9 kiệt tác 18+ bị hàm oan là ‘phim người lớn’
Có rất nhiều kiệt tác điện ảnh đi sâu khai thác trực diện chủ đề tình dục ở con người. Và những tác phẩm đó lại dễ dàng bị tưởng nhầm là một phim “ nóng” rẻ tiền.
Tình dục là một chủ đề nghiêm túc trong nghệ thuật điện ảnh nửa thế kỉ trở lại đây. Có rất nhiều kiệt tác điện ảnh đi sâu khai thác trực diện chủ đề tình dục ở con người. Những tác phẩm này dễ bị đánh đồng là một phim “nóng bỏng” thuần túy. Chúng luôn là chủ đề của những cuộc tranh cãi vô cùng gay gắt. Chỉ có sự bình tĩnh của thời gian mới chứng minh được giá trị của những tác phẩm dễ bị “hàm oan” như vậy.
1. Lolita – 1966
Bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Stanley Kubrick chuyển thể từ tiểu thuyết lừng danh này không bao giờ thiếu trong cách danh sách phim gây tranh cãi. Tiểu tuyết của Vladimire Nabokove về ám ảnh tình dục của một người đàn ông trung niên với một cô gái tiểu hoa niên.
Mặc dù Kubrick đã loại đi rất nhiều yếu tố gây tranh cãi từ tiểu thuyết, bộ phim vẫn bị dán mác phim chứa cảnh tình dục thô thiển ở nhiều nơi. Khán giả thường la ó ngôi sao 15 tuổi Sue Lyon khi đó quá nhỏ tuổi đế có thể đóng một phim rất người lớn như vậy.
Nhưng cả tiểu thuyết và phim đều xứng đáng được tôn vinh vì sự thấu hiểu sâu sắc tâm lý tính dục của đàn ông trung niên.
2. Last Tango in Paris – 1972
Tác phẩm đầy mê mặc năm 1972 này của bậc thầy Bernado Bertolucci đã gây ra cả một vụ xì căng đan quốc tế vì bị gán ngay là một phim 18 giữa hai người lạ mặt ở Paris. Vì tính tình dục quá nặng của kịch bản, phim bị cấm chiếu ở gần như tất cả các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
Mặc dù vậy, nam diễn viên Marlon Brando và đạo diễn Bertolucci vẫn được đề cử giải Oscar cho vai nam chính xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất với phim. Phim sau đó đã giành được 5 giải thưởng ở các LHP toàn cầu khác.
3. In The Realm of the Senses – 1976
Câu chuyện được làm năm 1976 của đạo diễn người Nhật kể về mối tình giữa một nữ geisha trẻ làm việc tại một quán trọ và ông chủ già. Họ yêu nhau bằng tình dục, nghiện làm tình với nhau từ đầu tới cuối phim ở đủ mọi tư thế. Có rất nhiều cảnh trong đó các bộ phận kín của hai nhân vật lộ hết. Và các nhân vật đều làm chuyện ấy thật.
Đây có thể coi là một trong số những phim đầu tiên đập phá lời nguyền “tình dục” trong lịch sử điện ảnh, đặc biệt lại là của phim châu Á, vì thế phim đã nhanh chóng bị cấm chiếu trên toàn thế giới.
Nữ diễn viên chính đã không dám trở về Nhật mà phải sống tại Pháp. Phải đến những năm trở lại đây, các nhà phê bình nhận ra sự thiếu bình tĩnh khi đánh giá phim. Hiện phim được đưa vào giảng dạy như một tác phẩm kinh điển ở nhiều định chế nghiên cứu điện ảnh.
4. Rendez-vous – 1985
Tác phẩm kinh điển này đã giúp đạo diễn của phim là Andre Techine, bậc thầy điện ảnh Pháp, giành giải đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Cannes năm 1985.
Câu chuyện được coi là vô cùng gợi dục nhưng cũng vô cùng nghệ thuật. Câu chuyện đi sâu khai thác mối quan hệ tình cảm và tình dục giữa một người đàn bà và ba người đàn ông. Những cảnh tình dục rất sốc của phim đã khiến người xem dễ hiểu nhầm là phim 18 .
5. The Piano Teacher – 2001
Video đang HOT
Câu chuyện kể về ám ảnh tình dục của một cô giáo dạy dương cầm có sở thích khổ dâm với cậu học sinh của chính mình. Những ai không bình tĩnh xem thường không dễ đánh giá được những ẩn ức và trải nghiệm tâm lý của một phụ nữ độc thân ở tuổi trung niên. Và sự dùng dằng trong mối quan hệ gây bi kịch cho cả hai người. Đặc biệt với cảnh phim sốc nhất là cảnh cậu học trò “cưỡng hiếp” cô giáo ở cuối phim.
Bộ phim đã giành giải thưởng lớn tại LHP Cannes 2001. Hai nam nữ diễn viên chính cũng giành hai giải thưởng Nam diễn viên chính và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cùng năm đó. Tất nhiên, kịch bản xuất sắc như vậy là do chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn giành giải Nobel văn chương 2004: Elfriede Jelinek.
6. Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring – 2003
Bộ phim được Roger Ebert, phê bình gia điện ảnh nổi danh nhất nước Mỹ, đưa vào danh sách những phim hay nhất mọi thời đại này đã gây sốc với nhiều khán giả với cảnh phim hết sức 18 khi nhà sư trẻ làm tình cuồng nhiệt với cô gái đẹp giữa bãi đá ngoài trời.
Câu chuyện kể về hành trình cuộc đời của một cậu bé sống ở trong chùa lớn lên bỏ chùa theo gái đẹp, rồi lại quay trở lại chùa sống kiếp tu hành. Phim được đánh giá là khai thác trọn vẹn vòng đời của một con người. Tính châu Á trong phim cũng rất rõ.
7. Sắc giới – 2007 (Lust, Caution)
Một câu chuyện điệp viên bi kịch với mô típ thường thấy. Nữ điệp viên tìm cách quyến rũ kẻ thù nhưng cuối cùng lại ngã gục trước kẻ thù. Và một kịch bản gây nhiều dư luận báo chí và phản ứng của người xem tới nỗi bản phim công chiếu tại Trung Quốc Đại Lục bị cắt hầu hết các cảnh tình dục tổng cộngkéo dài đến trên 30 phút với nhiều cận cảnh chi tiết. Bộ phim đã gây nhiều tranh cãi về giá trị nghệ thuật cũng như sự cần thiết của các cảnh sex đối với việc truyền tải nội dung bộ phim.
Thế nhưng, với tay nghề của đạo diễn Lý An, với diễn xuất của Lương Triều Vỹ và Thang Duy, bộ phim khẳng định giá trị của nó sau 6 năm ra mắt. Phim giành 14 giải thưởng quốc tế và được 16 đề cử tại các LHP lớn nhỏ trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất LHP Venice và giải Diễn viên nam xuất sắc nhất của LHP châu Á.
8. Bi đừng sợ – 2010
Bi đừng sợ chưa thể gọi là kiệt tác, nhưng có thể được coi là một tác phẩm lớn của điện ảnh Việt Nam.
Một trong những chủ đề tạo ra nhiều bình luận nhất trên truyền thông năm 2011 chính là phim này. Ngắn gọn mà nói, bộ phim “tai tiếng” ở những cảnh làm tình trần trụi giữa những người lớn. Sốc hơn nữa, tác giả còn để một cô giáo đứng xem một học sinh trung học đái trước mặt.
Nhưng số đông công chúng ngơ ngác vì bộ phim đã giành quá nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có cả giải kịch bản xuất sắc tại Tuần lễ phê bình Quốc tế của LHP Cannes, LHP lớn nhất toàn cầu. Về kịch bản, bộ phim phá cách khi đưa vào câu chuyện hình tượng nhân vật người phụ nữ chưa từng có của Việt Nam, ẩn ức tình dục và phá bỏng vòng kim cô “hình tượng phụ nữ bất khuất đảm đang”. Về mặt hình ảnh, phim trộn phong cách duy hiện thực và phong cách ấn tượng.
9. La Vie D’adele – Chapitre 1 & 2 2012
Lần đầu tiên một câu chuyện về mối quan hệ đồng giới giành giải cao nhất của LHP Cannes, giải Cành Cọ Vàng. Tuy nhiên, chính các nhà phê bình cũng sốc với những cảnh làm tình quá nóng bỏng khiến bất kỳ ai xem cũng phải nóng ran người. Đặc biệt, có cảnh phim “không hề che chắn gì” kéo dài gần hai mươi phút mô tả việc làm tình cuồng nhiệt giữa hai nữ nhân vật chính của phim.
Chuyện phim tâm lý dài ba tiếng kể cuộc đời của cô thiếu nữ người Pháp Adele và mối tình thăng trầm qua nhiều năm tháng với người tình đồng giới Emma tóc xanh.
Theo Khám phá
Cannes 66 vinh danh tình yêu đồng tính
LHP Cannes 2013 đã kết thúc với giải Cành cọ vàng danh giá được trao tặng cho bộ phim "Blue is the warmest colour" của đạo diễn Abdellatif Kechiche.
Tình yêu đồng giới lên ngôi
Blue Is the Warmest Color: The Life Of Adele (La Vie D'adele - Chapitre 1 & 2) (Màu Xanh là màu ấm nhất: Cuộc đời của Adele) đã giành giải thưởng Cành Cọ Vàng cao quý số một của LHP danh giá nhất hành tinh. Đây là tác phẩm điện ảnh đồng tính đầu tiên được trao giải lớn nhất của Cannes.
Được chuyển thể từ một tiểu thuyết bằng tranh có tên Le Bleu est une couleur chaude của Julie Maroh, Blue là chuyện tình dài ba tiếng mô tả hành trình khám phá tính dục và câu chuyện tình yêu mãnh liệt của cô gái trẻ Adele với người tình đồng giới qua nhiều năm tháng thăng trầm của cuộc đời, bắt đầu từ khi cô còn là học sinh trung học 15 tuổi. Kiệt tác gây sốc bởi những cảnh làm tình dài và rất trần trụi nhưng vẫn làm khán giả ngơ ngác với câu chuyện tinh tế và thông minh.
Đặc biệt, hai nữ diễn viên chính cũng được trao chung giải Cành Cọ Vàng vì diễn xuất đỉnh cao. Ban giám khảo Cannes 2013, đứng đầu là đạo diễn Steven Spielberg, đã hành động rất phá cách khi trao giải không chỉ cho riêng đạo diễn Abdellatif Kechiche, mà cho cùng hai diễn viên chính là Lea Seydoux và Adela Exarchopoulos.
Từ trái sang phải, bộ ba đạo diễn diễn viên Lea Seydoux, Abdellatif Kechiche, và Adela Exarchopoulos vui sướng khi nhận giải Cành Cọ Vàng 2013
Sau khi nhận giải chung với hai diễn viên, đạo diễn người Tunisa sang Pháp từ năm 6 tuổi bảy tỏ tri ân với bậc thầy của mình là Claude Berri đã giúp ông tìm đường cho sự nghiệp. Ông cũng muốn vinh danh giải thưởng này cho thanh niên Pháp và Tunisia vì đã dạy và truyền cảm hứng cho ông biết "hi vọng về tự do, sống tương thân, được tự do thể hiện bản thân và tự do bày tỏ tình yêu."
Chủ tịch BGK, đạo diễn Spielberg nhận định: "Phim là một chuyện tình lớn khiến tất cả chúng ta cảm thấy vinh hạnh được sống. Đạo diễn đã không đặt nặng vào cốt truyện và cách kể truyện. Ông đã để cho các cảnh phim tự chạy trong đời thực."Spielberg cũng đánh giá Kechiche là một nhà làm phim tinh tế và rất có tài quan sát.
Cannes vinh danh Blue chỉ ngay sau vài ngày Pháp hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Hàng ngàn người biểu tình đã diễu hành chống lại luật mới vào ngày 26/5 ở Paris. Nhưng Ban giám khảo khẳng định những sự kiện đang xảy ra không ảnh hưởng đến quyết định trao giải của phim. "Chúng tôi trao giải cho điện ảnh. Không phải cho những tuyên bố chính trị."
Các nhà phê bình cũng đánh giá rất cao Blue mặc dù phim gây sốc sau khi trình chiếu ra mắt với rất nhiều cảnh làm tình trực diện đến nỗi có thể sẽ bị cắt trước khi ra rạp. Phim giành giải Phim xuất sắc nhất do Hiệp hội Phê bình gia FIPRESCI bình chọn.
Những bài bình phim trên khắp các mặt báo Âu Mỹ đều hết lời khen ngợi tác phẩm. Tờ Variety khẳng định phim "chứa đựng những cảnh làm tình giữa hai người đồng tính nữ mạnh bạo nhất trong lịch sử". Jorrdan Mintzer của tờ Hollywood Reporter lại cho rằng diễn xuất của hai diễn viên đỉnh cao. TờThe Guardian cho rằng phim thể hiện được phong cách và đam mê điện ảnh chính hiệu, và cho 4 trên 5 sao. Tờ The New York Observer khẳng định "phim đơn giản là sự chiến thắng và là một tác phẩm lớn đánh thức tính dục".
Cannes 2013 - tình yêu không biên giới
Tác phẩm lấy bối cảnh không gian âm nhạc nước Mỹ những năm 1960, Inside Llewyn Davis của Anh em nhà Coen giành giải lớn thứ hai, giải Grand Prix (Giải thưởng lớn). Ngôi sao chính của phim là Oscar Isaac đã thay mặt anh em Coens nhận giải. Anh em nhà Coen từng giải Cành Cọ Vàng năm 1991 với bộ phim mang phong cách siêu thực, Barton Fink.
Inside Llewyn Davis (2013)
Nhà làm phim người Mexico Amat Escalante nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất với phim lấy chủ đề tội phạm và bạo lực, Heli.
Đạo diễn người Mexico Amat Escalante nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất
Giải thưởng của Ban giám khảo, giải thưởng lớn thứ ba được trao cho bộ phim Like Father, Like Son của đạo diễn người Nhật Koreeda Hirokazu. Câu chuyện châu Á kể về rắc rối của hai vợ chồng người Pháp khi biết đứa con 6 tuổi mình đang nuôi nấng không phải do họ sinh ra.
Giải thưởng Kịch bản xuất sắc nhất được trao cho bộ phim Trung Quốc A Touch Of Sin của đạo diễn Giả Chương Kha. Phim là những lát cắt chân thực về những số phận con người trong đời sống xã hội Trung Quốc đang thay đổi quá nhanh.
Diễn viên nam xuất sắc nhất được trao cho diễn viên 76 tuổi Bruce Dern đóng vai chính trong bộ phim hành trình Nebraska của Alexander Payne. Câu chuyện đến Nebraska của hai cha con nọ lột tả hết cả hành trình nội tâm sâu sắc.
Đạo diễn Anthony Chen người Singapore nhận giải Camera d'Or (Máy quay vàng), giải thưởng dành cho phim đầu tay xuất sắc nhất với tác phẩm Ilo Ilo. Lấy bối cảnh cơn khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, bộ phim xoay quanh những biến động của một gia đình Singapore.
Spielberg cùng với các thành viên ban giám khảo gồm đạo diễn Lý An, diễn viên Nicole Kidman và Christoph Waltz khẳng định, bản đồ điện ảnh năm nay định vị khắp hành tinh.
Danh sách giải thưởng LHP Cannes 2013:
Hạng mục Phim tranh giải chính:
Cành Cọ Vàng: Phim La Vie D'adèle - Chapitre 1 & 2 (Màu Xanh là Màu Ấm Nhất), đạo diễn bởi Abdellatif Kechiche
Giải thưởng Lớn: Phim Inside Llewyn Davis, đạo diễn bởi Ethan Coen & Joel Coen
Đạo diễn xuất sắc nhất: Amat Escalante cho phim Heli
Giải thưởng của BGK: Phim Soshite Chichi Ni Naru (Like Father, Like Son), đạo diễn Kore-eda Hirokazu.
Kịch Bản xuất sắc nhất: Phim A Touch Of Sin, đạo diễn Giải Chương Kha Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Bérénice Bejo trong phim Le Passe (Quá khứ) đạo diễn bởi Asghar Farhadi
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất: Bruce Dern trong phim Nebraska, đạo diễn bởi Alexander Payne
Hạng mục Un Certain Regard (Một Cái Nhìn Khác)
Giải Một Cái Nhìn Khác: Phim The Missing Picture, đạo diễn bởi Rithy Panh
Giải thưởng của BGK: Phim Omar, đạo diễn bởi Hany Abu-Assad
Giải thưởng đạo diễn xuất sắc: Alain Guiraudie Cho phim Stranger By The Lake (Người Lạ Bên Hồ)
Hạng mục phim ngắn
Cành cọ vàng Phim ngắn: Phim Safe, đạo diễn bởi Byoung-Gon Moon
Theo Kenh 14
Hollywood tính "đá văng" cảnh nóng Ông chủ của các hãng phim hiện đang tính đến việc cắt bỏ những cảnh nóng vì họ cho rằng nó không còn khả năng câu khách như mong muốn. Theo báo cáo của Sunday Times, thì ông chủ các hãng phim tại Hollywood sẽ tập trung vào các cảnh quay hành động và hiệu ứng đặc biệt để phục vụ nhu cầu...