9 “kẻ phá đám” khiến hôn nhân dễ tan vỡ
Những hành vi, cử chỉ nhỏ có thể ảnh hưởng quan trọng đến 1 cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Bạn quan tâm tới Facebook và điện thoại hơn chồng? Bạn đã từng tránh quan hệ tình dục? Bạn giấu giếm tài chính? Những hành vi này đều có nguy cơ làm ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân của bạn.
1. Nghiện bất cứ thứ gì đó
Nghiện các phương tiện truyền thông xã hội, thực phẩm, rượu, ma túy, mua sắm hoặc cờ bạc,… đều có thể khiến cuộc hôn nhân đi xuống nhanh chóng. Việc nghiện bất cứ thứ gì đó có thể trở thành kẻ thứ 3 trong cuộc hôn nhân của bạn.
Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang có 1 mối quan hệ mới dù đó chỉ là 1 mối quan hệ tình cảm trên Internet. Vì vậy, hãy dừng lại, và suy nghĩ về những gì thực sự có giá trị với bạn và hành vi nghiện của bạn sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ chồng như thế nào.
Hãy để phòng ngủ của vợ chồng bạn tránh xa các thiết bị công nghệ và lên lịch sắp xếp cho bản thân 1 khoảng thời gian nhất định để lướt web, chơi game,… Trong các bữa ăn với nhau cũng không để những thứ bạn nghiện xen vào.
2. Tránh quan hệ tình dục
Nếu bạn thường tìm cách bào chữa về lý do tại sao ít quan hệ tình dục, cuộc hôn nhân của bạn có thể đang có các rắc rối.
Tình dục là chất keo gắn kết mối quan hệ giữa vợ chồng với nhau. Nếu bạn không có cảm xúc làm “ chuyện ấy” với người bạn đời thì có thể tình cảm của bạn với họ đang có chút vấn đề. Bạn phải có những suy nghĩ tốt để 2 người trở nên thân thiết. Nếu chỉ trích và tranh cãi với nhau thường xuyên, bạn sẽ khó có thể gần gũi.
Hãy tăng các yếu tố lãng mạn trong cuộc hôn nhân của mình bằng cách tập trung vào những điều tích cực. Ví dụ, dành ra 1 tháng để nghĩ về những điều bạn yêu thích về người chồng của bạn. Quyết định nói “có” thường xuyên hơn khi chồng bạn muốn “chuyện ấy”.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông và phụ nữ sẽ có những lợi ích về sức khỏe và tinh thần từ cực khoái và va chạm thân thể. Một cái ôm kéo dài 10 giây hoặc hơn sẽ làm giảm huyết áp và giải phóng hormone oxytocin đem lại cảm giác tốt, trong khi mức độ hormone stress sẽ giảm.
3. Không nói chuyện
Việc lắng nghe và nói chuyện với nhau rất quan trọng. Một cặp vợ chồng không thể sống như 2 cái bóng không giao tiếp với nhau. Việc không giao tiếp có thể vì 2 bạn không còn cảm hứng với nhau hoặc có thể đó đã là tính cách. 2 bạn cần ngồi xuống thẳng thắn trao đổi, chia sẻ với nhau.
Hoặc nếu bạn không thể giao tiếp với người kia chỉ vì nói chuyện không hợp hoặc do tính cách, bạn có thể tập luyện bài tập: Ngồi đối diện 1 người khác và bắt đầu nói với họ nhiều chuyện, người kia không cần trả lời, sau đó họ sẽ nhắc lại những gì bạn vừa nói. Nên tập bài tập này khoảng 10 lần trước khi lắng nghe người bạn đời chia sẻ những câu chuyện của họ.
Video đang HOT
4. Đối xử với chồng như kẻ thù
Bạn vừa trải qua 1 ngày tồi tệ? Nhưng không nên lấy đó là lý do cho cuộc chiến giữa bạn với bạn đời.
Khi bạn cáu kỉnh và đổ lên người kia, bạn nên nhận thức được điều đó và hãy tìm cách để tự chăm sóc bản thân. Hãy để bạn đời biết bạn vừa trải qua những cảm giác như thế nào để anh ấy có thể hiểu và chu đáo với bạn hơn ngày bình thường.
5. Nghiêm trọng hóa vấn đề
Việc quá ham mê tiền bạc có thể là gốc rễ của mọi vấn đề và tranh cãi là gốc rễ của tai họa trong hôn nhân.
Theo 1 nghiên cứu, cãi nhau về tiền bạc là yếu tố hàng đầu gây ly hôn. Các cặp vợ chồng có xu hướng sử dụng ngôn từ cay nghiệt hơn khi tranh cãi về tiền bạc và mất khá nhiều thời gian để làm lành sau cuộc xung đột đó.
Nhiều cặp vợ chồng không biết làm thế nào để thảo luận về tiền bạc hoặc không chia sẻ thoải mái với nhau về vấn đề này. Việc bạn giữ 1 khoản tiền bí mật, đang gặp khó khăn về tài chính, không nói với chồng về 1 chiếc áo mới mua chưa phải là rắc rối đối với cuộc hôn nhân của bạn, nhưng những khoản mua sắm đắt tiền hoặc vay nợ thì lại là vấn đề.
6. Để mối quan hệ với những người khác ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng
Khi bạn gần gũi với cha mẹ và anh chị em của mình, đó là những người được bạn ưu tiên hàng đầu. Khi bạn kết hôn, bắt đầu sống với gia đình riêng của mình thì người bạn đời chính là ưu tiên hàng đầu của bạn.
Hãy thảo luận với nhau làm thế nào để ứng xử, tạo quan hệ với cha mẹ 2 bên và các thành viên khác trong gia đình. Nếu gia đình 2 bạn có cách sống và truyền thống khác nhau, hãy thương lượng với nhau rồi cùng thống nhất.
Việc bạn dành tất cả thời gian rảnh rỗi cho bạn bè hoặc làm việc có thể sẽ khiến người bạn đời cảm thấy không hài lòng và luôn muốn bạn gần gũi với họ hơn. Khi có điều gì gây phật lòng, cũng hãy đừng chỉ trích người kia trước mặt con cái.
7. Thích tranh luận căng thẳng
Khi 2 bạn có vấn đề nào đó, đừng cố tranh luận là mình đúng, thay vào đó, hãy “dĩ hòa vi quý” để giải quyết vấn đề. Xem xét quan điểm của người kia, giải quyết vấn đề tại 1 thời điểm nhất định và không đem các vấn đề trong quá khứ xen vào. 2 vợ chồng cũng nên tránh các cuộc “tấn công” và những lời chỉ trích cá nhân, hay thậm chí là dùng lời đe dọa.
Đừng tránh mặt nhau sau 1 cuộc tranh cãi hay bất đồng. Nếu ngại nói lời xin lỗi, bạn có thể vờ nói đến chuyện khác để làm lành.
8. Không giữ trạng thái vui vẻ
Sau những công việc ở cơ quan và gia đình, bạn có thể cảm thấy mình không còn thời gian để giải trí. Nhưng bạn cần thời gian để nghỉ ngơi bởi nếu tất cả những niềm vui không còn trong cuộc hôn nhân hay cuộc sống của bạn, bạn sẽ không cảm thấy hạnh phúc.
Bạn có thể tạo 1 danh sách các hoạt động để 2 người có thể cùng làm với nhau, cùng đi ăn ở 1 nhà hàng, đi dạo, ngắm cảnh hoàng hôn hoặc dành cho nhau 1 kỳ nghỉ dài. Hãy dành cho nhau ít nhất 1 lần mỗi tuần để làm những việc đó.
9. Quên những điều nhỏ
Mọi người đều khao khát được có cảm giác an toàn, khẳng định giá trị bản thân, có cảm giác thân mật, gần gũi và được hỗ trợ. Do đó, bạn đừng bỏ qua tầm quan trọng của những cử chỉ yêu thương, cho dù là nhỏ nhất.
Hãy tạo cho nhau thói quen hôn chào vào mỗi buổi sáng hay khi đi ngủ. Một lời khen chân thành hoặc bất ngờ tặng người kia những món quà nhỏ (không nhất thiết phải đắt tiền), xoa nhẹ vào cánh tay hoặc chân của người kia hoặc nói lời cảm ơn khi người kia làm điều gì đó giúp bạn.
Một hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày góp phần không nhỏ trong việc tạo xây dựng cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Theo Emdep
Tình yêu cũng như nhân quả, muốn được đối xử thế nào thì hãy cho đi như thế
Đừng chỉ quan tâm cái mình muốn, cái mình cần, mà quên mất việc bên cạnh mình còn có người đồng hành nữa.
Tôi có một cô bạn khá là thích đòi hỏi trong tình yêu. Và bạn biết đấy, khi người ta đặt sự kỳ vọng lên quá cao, thì người ta dễ thường hay bị thất vọng. Cô bạn tôi cũng không phải là ngoại lệ.
Cô ấy thích được người yêu thể hiện sự quan tâm tới cô ấy mỗi ngày, thậm chí là mỗi giờ mỗi phút mỗi giây. Việc anh ấy quên trả lời tin nhắn hoặc trả lời chậm hơn một chút cũng khiến cô ấy phát hờn cả thế giới. Nhìn chung, cô ấy yêu theo cái kiểu rất... kịch, rất... mơ hồ, rất... drama.
Nhưng ở đời, có người bình thường nào lại yêu được theo cái kiểu drama như cô bạn tôi? Cho nên anh người yêu của cô ấy cũng không thể đáp ứng được. Cho đến một ngày, sự chịu đựng đã đạt giới hạn, anh chàng như một quả boom bị kích nổ, nổi giận lôi đình lên với cô bạn tôi.
Anh ấy hỏi:
"Đã bao giờ em biết anh nghĩ gì hay muốn gì chưa?"
Cô bạn tôi im lặng. Bởi vì cô ấy thật sự không biết.
"Đã bao giờ em nghĩ tới cảm giác của anh chưa?"
Vẫn là một sự im lặng như tờ, vì quả thật, cô bạn tôi cũng chưa hề nghĩ tới.
"Anh là người yêu em, anh luôn cố gắng để yêu em theo cái cách mà em muốn. Nhưng anh không phải là soái ca trong tiểu thuyết hay trên mạng, ngừng so sánh và đặt kỳ vọng hão huyền vào anh như thế!".
Nói rồi anh chàng bỏ đi. Cô bạn tôi ngồi trơ trọi ở lại, lọt thỏm giữa một góc phố huyên náo, bên chiếc bàn gỗ sờn của một ban công chói chang nắng đổ...
Có lẽ cô ấy sẽ cảm thấy ít nhiều hụt hẫng và đau xót. Bởi vì cô ấy vừa khám phá ra một vùng đất mới. Đó là một ốc đảo cô độc và xa lánh với thế gian. Đó là trái tim khô cằn cảm xúc từ người đàn ông mà cô ấy yêu.
Phải rồi, vì cô ấy chỉ là người đòi hỏi, cho nên cô ấy bỏ quên mất cảm xúc của người khác. Cô ấy chỉ thích thú và hạnh phúc khi những nhu cầu của côa áy được đáp ứng. Cô ấy chỉ thấy sung sướng và quên hết mọi buồn phiền khi có người sẵn sàng vì cô ấy mà hy sinh. Cô ấy tuyệt nhiên không nghĩ tới chuyện yêu là dung hòa, là hòa hợp, là nhìn về nhau và đi cùng nhau. Chứ không phải là một người chạy trước và một kẻ lẽo đẽo theo sau.
Lần gặp gần đây nhất với tôi, cô ấy suy sụp thấy rõ. Giữa hai người họ vẫn là chiến tranh biên giới lạnh ngăn ngắt. Cô ấy nói chắc là không chia tay đâu, vì cô ấy biết rõ cả hai còn yêu nhau nhiều. Nhưng chắc là anh ấy cho cô bạn tôi một khoảng thời gian để nhìn lại mình, tự rút ra bài học cho mình và thay đổi.
Vậy đấy, tình yêu là hai chiều chứ không phải là đường một chiều đâu bạn thân mến ạ! Nếu bạn muốn nhận về một tình yêu như mình ao ước bấy lâu nay, thì trước tiên hãy học cách cho đi. Đừng chỉ quan tâm cái mình muốn, cái mình cần, mà quên mất việc bên cạnh mình còn có người đồng hành nữa.
Muốn đi nhanh thì chúng ta chỉ việc quẩy balo lên và đi một mình. Nhưng muốn đi xa thì nhất định phải đi cùng nhau. Và chuyện yêu một người cũng chính là từ những điểu giản đơn như thế. Thay vì đòi hỏi, thay vì mong cầu, hãy trao đổi, cảm thông, vị tha và cùng nhau san sẻ, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!
Theo Emdep
Người đã ngoại tình rất dễ "ngựa quen đường cũ"? Một kết quả nghiên cứu cho thấy những người đã không chung thủy trong mối quan hệ trước mối quan hệ hiện tại thì 30% trong số họ đã hoặc đang lừa dối bạn đời hiện tại của mình. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 300 người gồm cả đàn ông và phụ nữ đang trong mối quan hệ...