9 dự án quân sự khác thường của Mỹ
Một trong những tuyên ngôn về sứ mệnh của Cơ quan Quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ ( DARPA) là tạo ra “ sự kinh ngạc về công nghệ quốc phòng”.
Mô hình phối hợp tác chiến theo nhóm của các máy bay không người lái của DARPA. Ảnh: DARPA
Truyền thông Mỹ đã dò tìm được 9 dự án nghiên cứu khác thường trong lĩnh vực quốc phòng đang được tiến hành tại DARPA.
1. Khí cầu máy khổng lồ
Loại phương tiện này được cho là có thể vận chuyển khoảng 1.000 tấn vũ khí, trang thiết bị phục vụ chiến đấu. Theo Business Insider, dự án này từng bị đình lại năm 2006 do thiếu công nghệ. Tuy nhiên, năm 2013, nó đã được tái khởi động.
Mục tiêu của DARPA là chế tạo các khí cầu máy có khả năng vận chuyển số lượng vũ khí lớn tới khoảng cách nửa vòng trái đất chỉ trong 5 ngày.
Bằng cách đó, quân đội Mỹ sẽ mau chóng triển khai cho các đơn vị chiến đấu của họ tất cả phương tiện cần thiết.
2. Xe tự lái chạy nhanh
Một trong những mục tiêu chính DARPA đặt ra trong dự án nghiên cứu công nghệ xe tự lái Ground X-Vehicle là nâng cao độ an toàn cho các phương tiện di chuyển trên bộ.
Trong clip minh họa, chiếc Ground X-Vehicle được chế tạo trông như một con nhện với 4 chân linh hoạt. Nó có khả năng tự động né tránh những luồng đạn pháo lao tới bằng cách chạy thật nhanh thoát khỏi luồng đạn, hoặc tự thay đổi cấu trúc xe để giảm thiểu nguy cơ bị đạn pháo xuyên thủng.
Xe Ground X-Vehicle có thể hoạt động ở cả 2 dạng, có người lái và không người lái. Ảnh: DARPA
3. “Sân bay” trên không
Đây thực chất là các sàn bay trên không, về hình thức như một “sân bay” nhỏ để máy bay không người lái có thể hạ cánh và tiếp nhiên liệu. DARPA tự tin nếu chương trình này thành công, máy bay không người lái của Mỹ sẽ vượt xa các đối thủ.
Video đang HOT
Các sàn bay trên không này hoạt động nhờ một hệ thống động cơ độc lập, kết hợp với một dự án nghiên cứu khác gọi tắt là CODE. Nó có hệ thống phần mềm tự động tổ chức các máy bay không người lái chiến đấu theo đội hình mà không cần nhiều sự giám sát và điều khiển của con người.
4. Robot trinh thám “không cần pin”
Đây là dự án nghiên cứu chế tạo robot có tên viết tắt là EATR (Robot chiến thuật tự sản sinh năng lượng). Mục tiêu của DARPA là chế tạo loại robot tự động có thể duy trì khả năng hoạt động trong những nhiệm vụ lâu dài và tầm xa không cần người điều khiển và cũng không phải tiếp năng lượng cho chúng theo cách thông thường.
Theo trang Robotictechnologyinc, các robot EATR sẽ thu thập năng lượng để hoạt động như một sinh vật sống. Chúng sẽ tìm kiếm các sinh khối trong môi trường (bao gồm vật liệu sinh học từ sự sống hay sinh vật sống) và các nguồn năng lượng hữu cơ khác.
Tất nhiên trong điều kiện thích hợp, các robot này vẫn có thể sử dụng nguồn năng lượng truyền thống và thay thế như xăng dầu, năng lượng mặt trời, dầu ăn, than đá, diesel… Thậm chí chúng còn có khả năng đánh cắp nhiên liệu khi cần thiết.
Một kiểu bọ gián điệp trong nghiên cứu của DARPA. Ảnh: DARPA
5. Côn trùng “gián điệp”
Cơ sở của ý tưởng này là biến hoạt động của những côn trùng có cánh thành nguồn cung cấp năng lượng cho bộ phận cảm biến gắn trên lưng chúng.
DARPA cấy sẵn các thiết bị điều khiển vào con bọ ngay trong giai đoạn còn là nhộng trong kén và kèm theo đó là một bộ phận phát điện có khả năng chuyển hóa động năng từ chuyển động bay của côn trùng thành năng lượng.
Theo Business Insider, DARPA đang nghiên cứu cách phối hợp hoạt động giữa nguồn cung cấp năng lượng và bộ phận cảm biến, đồng thời nghiên cứu thiết bị có thể thu thập tin tức tình báo từ côn trùng.
6. Camera quan sát từ mọi góc độ
DARPA cũng không chắc rằng dự án này sẽ thành công, nhưng họ vẫn thử các phương cách khác nhau sử dụng kỹ thuật chụp ảnh plenoptic để tạo nên loại cảm biến có khả năng quan sát một khu vực từ mọi góc độ. Tất nhiên nguyên lý hoạt động của loại camera này sẽ khác.
7. GPS dùng năng lượng hạt nhân
Vật liệu hạt nhân được dùng trong trường hợp này chỉ để xác định tốc độ chứ không phải cung cấp năng lượng hay gây nổ. Hiện tại hầu hết vũ khí chính xác cao của Mỹ đều dựa vào công nghệ định vị GPS.
Tuy nhiên, ở những nơi tín hiệu GPS bị chặn hay mờ như khi tàu ngầm lặn dưới nước, quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển tên lửa cũng như các phương tiện chiến đấu nhắm trúng mục tiêu.
Dự án nghiên cứu C-SCAN (Thiết bị định vị nguyên tử tổ hợp cỡ chip) sẽ cho phép định vị chính xác trong điều kiện không có tín hiệu GPS bằng việc đo tốc độ các nguyên tử từ sự phân rã hạt nhân.
8. Cấy ghép điện cực trong não trị bệnh
Thoạt nghe ý tưởng này sẽ gây lo lắng với nhiều người, nhưng DARPA cam kết chỉ thực hiện việc này với mục đích phục vụ chăm sóc sức khỏe. Dự án nghiên cứu SUBNETS sẽ giúp cấy thiết bị điện tử vào não bộ, sơ đồ hóa các luồng điện trong đó và sau đó thay đổi chúng.
Đây có thể là bước đột phá trong việc điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý và tổn thương não sau chấn thương.
9. Vi khuẩn chống vũ khí sinh học
Một trong những nguy cơ quân đội Mỹ lo ngại hiện nay là việc kẻ thù sử dụng vũ khí sinh học là những loại vi khuẩn có khả năng chống lại các loại kháng sinh. DARPA muốn tận diệt nguy cơ này ngay từ trong trứng nước, trước khi kẻ thù nào đó bất ngờ gieo rắc đại dịch cho quân đội cũng như người dân Mỹ.
Để đạt mục đích đó, họ đang nghiên cứu các loại vi khuẩn có thể được nuôi và cấy vào cơ thể nạn nhân bị vũ khí sinh học tấn công. Những vi khuẩn “qua đào tạo” này sẽ có khả năng truy tìm và tiêu diệt vi khuẩn hay virus gây bệnh ở cấp độ nhỏ nhất.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt có thể chở 60 máy bay chiến đấu, phần lớn là các máy bay F18.
Theo NTD
Chuyển động quốc phòng Châu Á Thái Bình Dương (02/04/2015)
Vấn đề "liên minh" đối với Việt Nam hiện nay là một đề tài mang tính chiến lược rất lớn, gây ra nhiều tranh luận. Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hành động hung hăng ở biển Đông, cùng với đó là sự chênh lệch cán cân sức mạnh rất lớn giữa hai quốc gia. Liệu đã đến lúc xem xét lại chính sách này?
Trong phiên bảo vệ tại buổi Tổng kết giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông do Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông (Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao) tổ chức vừa qua ở Hà Nội, Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ và cộng sự (Khoa Quan hệ Quốc tế - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) đã trình bày một đề tài đáng chú ý liên quan đến "chính sách hợp tác mới" của Việt Nam.
Chính sách "ba không" ( không liên minh; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam; không cho phép một nước sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác) vốn là kim chỉ nam trong đường lối đối ngoại quốc phòng của đất nước kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hành động hung hăng ở biển Đông, cùng với đó là sự chênh lệch cán cân sức mạnh rất lớn giữa hai quốc gia, liệu đã đến lúc nên xem xét lại chính sách "ba không"?
Với vai trò ngày càng lớn của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, Việt Nam có thể hợp tác và thiết lập một dạng "liên kết" với Mỹ mà không vi phạm chính sách "3 không"
Cuộc tranh luận này vẫn đang diễn ra gay gắt, mỗi phe ủng hộ và phản đối đều có luận điểm của riêng mình. Kết quả thì vẫn là bế tắc, ít nhất về mặt học thuật. Như Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược trong phiên phản biện đã có nhắc nhở: "Đưa ra thảo luận để thay đổi một chính sách đã có là khó hơn rất nhiều so với việc đưa ra thảo luận một chính sách hoàn toàn mới".
Tiến sỹ Huy Vũ đã nêu lên một ý quan trọng: vai trò ngày càng lớn của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng. Đây cũng là một tổn thương chiến lược của Trung Quốc nếu so sánh trong tương quan quyền lực với Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương (hai tổn thương khác chính là chênh lệch sức mạnh tương đối và hệ thống đồng minh). Và đây cũng chính là điểm mà Việt Nam có thể hợp tác và thiết lập một dạng "liên kết" với Mỹ.
Ông Vũ đề xuất ý kiến này từ khái niệm "All Domain Access" (tạm dịch là "Tiếp cận toàn diện") vừa mới được Liên minh các Lực lượng biển Mỹ công bố vào tháng 3 vừa qua, và là một trong những nhiệm vụ chính mà các lực lượng này phải hoàn thành.
"Tiếp cận toàn diện" nhấn mạnh đến khả năng bao quát được toàn bộ các chiến trường; đảm bảo tốt chỉ huy và kiểm soát (command and control); đảm bảo an toàn tác chiến mạng và công nghệ thông tin; tác chiến trong chiến tranh điện từ (electromagnetic maneuver warfare - AMW); và cuối cùng là kỹ năng phối hợp hoả lực (integrated fires). Tất cả những đặc điểm này đều được sự trợ giúp và cộng hưởng từ các loại trang thiết bị vũ khí tối tân, cũng như hệ thống hạ tầng mạng hiện đại. "Tiếp cận toàn diện" cũng đề cập tới sự phối hợp giữa Mỹ và đồng minh cũng như các đối tác khác như là một điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của nhiệm vụ này.
Đây là yếu tố mới, và là yếu tố phù hợp mà Tiến sỹ Huy Vũ cho rằng Việt Nam có thể chủ động đóng một vai trò quan trọng. Ở đây, Việt Nam có khả năng liên kết theo kiểu mạng lưới với hệ thống thông tin hạ tầng mạng và tác chiến điện tử hiện đại của Mỹ.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tuần hành trên Biển Đông
Tận dụng mạng lưới công nghệ này sẽ giúp chúng ta vừa có thể gia tăng hợp tác với Washington, lại không ảnh hưởng tới chính sách "ba không" hiện tại. Gắn kết một phần chiến lược quốc phòng của Việt Nam trong tương lai với "tiếp cận toàn diện" của Mỹ có thể là một sự lựa chọn khả dĩ, và là hướng đi ngách giúp đất nước tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và kiểm soát ở biển Đông.
Vậy xu hướng công nghệ quân sự tương lai là gì? Và Mỹ đã và đang tiến hành nghiên cứu những dự án nào để có thể duy trì ưu thế quân sự vượt trội của mình trên toàn cầu? Vừa qua, Cơ quan Nghiên cứu Quân sự Tiên tiến (DARPA) của Mỹ đã công bố báo cáo "Các công nghệ đột phá trong an ninh quốc gia" nhằm liệt kê các dự án công nghệ quốc phòng tương lai mà cơ quan này đang đầu tư nghiên cứu. Những dự án có thể kể tới bao gồm:
Trong tương lai, quân đội Mỹ có thể sẽ không còn định vị bằng hệ thống GPS nữa. DARPA đang nghiên cứu chế tạo một phương thức định vị mới mà không cần dựa vào các hệ thống vệ tinh đắt đỏ. Vai trò của không gian hiện nay là rất quan trọng trong việc thiết lập chiến lược và chiến thuật quân sự. Dự án ALASA có tham vọng phóng 100 vệ tinh nặng 100 pound lên quỹ đạo trong vòng 24 giờ với chi phí chỉ khoảng 1 triệu USD. Bên cạnh đó là dự án RSGSchế tạo các loại rô-bốt có thể sửa chữa các vệ tinh bị hư hỏng ngay trên không gian vũ trụ.
Tổng ngân sách của DARPA vào khoảng 3 tỷ USD, biến cơ quan này thành cơ quan phát triển công nghệ hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Nhật Bản vừa chính thức hạ thuỷ tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tàu chở trực thăng IS Izumo, nặng khoảng 24.000 tấn, là một phần của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, được phát lệnh hạ thuỷ bởi Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani tại Yokohama vừa qua. Izumo thích hợp cho các nhiệm vụ chống ngầm, và sẽ hoạt động tại khu vực nhiều điểm nóng tại Hoa Đông. Các máy bay hiện đại có thể cất hạ cạnh thẳng đúng MV-22 Osprey sẽ được biên chế trên Izumo, và về mặt lý thuyết, là các máy bay tàng hình F-35. Đây là yếu tố khiến cho Izumo tiệm cận gần hơn, về mặt kỹ thuật, tới một tàu sân bay truyền thống, điều mà Trung Quốc luôn nhấn mạnh và lo ngại.
Bên cạnh đó, Học viện Hải quân Mỹ vừa qua cũng đã tiết lộ một thiết kế tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc. Thiết kế này độc đáo ở chỗ nó có một khoang riêng có thể chứa một tàu ngầm con có thể được các lực lượng đặc biệt sử dụng.
Theo Nghiên cứu Quốc tế
Phiến quân IS sử dụng Ebola làm vũ khí sinh học? Chính phủ Tây Ban Nha lo ngại rằng các nhóm khủng bố như IS có thể sử dụng virus Ebola làm vũ khí sinh học chống lại phương Tây. Các phần tử cực đoan kết nối với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang xem xét sử dụng Ebola như một vũ khí chống lại phương Tây, Thư ký cục an...