tự cho đền Hùng Vương (phường 6, TP Đà Lạt); hiến tặng lục bình lớn, bát tống, trống đồng lớn phục chế ở Thanh Hóa cho đền thờ Hùng Vương tại Khu du lịch Thác Prenn Đà Lạt.
Là hội viên câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam, gian phòng khách của nhà ông Được treo nhiều giấy khen, bằng khen về những đóng góp của ông trong việc sưu tập đồ cổ. Trong đó có tấm bằng khen về thành tích xuất sắc, đóng góp những cổ vật tiêu biểu triển lãm tại Hà Nội nhân dịp Đại lễ ngàn năm Thăng Long vào năm 2010.
Dù còn rất khỏe mạnh, nhưng ông Được đã chuẩn bị đầy đủ nhiều loại giấy, biên nhận để chuẩn bị cho ngày qua đời. Bộ quan tài ông đóng bằng gỗ huỳnh đàn, ván dày 5 cm được gửi ở chùa Linh Sơn, Đà Lạt. Ông còn gửi một số tiền cho Hội người cao tuổi phường để lo hậu sự. Một mảnh đất đã xây sẵn phần mộ, gắn bia và hình cũng được ông hoàn tất.
"Tôi già rồi biết sống chết giờ nào, tôi không muốn phiền đến ai, kể cả con cháu. Những gì tôi có sẽ cho hết khi nhắm mắt xuôi tay", ông lão 80 nói.
Theo VNE
Quảng Ngãi: Tìm thấy 40.000 cổ vật trên con tàu đắm Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, xác tàu cổ đắm ó giá trị to lớn trong quá trình nghiên cứu việc giao thương, mua bán của con đường tơ lụa trên biển. Chồng chậu gồm 11 chiếc chậu gốm tráng men nâu kết dính thành khối cùng san hô và tiền đồng có dấu hiệu bị cháy Ngày 3/1, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi cho...