9 điều ít người biết về thành phố đông dân nhất thế giới
Tokyo là thành phố đông dân nhất thế giới, đồng thời sở hữu nhiều nhà hàng có sao Michelin nhất.
Theo dữ liệu của World Population Review, dân số Tokyo năm 2021 là khoảng 37,39 triệu người, vượt thành phố đứng thứ 2 là Delhi của Ấn Độ gần 6 triệu người.
Thành phố từng là một làng chài nhỏ có tên là Edo, được thành lập vào năm 1603 và sau đó trở thành nơi đóng quân của Mạc phủ Tokugawa. Sau đó, dân cư tăng lên nhanh chóng. Trong thế kỷ 18, hơn 1 triệu người sống ở Edo. Năm 1868, thành phố chính thức được đổi tên thành Tokyo, có nghĩa là “Thủ đô phía Đông”.
Shibuya là giao lộ đông đúc nhất thế giới. Trung bình mỗi ngày có tới hơn 2,4 triệu khách bộ hành đi qua ngã tư Shibuya. Vào những thời điểm đông đúc nhất, cứ mỗi 2 phút lại có khoảng 1.000 – 2.500 người băng qua đường. Giao lộ này đóng vai trò là sân khấu trung tâm cho màn đếm ngược đêm giao thừa, lấy cảm hứng từ Quảng trường Thời đại của Mỹ..
Với hệ thống tàu điện ngầm phục vụ tớ 40 triệu lượt khách hàng ngày, Tokyo là thành phố duy nhất trên thế giới có công việc đẩy hành khách vào trong các chuyến tàu. Trong tiếng Nhật, họ được gọi những người này là Oshiya.
Xe đạp xuất hiện khắp mọi nơi tại Tokyo. Tuy nhiên, không có lối đi riêng rõ ràng cho chúng. Một số đường công cộng chia làn cho người đi bộ và người đi xe đạp nhưng người dân thường bỏ qua. Họ đạp xe ngay cả trên vỉa hè cho người đi bộ và trên các lối đi công cộng.
Video đang HOT
Máy bán hàng tự động có ở khắp mọi nơi ở Nhật Bản, và Tokyo không ngoại lệ. Bạn có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ đâu: góc phố, công viên, bên ngoài căn hộ… Đa số bán các loại đồ uống, tuy nhiên, ở một số máy có thể bán cả đồ ăn nóng như mỳ ramen, thậm chí bán cả đồng hồ, đồ chơi…
Trong ấn bản mới nhất của sách hướng dẫn Michelin, có tổng cộng 446 nhà hàng tại thành phố được trao tặng sao Michelin. Trong đó, có 12 nhà hàng 3 sao, 42 nhà hàng 2 sao và 158 nhà hàng 1 sao Michelin.
Núi Phú Sĩ là một trong những biểu tượng của Nhật Bản. Nếu may mắn đến thăm Tokyo vào ngày trời quang, bạn có thể nhìn thấy đỉnh núi phủ tuyết trắng từ một số địa điểm trong thành phố. Tòa nhà Chính phủ Metropolitan là một trong những nơi phổ biến để ngắm núi Phú Sĩ từ Tokyo.
Tokyo Disneyland là công viên Disney đầu tiên được xây dựng ngoài nước Mỹ. Nơi đây đã cung cấp việc làm cho hơn 20.000 người dân Nhật. Giá vé ở đây rẻ hơn các công viên Disneyland tại Mỹ.
Điều ít biết về thành phố đông dân nhất Trung Quốc
Thành phố nằm trên hợp lưu sông, sở hữu hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ 2 thế giới và phố cổ còn tồn tại từ Trung Hoa cổ.
Thượng Hải là nơi giao thoa giữa văn hóa truyền thống của Trung Quốc và nét hiện đại từ phương Tây. Dưới đây là những điều ít người biết về thành phố này.
Đông dân nhất Trung Quốc
Theo dữ liệu mới nhất của Worldometer , dân số Thượng Hải ước tính khoảng 22,3 triệu người. Cộng đồng người nước ngoài cư trú tại Thượng Hải cũng lớn nhất Trung Quốc đại lục với khoảng 200.000 người.
Vị trí đắc địa
Tên gọi của thành phố ghép từ 2 chữ Hán. "Thượng" nghĩa là trên,"Hải"là biển, nghĩa là "trên biển". Đây là vị trí đắc địa, nơi sông Hoàng Phố đổ ra biển. Tên Thượng Hải lần đầu tiên được đề cập vào thế kỷ 11, khi nó mới chỉ là một thị trấn nhỏ. Đến nay, thành phố này đã phát triển và mở rộng đến tận sông Dương Tử và biển Hoa Đông.
Thượng Hải nằm trên hợp lưu sông Hoàng Phố, sông Dương Tử và biển.
Trở thành đô thị từ thế kỷ 19
Ban đầu, Thượng Hải là một làng chài nhỏ, sau trở thành một thị trấn vào năm 1074, và trở thành một quận lỵ vào năm 1272. Dưới triều đại nhà Thanh, nơi đây là một cảng quan trọng trong thế kỷ 18. Năm 1842, người Anh chiếm Thượng Hải và không lâu sau đó, cảng mở cửa cho thương mại quốc tế. Nơi đây trở nên thịnh vượng và nhanh chóng trở thành một đô thị vào thế kỷ 19.
Phố cổ vẫn tồn tại
Phố cổ Thượng Hải vốn nằm trong bức tường thành hình tròn bao quanh. Bức tường đã bị phá hủy hầu hết vào thế kỷ 20. Tuy nhiên, một phần nhỏ của nó vẫn tồn tại. Tại đây vẫn còn sót lại những di tích lịch sử ấn tượng. Vườn nhà Dự Viên, chùa Phật Ngọc... là những minh chứng cho đặc điểm kiến trúc từ thời Trung Hoa cổ.
Phố cổ tạo dấu ấn cổ kính giữa các công trình hiện đại tại Thượng Hải.
Đa dạng kiến trúc trên Bến Thượng Hải
Vào đầu thế kỷ 20, thành phố bùng nổ với thương mại quốc tế. Các công ty lớn mạnh đã mở văn phòng của họ tại khu vực bờ kè, tạo nên hình ảnh Bến Thượng Hải nổi tiếng thế giới. Bạn có thể chiêm ngưỡng các tòa nhà theo kiến trúc tân cổ điển và tất cả các loại phong cách kiến trúc phục hưng, bao gồm Romanesque, Gothic, Renaissance và Baroque, thậm chí là kiến trúc Art Deco hiện đại.
Phố đi bộ
Một trong những điều khiến thành phố cảng này trở thành một trong những nơi đáng sống là nó có rất nhiều khu vực chỉ dành cho người đi bộ. Một trong số những khu vực nổi tiếng nhất là vườn Dự Viên trong phố cổ, khu xung quanh tô giới Pháp, khu mua sắm Xintiandi, hay phố Tianzi Fang chuyên về thủ công và nghệ thuật.
Khu nhà ở đặc trưng
Khu nhà ở công cộng ở Thượng Hải có tên gọi riêng là Longtang hoặc Lilong. Trong các Lilong có những căn nhà theo phong cách Shikumen, có nghĩa "cổng đá". Đây là một kiểu nhà ở đặc trưng của Thượng Hải, pha trộn giữa cấu trúc nhà ở Trung Quốc và phương Tây, cao hai đến ba tầng, với sân trước được bảo vệ bởi một bức tường gạch cao. Lối vào mỗi con hẻm thường được bao bọc bởi một vòm đá kiểu cách. Nhiều tài liệu ghi nhận đã từng có tới 9.000 Shikumen trên khắp Thượng Hải. Nhiều ngôi nhà vẫn được bảo tồn và tồn tại đến ngày nay.
Các Shikumen tại Thượng Hải được bảo tồn đến ngày nay. Ảnh: Shanghai Street Stories
Hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ 2 thế giới
Thượng Hải đã xây dựng hệ thống tàu điện ngầm trong suốt 30 năm. Sau Thế chiến thứ hai, chính quyền Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm tại 4 thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Thẩm Dương. Tuy nhiên, phải đến năm 1986 Thượng Hải mới bắt đầu xây dựng. Phần đầu tiên mở cửa vào năm 1993.
Ngày nay, hệ thống tàu điện ngầm đây gồm 16 tuyến tàu với tổng chiều dài dài hơn 670 km. Đây là hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ hai thế giới sau Bắc Kinh. Bên cạnh đó, thành phố còn vận hành chuyến tàu nhanh nhất thế giới "Maglev Thượng Hải" kết nối thành phố với sân bay quốc tế Phố Đông.
Thành phố Sydney mở thêm phố đi bộ để thúc đẩy nền kinh tế ban đêm thời COVID-19 Một số đề xuất mới đã được đưa ra nhằm giúp duy trì nền kinh tế ban đêm của thành phố Sydney, Australia trong mùa đại dịch COVID-19. Du khách tham quan khu vực Nhà hát Opera ở Sydney, Australia ngày 22/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Trong đó có việc mở thêm các phố đi bộ và các địa điểm trên tầng thượng các tòa...