9 loại cây cảnh có tác dụng đuổi muỗi tốt nhất khi trồng trong nhà
Xu hướng trồng các loại cây đuổi muỗi trong nhà đang nổi lên như một biện pháp vừa thân thiện với môi trường, vừa cực kỳ an toàn vì không dùng đến hóa chất.
1. Cây hương thảo – giá bán từ 40k/chậu
Loài thực vật có nguồn gốc từ Châu Âu này không những đóng vai trò cây cảnh mà còn là một loại gia vị trong chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, ít người biết đây cũng là một loài cây đuổi muỗi và diệt côn trùng rất hữu hiệu. Bạn có thể trồng một chậu hương thảo nhỏ trong phòng ngủ, phòng khách,… hoặc đặt tại ban công, cửa sổ, muỗi sẽ tuyệt nhiên không bao giờ bén mảng lại gần!
2. Cây hoa oải hương (hoa lavender) – giá bán từ 60k/chậu
Cây oải hương thường được xem là kẻ thù và là loại “thuốc xịt muỗi” đáng sợ với loài muỗi. Loài hoa này có nguồn gốc từ Pháp, sở hữu hương thơm nhẹ nhàng, tạo cho bạn cảm giác thoải mái và dễ chịu. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng giúp an thần, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn.
Ảnh minh họa.
Hoa oải hương cũng đồng thời là kẻ thù của muỗi, nơi nào có hoa oải hương thì muỗi và các loại côn trùng gây hại tuyệt đối sẽ không dám đến gần. Một bình hoa oải hương đặt trong phòng ngủ sẽ là cách đuổi muỗi an toàn và hiệu quả.
3. Cây ngũ gia bì – giá bán từ 100k/chậu
Đây là một loại cây đuổi muỗi an toàn và tự nhiên với mùi thơm dịu nhẹ. Trong trang trí nhà cửa, ngũ gia bì thường được sử dụng làm cây trồng trong nhà hoặc dùng trang trí cho văn phòng, bàn làm việc.
Ảnh minh họa.
Ít ai biết rằng, cây ngũ gia bì còn là vị thuốc quý giúp chữa các căn bệnh như đau nhức xương khớp, đau bụng, suy nhược thần kinh…
Có một lưu ý nhỏ là cây sẽ hấp thụ oxy và thải ra khí CO2 vào buổi tối, do đó bạn nên tránh đặt chúng trong phòng ngủ hoặc trồng quá nhiều trong nhà.
4. Nhất mạt hương – giá bán từ 60k/chậu
Hay còn có tên gọi khác là sen đá lá thơm, là một loài thực vật mọng nước. Đây cũng là loài cây đuổi muỗi khi tỏa ra mùi hương khiến chúng “một đi không trở lại” nhưng vô cùng dễ chịu với con người. Mùi hương loài cây này giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, đầu óc trở nên thư thái. Sen đá lá thơm được xếp vào những loại cây trồng trong nhà tốt nhất vì có đặc tính dễ nuôi trồng, ưa bóng râm và phát triển nhanh chóng.
Ảnh minh họa.
5. Cây hoa phong lữ – giá bán từ 190k/chậu
Loài hoa này sở hữu những màu sắc đa dạng, sặc sỡ như đỏ, hồng, tím,… Cây tỏa ra hương thơm dịu nhẹ, giúp bạn cảm thấy thư thả và thoải mái sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhưng đồng thời cũng khiến cho muỗi sợ hãi mà tránh xa. Trồng một cây hoa phong nữ ở cửa sổ hoặc treo trên ban công thì vừa đẹp lại còn bảo vệ gia đình bạn khỏi những loại côn trùng gây hại.
Ảnh minh họa.
6. Cây tùng thơm – giá bán từ 90k/chậu
Về phong thuỷ, loài cây có hình dáng bắt mắt này mang ý nghĩa trường thọ, giúp xua đuổi tà ma và những điều không may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó thì cây tùng thơm còn toát ra mùi hương dễ chịu, giúp tinh thần thoải mái và có công dụng đuổi muỗi hữu hiệu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
7. Cúc vạn thọ – giá bán từ 55k/chậu
Ngoài công dụng trang trí trong nhà bởi màu sắc nổi bật, cúc vạn thọ còn là một trong những cây đuổi muỗi do có mùi hương khắc tinh với loài vật này.
Ảnh minh họa.
8. Cây xạ hương (thyme) – giá bán từ 55k/chậu
Xạ hương tỏa ra mùi hương gây độc cho côn trùng nên được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, cây đuổi muỗi tự nhiên. Người ta thường trồng xạ hương ở quanh hoa hồng để ngừa sâu bọ phá hoại hàng năm.
Mặc dù có hại cho côn trùng nhưng hoàn toàn vô hại ngược lại có nhiều lợi ích tích cực cho con người như thư giãn tinh thần. Do đó, nếu muốn muỗi không bay vào nhà, bạn có thể trồng cây xạ hương ở ngoài vườn, đồng thời xông tinh dầu xạ hương ở trong nhà.
Ảnh minh họa.
9. Cây lưỡi hổ – giá bán từ 190k/chậu
Cây lưỡi hổ không chỉ là loại cây mang ý nghĩa phong thủy mà còn có nhiều tác dụng tích cực với con người. Mặc dù không phải là cây đuổi muỗi trực tiếp nhưng lưỡi hổ có thể làm giảm các vấn đề về dị ứng da, mẩn đỏ do muỗi đốt hoặc bụi bẩn trong không khí gây ra.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, lưỡi hổ còn thanh lọc không khí, khử khuẩn làm giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do ô nhiễm không khí.
Đây là loại cây chịu được khô hạn, không cần tưới nước nhiều, chống chịu được sâu bệnh và thích hợp với nơi ánh sáng bóng râm nên bạn có thể đặt trong nhà để trang trí cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Cây Ngũ Gia Bì: Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng tươi tốt
Cây Ngũ Gia Bì có tác dụng xua đuổi muỗi, điều trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, Cây xuyên gia bì còn được ưa chuộng làm cây cảnh phong thủy mang lại nhiều may mắn và tài lộc.
Cây Ngũ Gia Bì là cây gì?
Cây Ngũ Gia Bì có tên khoa học là Schefflera octophylla Lour, thuộc họ nhân Sâm (Araliaceae). Nó còn có tên gọi khác là cây Xuyên Gia Bì hoặc Thích Gia Bì,... Đây là loài cây bụi mọc hoang được người dân mang về trồng làm thảo dược hoặc trang trí trong nhà.
Cây Ngũ Gia Bì là cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình khi cây trưởng thành là khoảng 1,5-2m. Cành cây nhẵn, lá cây dạng kép chân vịt có hình dạng thuôn dài, một cụm cuống lá gồm 6-8 lá cùng loại. Hoa của cây có màu trắng, mọc thành cụm ở đầu cành và có mùi thơm nhẹ. Hoa sau khi nở một thời gian sẽ kết thành quả, quả có dạng tròn với đường kính 3mm, có màu đen.
Hình ảnh cây Ngũ Gia Bì
Cây Ngũ Gia Bì xuất hiện phổ biến ở các nước khu vực châu Á, Đông Nam Á và đặc biệt là tại Việt Nam. Người dân thường trồng cây để làm dược liệu hoặc để trang trí trong nhà.
Cây Ngũ Gia Bì có mấy loại?
Cây Ngũ Gia Bì hiện nay được chia làm hai loại chính với hai màu vàng hoặc xanh. Mặc dù chúng có hình dạng giống nhau nhưng sự khác biệt về màu sắc là rất rõ ràng và có thể phân biệt được.
- Cây Ngũ Gia Bì xanh: Là loại cây phổ biến nhất hiện nay, lá cây có màu vàng nhạt khi còn non và chuyển sang xanh lá khi đã trưởng thành.
- Cây Ngũ Gia Bì vàng: Là loại cây xen lẫn lá màu xanh và màu vàng. Trên cùng một cuống lá sẽ có vài lá màu vàng, đôi khi người ta vẫn gọi loại cây này là cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch vì màu sắc đặc trưng của chúng.
Hình ảnh cây Ngũ Gia Bì vàng
Cây Ngũ Gia Bì có tác dụng gì?
1. Cây Ngũ Gia Bì dùng làm thuốc chữa bệnh
Đây là loài thảo dược quý từ lâu đã được ông cha ta sử dụng nhằm mục đích chữa trị các bệnh thường gặp như:
- Suy nhược cơ thể: Cây có khả năng bồi bổ cơ thể không kém gì so với nhân sâm. Người bệnh bị lao lực, thể lực yếu, giảm hồng cầu hoặc bị nhiễm độc đều có thể sử dụng cây Ngũ Gia Bì để bồi bổ.
- Chữa trị bệnh xương khớp: Cây thuốc có công hiệu cực tốt đối với những người mắc bệnh đau nhức xương khớp, đau cơ bắp, thoái hóa xương,... Ngoài ra nó còn kháng viêm, tăng cường sức khỏe cơ bắp và đẩy lùi những cơn đau.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Cây có các hoạt chất có lợi cho cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, phục hồi tổn thương. Từ đó gia tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
2. Cây Ngũ Gia Bì giúp đuổi muỗi
Trong thực tế, rất nhiều người đã trồng cây Ngũ Gia Bì ở xung quanh nhà nhằm đuổi muỗi và côn trùng có hại cho con người. Đó là bởi mùi hương của hoa gần giống với mùi của bạc hà, giúp muỗi sợ hãi mà tránh xa. Ngoài ra trồng loài cây này xung quanh nhà sẽ giúp ngăn chặn tối đa khả năng muỗi sinh sản và đẻ trứng, từ đó giảm thiểu số lượng muỗi hiệu quả.
3. Cây Ngũ Gia Bì giúp không khí trong lành hơn
Theo như nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học của Mỹ, việc trồng cây Ngũ Gia Bì trong nhà sẽ giúp điều hòa không khí xung quanh, loại bỏ được các loại khí độc gây hại và giảm đi đáng kể lượng bụi tồn tại trong không khí. Từ đó giúp môi trường sống và sinh hoạt của bạn trở nên trong lành hơn.
Cây có tác dụng làm sạch không khí và giúp đuổi muỗi hiệu quả
4. Cây Ngũ Gia Bì được dùng làm quà tặng
Người ta thường đem tặng cây Ngũ Gia Bì cho bạn bè hoặc người thân nhân dịp khai trương, lễ Tết với mong ước người được tặng có công việc suôn sẻ, tiền bạc sinh sôi nảy nở, mọi sự may mắn và thuận lợi.
Ý nghĩa cây Ngũ Gia Bì trong phong thủy
Cây Ngũ Gia Bì được nhiều người ưa chuộng để trồng không chỉ bởi những tác dụng trong đời sống mà còn về ý nghĩa trong phong thủy mà chúng mang lại. Cây giúp gia chủ sớm phát triển sự nghiệp, ổn định tài vận và luôn giữ cho tiền tài dồi dào.
Cây Ngũ Gia Bì có 5 thùy trên mỗi lá, điều này tượng trưng cho ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, mang ý nghĩa gắn kết, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
Cây Ngũ Gia Bì hợp mệnh gì, hợp với tuổi nào?
Cây Ngũ Gia Bì hoàn toàn thích hợp với những người mệnh Mộc hoặc Hỏa. Người mệnh Mộc được coi là những người tràn đầy sự sống, nhiệt huyết và có đầu óc sáng tạo, lối tư duy mạch lạc. Họ rất phù hợp để làm những công việc đòi hỏi tư duy, sáng tạo, ngoài ra họ cũng rất thích được giao lưu, gặp gỡ nhiều người. Do đó những người mệnh Mộc nên sở hữu cho mình một chậu cây Ngũ Gia Bì trong nhà nhằm mang lại may mắn và tài lộc.
Cây Ngũ Gia Bì hợp nhất với những người tuổi Dần, tốt hơn nữa nếu như người tuổi Dần đó lại mang mệnh Mộc hoặc Hỏa. Những năm sinh tuổi Dần phù hợp để trồng cây gồm: Canh Dần (1950), Nhâm Dần (1962), Giáp Dần (1974), Bính Dần (1986), Mậu Dần (1938 - 1998),...
Cách trồng cây Ngũ Gia Bì trong nhà đúng cách
1. Loại đất trồng
Bạn có thể lựa chọn loại đất mùn pha xơ dừa hoặc trấu hoai mục để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, đất trồng cần đảm bảo có độ tơi xốp, thoát nước tốt nhằm không gây úng rễ cho cây. Nếu không có sẵn đất, bạn cũng có thể tìm mua các loại đất vi sinh được đóng bao sẵn ở các tiệm cây cảnh.
2. Kỹ thuật trồng
Thông thường có 2 cách để trồng và nhân giống cây Ngũ Gia Bì, đó là giâm cành hoặc chiết cành. Khi trồng cây bạn cần chuẩn bị sẵn chậu đất có bể rộng lớn hơn bóng của gốc cây. Sau đó hãy đặt cành cây đã chuẩn bị theo 1 trong 2 phương pháp trồng trên vào chính giữa chậu rồi cho đất vào trong. Lưu ý vun đất vào sát gốc và hơi nhô cao lên một chút, tưới nước đều đặn hàng tuần.
3. Điều kiện ánh sáng
Cây Ngũ Gia Bì không chịu được ánh sáng trực tiếp quá mạnh chiếu đến, do đó bạn cần để chậu cây vào nơi râm mát hoặc có mái che chắn nắng. Mỗi tuần bạn chỉ nên mang chậu cây ra tắm nắng bên ngoài 1-2 lần, mỗi lần từ 4-6 tiếng là được.
4. Nước tưới
Chỉ nên duy trì tưới ẩm cho đất từ 2-3 lần/tuần để tránh tình trạng tích nước trong đất gây úng rễ cho cây. Không nên tưới quá thường xuyên trừ khi nơi bạn sinh sống có khí hậu nóng quanh năm. Chú ý quan sát màu sắc của lá trong quá trình trồng, nếu chúng bị vàng lá hoặc rụng nhiều chứng tỏ nước tưới đang bị dư thừa.
5. Nhiệt độ và độ ẩm
Cây Ngũ Gia Bì là cây sinh trưởng trong môi trường nhiệt đới ẩm. Do đó chúng có thể chịu được mức nhiệt độ môi trường cao không quá 60 độ C. Để thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây, bạn nên để chúng ở nơi có nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C. Ngoài ra cần chú ý độ ẩm trong đất, không được để đất quá khô.
6. Bón phân
Cây Ngũ Gia Bì không đòi hỏi phải cung cấp phân bón cho chúng thường xuyên vì loại cây này khá dễ sinh trưởng. Bạn chỉ nên bón phân cho cây vào giai đoạn sinh trưởng tốt nhất của cây nhằm kích thích cho chúng phát triển mạnh hơn. Hãy sử dụng phân hữu cơ hoặc phân NPK hòa tan với nước ở một tỷ lệ nhất định.
7. Phòng sâu bệnh
Cây Ngũ Gia Bì chủ yếu dễ bị côn trùng tấn công lá gây hại cho cây. Bạn hãy chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun định kỳ nhằm bảo vệ lá cây không bị tấn công. Ngoài ra hãy chú ý quan sát và cắt tỉa những lá bị khô héo và bị bệnh nhằm tránh lây lan cho những lá hoặc cây khác.
Các vị trí nên đặt cây Ngũ Gia Bì trong nhà
Đặt cây Ngũ Gia Bì tại những vị trí sau đây sẽ tốt cho phong thủy và giúp cây có thể sinh trưởng, phát triển lớn quanh năm:
- Đặt trên bàn làm việc: Giúp bạn thư giãn, tâm trạng thoải mái nhẹ nhàng, cung cấp thêm oxy để tăng hiệu suất làm việc.
- Đặt ở khu vực ban công: Sẽ giúp giảm đi sự nóng bức từ môi trường bên ngoài, gia tăng khả năng điều hòa không khí trong ngôi nhà của bạn.
- Đặt ở đại sảnh hoặc trước cửa nhà: Đặt như vậy sẽ có lợi cho phong thủy, giúp thu hút vượng khí và tài lộc về cho bạn.
- Đặt ở sân vườn: Giúp tô điểm thêm vẻ đẹp và sự đa dạng cho khu vườn trong ngôi nhà của bạn.
Cây Ngũ Gia Bì thường được đặt trên bàn làm việc
Cây Ngũ Gia Bì có độc không?
Cây Ngũ Gia Bì với khả năng đuổi muỗi và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh sẽ hoàn toàn có lợi cho sức khỏe và đặc biệt không hề có độc. Bất cứ bộ phận nào của cây như rễ, thân, lá và hoa đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Do đó bạn có thể yên tâm khi trồng loại cây này ở quanh nhà mà không lo bị trúng độc hay gặp các tác dụng phụ do cây mang lại.
Cách ngâm rượu rễ cây Ngũ Gia Bì
Bạn có thể tham khảo 2 cách ngâm rượu từ rễ của cây Ngũ Gia Bì như sau:
- Cách 1: Lấy phần vỏ và rễ theo tỷ lệ 1:7, sau đó cứ 100g hỗn hợp đem đi ngâm với 1 lít rượu trắng trong ít nhất 3 tháng là có thể dùng được. Khi dùng chỉ uống 1 chén nhỏ, mỗi ngày từ 1-2 lần và uống trong bữa ăn.
- Cách 2: Chuẩn bị 100g rễ cây Ngũ Gia Bì, đem sao vàng trên chảo rồi mang ngâm với 1 lít rượu trắng trong vòng 2 tuần. Mỗi ngày uống từ 1-2 lần, mỗi lần chỉ lấy 1 chén con để uống trước hoặc trong bữa ăn.
Bán thóc mua cây sanh "xấu xí", lão nông "hô biến" thành tác phẩm tiền tỷ Sau nhiều năm miệt mài chăm sóc tạo tác uốn nắn tay cành, cây sanh cổ "xấu xí" đã có dáng thế độc đáo và tăng giá trị lên đến tiền tỷ, khiến nhiều người choáng váng. Cây sanh được xem là loại cây ngoại cảnh với khả năng tạo dáng bonsai sinh động nhờ vào sự dẻo dai, sinh trưởng tốt của...