9 loại bệnh nguy hiểm dễ gặp khi ăn quá nhiều đường
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của đường thì bạn cần hiểu biết thêm về những loại bệnh dễ mắc phải khi ăn quá nhiều đường.
Đường không chỉ để thêm vào các loại thực phẩm và đồ uống mà còn có tác dụng điều trị vết thương và tẩy da chết, làm dịu lưỡi, làm sạch tay…
Tuy nhiên bên cạnh đó, việc có quá nhiều đường trong chế độ ăn cũng khiến cho bạn gặp nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau đây là những loại bệnh rất dễ gặp khi ăn quá nhiều đường:
Tiêu thụ nhiều loại đồ uống có đường ngọt chẳng hạn như nước ngọt, nước trái cây, nước có gas… làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Diabetes Care khi kiểm tra hơn 310.000 bệnh nhân cho biết rằng, những người uống 1-2 phần đồ uống có chứa vị ngọt một ngày làm tăng 26% khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 so với người không uống hoặc uống 1 lần trong tháng.
Hơn nữa, tại Đại học California, San Francisco, các nhà nghiên cứu ước tính rằng 130.000 trường hợp đái tháo đường giữa năm 1990 và 2000 có thể là do sự gia tăng tiêu thụ về đồ uống chứa đường ngọt của người Mỹ.
2. Bệnh ngoài da: Mụn trứng cá
Các bác sĩ da liễu và các chuyên gia khác đã tranh luận liệu khoai tây chiên dầu mỡ và socola có phải là nguyên nhân chính gây mụn. Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Molecular Nutrition & Food Research có tiêu đề”Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn”, các nhà nghiên cứu cho rằng việc có chế độ ăn thấp hoặc cao về glycemic ảnh hưởng đến da của bạn.
Thức ăn giàu đường như đường tinh chế, đồ uống có đường, và thậm chí một số hoa quả chứa các loại đường tự nhiên gây ra đột biến lớn về lượng đường trong máu. Thực phẩm glycemic thấp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, được chia thành các loại ít đường sẽ không gây đột biến lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người có chế độ ăn thấp glycemic sẽ giảm 50% mụn trứng cá, trong khi những người ăn chế độ ăn nhiều đường sẽ tăng 14% nguy cơ bị mụn trứng cá.
Không nên ăn quá nhiều các loại bánh ngọt (Ảnh minh họa)
3. Bệnh về tim mạch
Ăn một lượng đồ ăn có quá nhiều chất béo không phải là điều duy nhất gây ra bệnh tim mạch. Nhiều bằng chứng cho thấy, đường cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch.
Video đang HOT
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, những người có 17,5% calo từ đường làm tăng thêm 20-30% khả năng xuất hiện của triglycerides, một loại chất béo được tìm thấy trong máu của bạn. Khi bạn tiêu thụ nhiều đường hơn so với quy định, các loại đường dư thừa sẽ tạo thành triglycerides, sau đó chất này được lưu trữ trong các tế bào chất béo. Nghiên cứu này cũng cho thấy những người có 25% hoặc nhiều hơn lượng calo từ đường khiến cho mức HDL thấp hơn 3 lần so với những người có chế độ ăn ít đường hơn 5%.
Triglycerides cao và mức độ HDL thấp góp phần làm xơ vữa động mạch, xơ cứng các động mạch của bạn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và cơn đau tim. Phụ nữ nên ăn ít hơn 6 muỗng cà phê đường một ngày, đàn ông nên ăn ít hơn 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày để tránh nguy cơ bị các loại bệnh về tim.
Dùng quá nhiều thức ăn ngọt cũng sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, khiến cho thận tái hấp thụ natri và nước, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước và natri trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây ra huyết áp cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
5. Làm suy yếu hệ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy, ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó khiến cho các bệnh viêm nhiễm lâu bình phục.
Ảnh minh họa
6. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Ăn đường vừa phải có thể khiến cho bạn giải phóng các hormone, đem lại cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng ngược lại.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Baylor tìm thấy một mối tương quan giữa tiêu thụ đường và tỷ lệ về căn bệnh trầm cảm ở 6 quốc gia. Ăn đường quá nhiều ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao.
Hơn nữa, nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal về tâm thần học phát hiện ra rằng những người đã chuẩn đoán bị tâm thần phân liệt có thể do có chế độ ăn quá nhiều đường. “Rối loạn hành vi nói chung đang bị ảnh hưởng bởi những biến động do lượng đường cao trong cơ thể” – Teitelbaum nói.
7. Ung thư
Việc ăn quá nhiều đường khiến tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ đường và việc tăng nguy cơ ung thư. Ví dụ, các nhà nghiên cứu trường Đại học Minnesota khảo sát 60.000 bệnh nhân trong vòng 14 năm và nhận thấy rằng những người uống hai hoặc nhiều nước ngọt mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn 87% so với những người uống 1 chai hoặc không uống. Đại học khoa học Buffalo cho thấy phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gia tăng 39% phát triển ung thư vòng một so với những người có mức đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dl.
8. Ảnh hưởng đến thị lực
Theo báo cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu tăng dễ dẫn đến bệnh cận thị.
Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng của Mỹ, B. Lein, dựa trên nhiều số liệu về dinh dưỡng của người bệnh mà ông đã điều trị, khẳng định “bệnh cận thị phát triển không chỉ do mắt mệt mỏi bởi làm việc nhiều quá mà còn do ăn uống không đủ các chất cần thiết. Một chế độ ăn thừa đường, canxi, protein và thiếu crom sẽ làm cho bệnh cận thị nặng thêm”.
Ảnh minh họa
9. Gây sâu răng
Nguyên nhân khiến bé bị sâu răng chủ yếu do bé ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất đường mà không vệ sinh răng sạch sẽ. Thông thường, chỉ 15 phút sau khi ăn, các vi sinh vật này sẽ hấp thu và tiêu hóa chất đường, biến đường thành axit hữu cơ làm mất khoáng men răng dẫn đến sâu răng. Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sâu răng như bánh, kẹo, trà sữa, nước ngọt… để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.
Thu Trang (Theo Giadinhonline.vn)
9 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm thể hiện trên bàn tay
Những dấu hiệu trên tay có thể giúp bạn nhận biết nguy cơ đang mắc các loại bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch máu não...
1. Ra mồ hôi tay
Hàng ngày chúng ta ai cũng có thể bị ra mồ hôi tay, nó gây ra một số bất tiện trong công việc cũng như giao tiếp và khiến cơ thể mất nước, muối, mệt mỏi. Nguyên nhân đơn giản có thể do bạn có cảm giác bồn chồn, lo lắng hay bị stress, hay phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh... Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến tay thường xuyên ra mồ hôi như khối u di căn chèn ép các dây thần kinh tủy sống, hạ đường huyết hoặc bệnh tiểu đường.
Tay ra mồ hôi quá nhiều chứng tỏ bạn đang mắc rất nhiều bệnh.
2. Ngứa trong lòng bàn tay
Nhìn bằng mắt thường chúng ta có thể thấy da tay không có màu hồng đều nhau, có nhiều đốm trắng rất có khả năng bị nhiễm nấm và ghẻ ngứa do một loại ký sinh trùng gây ra. Nếu thấy ngứa ở 2 ngón tay trỏ có thể do các vấn đề rối loạn chức năng của ruột kết hoặc túi mật.
3. Nổi cục ở ngón tay
Nếu bạn thấy xuất hiện cục nhỏ gần chân móng tay, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp mạn tính. Các khối cục đó xuất hiện là do giảm khoang khớp khiến các khớp lồi ra như xương mới. Phụ nữ dễ bị tình trạng nổi cục ở ngón tay hơn.
4. Da tay khô
Tình trạng này thường báo hiệu sớm rối loạn tuyến giáp làm mất độ ẩm của da. Ngoài ra, nó cũng có thể báo hiệu hiện tượng dị ứng hoặc các rối loạn độ nhạy của da do sử dụng một số sản phẩm mỹ phẩm.
5. Tay bị tê bì:
Nhiều người thường chủ quan khi tay bì tê bì. Thực ra tê bì chân tay là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh lý đốt sống cổ, thiếu máu não cục bộ.
Tình trạng tiểu đường nặng sẽ dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên gây ra hiện tượng tê bì tay chân.
Với người lớn tuổi khi gặp tình trạng tay bị tê bì thì cần phải kiểm tra ngay vì rất dễ bị mắc nguy cơ thiếu máu não cục bộ, hay tắc mạch máu não.
6. Móng tay có màu xanh
Các chuyên gia cho biết móng tay xanh là biểu hiện của việc ngón tay không nhận đủ máu chứa ôxy. Điều này cho thấy sự lưu thống máu ở tay và chân bạn không được tốt hoặc phổi không bơm không đủ ôxy vào máu để cung cấp toàn bộ cơ thể. Do đó, đây là dấu hiệu của bệnh phổi hoặc bệnh tim.
7. Xuất hiện nhiều đường sọc trên móng tay
Điều này cho thấy chức năng tim của bạn không tốt, đặc biệt nếu có nhiều đường sọc xuất hiện ở ngón cái. Thời gian tới, bạn cũng cần chú ý những việc liên quan đến tài sản và tiền bạc.
8. Móng tay giòn
Nếu móng tay bạn cứng nhưng lại dễ vỡ, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng khô móng hoặc suy tuyến giáp, đặc biệt nếu tóc bạn bị khô, gãy nhiều, sợi tóc mảnh một cách bất thường.
9. Run tay
Chắc hẳn tất cả mọi người đều từng đã cảm thấy run tay. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khi ai đó lo lắng, hoảng hốt hoặc mệt mỏi khi cầm vật gì quá nặng. Nhưng sẽ là bất thường nếu run tay không rõ nguyên nhân và rất khó kiểm soát.
Run tay không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo về bệnh Parkinson.
Run tay không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo về bệnh Parkinson. Bệnh này ảnh hưởng tới hệ thần kinh như các rối loạn cử động cơ của cơ thể. Vì thế, bạn nên đi khám bác sỹ ngay.
Theo Phununews
Bệnh phổi 'tấn công' phụ nữ Phụ nữ thường chủ quan cho rằng bệnh hô hấp chỉ tấn công nam giới do thói quen hút thuốc lá, làm công việc liên quan tới cơ khí... Nhưng thực tế, phụ nữ cũng là đối tượng của căn bệnh nguy hiểm này. Ung thư phế quản Đây là bệnh lý mà nam giới là đối tượng chính. Tuy nhiên, ngày nay...