9 giải pháp tăng cường chất lượng khám chữa bệnh
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ban hành chỉ thị về 9 giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Chỉ được kê thêm giường khi quá tải
Đối với việc chỉ định sử dụng dịch vụ, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) phải tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm, đúng các quy định chuyên môn trong việc chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng; tăng cường điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú theo đúng quy định; nâng cao chất lượng điều trị để giảm thời gian điều trị nội trú của người bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện thực hiện nghiêm, đúng các quy định chuyên môn trong việc chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng (ảnh minh họa). Ảnh: Lê Mai
Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phát hiện một số cơ sở KCB đã kê gấp 2-3 lần số giường bệnh chỉ tiêu; chỉ định tăng bất thường một số dịch vụ kỹ thuật; tỷ lệ bệnh nhân nằm nội trú cao bất thường; giá dịch vụ kỹ thuật cao hơn sử dụng thực tế; thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật Bộ Y tế đã ban hành… Điều này ảnh hưởng đến chất lượng KCB và gây lãng phí, lạm dụng quỹ BHYT.
Giám đốc cơ sở KCB và người trực tiếp chỉ định phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các trường hợp chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú, kéo dài thời gian điều trị nội trú không đúng theo các quy định về chuyên môn y tế. Thực hiện nghiêm các giải pháp giảm quá tải, trường hợp quá tải phải chuyển người bệnh xuống tuyến dưới, sang các cơ sở KCB khác trên địa bàn. Chỉ được kê thêm giường để người bệnh không phải nằm ghép đối với trường hợp thực sự quá tải; Không kê thêm giường bệnh trong trường hợp không sử dụng hết số giường theo kế hoạch được giao.
Các bệnh viện cần thực hiện đúng quy định về danh mục, tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo quy định tại Thông tư 35/2016 của Bộ Y tế; tăng cường và thường xuyên kiểm tra để tránh các trường hợp áp dụng sai mức giá dịch vụ, giá thuốc, vật tư y tế, tính sai số ngày điều trị nội trú…
Video đang HOT
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế sau khi điều chỉnh giá dịch vụ và sử dụng có hiệu quả Quỹ BHYT, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở KCB trong toàn quốc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 2151 của Bộ Y tế (ban hành kế hoạch triển khai thực hiện “đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”), đào tạo, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có tinh thần, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện.
Bệnh viện cần bố trí, điều tiết nhân lực và các buồng khám, bàn khám phù hợp với nhu cầu khám bệnh của người dân, đặc biệt là vào các thời điểm cao điểm để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, bác sĩ và nhân viên y tế có đủ thời gian để khám, tư vấn cho người bệnh…
Giám sát chặt việc chỉ định điều trị
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Quản lý KCB làm đầu mối, phối hợp với các vụ, cục và đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ sở KCB tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ; tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động chuyên môn liên quan đến việc chỉ định sử dụng dịch vụ, thuốc, vật tư, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú và các hoạt động chuyên môn khác.
Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các vụ, cục của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất và tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất về công tác KCB và quản lý, sử dụng Quỹ BHYT.
Đối với Sở Y tế tỉnh, thành phố, Bộ Y tế yêu cầu phối hợp chặt chẽ với BHXH địa phương và các cơ sở y tế để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT.
Ngoài ra, các Sở Y tế cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn y tế, về KCB, giá dịch vụ y tế, tổ chức đấu thầu, cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế và thanh toán chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB thuộc phạm vi quản lý, xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm.
Các đơn vị cũng cần triển khai ngay đề án y tế cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế và đầy mạnh triển khai Thông tư 39/2017 của Bộ Y tế về quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở; Phối hợp với BHXH để bảo đảm đủ thuốc cho tuyến y tế cơ sở, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để y tế cơ sở thực hiện việc theo dõi, quản lý, điều trị đối với các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính…
Theo Danviet
Gian lận trong bảo hiểm y tế: Bệnh nhẹ thành nặng
Hàng trăm bệnh nhân thanh toán bảo hiểm y tế đã được phát hiện chỉ phẫu thuật viêm ruột thừa (bệnh nhẹ, chi phí thấp) nhưng được được kê là phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa (bệnh nặng, chi phí cao).
Kê sai tới 100% ca bệnh
Ông Đàm Hiếu Trung- Phó Giám đốc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế (BHYT) và thanh toán định tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam) cho biết: hệ thống giám định đã phát hiện có tình trạng đề nghị thanh toán dịch vụ kỹ thuật phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa cao bất thường tại một số bệnh viện. Cụ thể, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) Vĩnh Phúc có 371/375 trường hợp phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa (chiếm tỷ lệ: 98,93% trên tổng số các trường viêm ruột thừa); BVĐK huyện Krông Pắc - Đăk Lăk có 86/86 trường hợp; Trung tâm Y tế thị xã Thuận An (Bình Dương) có 62/62 trường hợp; BVĐK khoa khu vực Lục Ngạn (Bắc Giang) có 147/147 trường hợp.
BHXH Việt Nam kiến nghị, bệnh viện phải sử dụng đúng định mức kỹ thuật mới được thanh toán đủ giá dịch vụ đó. Ảnh minh họa. Diệu Linh
Tuy nhiên, kiểm tra hồ sơ bệnh án tại các cơ sở khám chữa bệnh trên lại cho kết quả khá "bất ngờ". BVĐK huyện Krông Pắc, 100% số bệnh án được kiểm tra không phải là viêm phúc mạc ruột thừa; Trung tâm Y tế Thuận An, có 60/62 trường hợp không phải viêm phúc mạc ruột thừa (kê sai 96,77%); BVĐK khu vực Lục Ngạn, có 18/75 trường hợp không phải viêm phúc mạc ruột thừa; BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc: Có 18/383 trường hợp không đúng.
"Viêm phúc mạc ruột thừa là biến chứng khi bệnh nhân bị viêm ruột thừa nhưng đến BV muộn. Mức giá thanh toán của dịch vụ phẫu thuật viêm ruột thừa đơn thuần là 1,4 triệu đồng, mức giá viêm phúc mạc ruột thừa cao gấp đôi (2,8 triệu đồng). Ngoài ra, còn nhiều dịch vụ khác phải đi kèm..." - ông Trung phân tích. Sau khi kiểm tra, toàn bộ chi phí sai sót này đã bị BHXH các tỉnh từ chối thanh toán.
Bên cạnh đó, qua thống kê, tỷ lệ chi phí tiền giường bệnh nội trú của các tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp, Đăk Nông, Cao Bằng cao so với tỷ lệ chung toàn quốc. Đơn cử: Hậu Giang có tỷ lệ tiền giường nội trú/tổng chi nội trú là 55,24/117,64 tỷ đồng (chiếm 46,96%); Đồng Tháp 123,50/293,57 tỷ đồng (chiếm 42,07%); Đăk Nông chiếm 41,51%; Cao chiếm 41,18%. Trong khi đó, tỷ lệ toàn quốc chỉ là 8.739/33.159 tỷ đồng (chiếm 26,36%).
Thanh toán theo mức sử dụng thực tế
Chia sẻ về Thông tư số 15 thay thế thông tư 37, trong đó có việc giảm giá gần 80 dịch vụ từ 15.7, ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, so với hàng chục nghìn dịch vụ kỹ thuật đang có thì việc giảm giá này rất nhỏ. Hơn nữa, trong nửa số dịch vụ kỹ thuật được giảm giá đó là tiền ngày giường và khám bệnh ở các hạng BV.
Trong Thông tư 15 có quy định cơ sở y tế khám quá 65 bệnh nhân/bàn khám thì từ bệnh nhân thứ 66, BHYT không thanh toán giá khám. Nhiều người đã cho rằng quy định này "gây khó" cho các bệnh viện, đồng thời khiến bệnh nhân bị thiệt thòi. Tuy nhiên, ông Phúc khẳng định, quy định này đang đảm bảo quyền lợi của người bệnh, hướng tới việc một chất lượng khám chữa bệnh tốt lên. "Quy trình khám bệnh của Bộ Y tế đã quy định phải khám 5-10 phút mới đạt chất lượng, tìm được bệnh. Nếu BV chỉ khám 2-3 phút thì không đảm bảo. Nếu cơ sở nào đông bệnh nhân thì phải bố trí thêm bàn khám, thêm nhân lực. Nếu không bố trí được thì sẽ hướng dẫn bệnh nhân sang cơ sở khác đầy đủ hơn" - ông Phúc giải thích thêm.
Theo ông Phúc, một trong vấn đề nữa liên quan đến định mức về nhân lực. Hiện có nhiều BV đang kê thêm nhiều giường bệnh, có BV kê gấp 2-3 lần số giường theo định mức nhưng nhân lực không tăng. Bên cạnh những BV đảm bảo định mức nhân lực là 1,34 nhân viên/giường bệnh theo đúng quy định nhưng nhiều BV chỉ đạt 0,5-0,6 nhân viên/giường bệnh. Như vậy các BV đầu tư nhân lực để đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc toàn diện lại cũng chỉ thu 200.000-300.000 giường/ngày. Trong khi BV ít nhân lực, không đảm bảo chăm sóc bệnh nhân, người nhà được "huy động" rất nhiều nhưng vẫn thu đầy đủ. Như vậy là không công bằng. BHXH Việt Nam cũng kiến nghị thanh toán theo định mức nhân lực. Đạt nhân lực đến đâu thanh toán đến đó.
Ông Phúc cho biết thêm, BHXH cũng đang kiến nghị chỉ thanh toán cho BV theo chi phí thực chi. Hiện các dịch vụ kỹ thuật đều có định mức kỹ thuật cụ thể, căn cứ vào quy trình chuyên môn của Bộ Y tế ban hành. Cụ thể như giá khám bệnh kết cấu đủ bao gồm găng tay, nước rửa tay, giá điện nước, tiền lương..., dịch vụ châm cứu quy định mỗi lần châm hết bao nhiều kim châm, phòng bệnh có giá cho chi phí điều hòa... Tuy nhiên, thực tế có BV thực hiện đầy đủ, có BV lại "tiết kiệm", cái phải thay mỗi ngày một lần thì 2-3 ngày mới thay, phòng bệnh không có điều hòa hoặc có nhưng tắt để giảm tiền điền... "Do đó, BHXH Việt Nam kiến nghị những đơn vị nào không thực hiện đầy đủ định mức thì sẽ không được thanh toán tối đá giá dịch vụ kỹ thuật đã quy định" - ông Phúc nói.
Theo Danviet
Giá khám chữa bệnh giảm 10-20% từ tháng 7 Tin từ Bộ Y tế, từ tháng 7.2018, giá của khoảng 40 dịch vụ khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán sẽ được điều chỉnh giảm, riêng tiền giường bệnh hồi sức cấp cứu sẽ tăng. Giá nội soi, siêu âm giảm mạnh Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế)...