9 điều cần biết trước khi chụp nhũ ảnh lần đầu
Nên chụp ở đâu? Nó có đau không? Chụp mât bao lâu? Các chuyên gia có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi liên quan đến việc chụp nhũ ảnh sàng lọc ung thư vú để bạn chuẩn bị và thoải mái tại lần chụp đầu tiên của mình.
Những điều cần biết về chụp nhũ ảnh
Trước khi chụp nhũ ảnh lần đầu tiên, chắc hẳn bạn có nhiều câu hỏi về quy trình, bao gồm việc chụp một loạt phim X-quang mô vú để sàng lọc các vấn đề về vú. Nhiều phụ nữ liên hệ việc chụp nhũ ảnh với chẩn đoán ung thư vú và do đó họ lo sợ và bỏ hẹn. Nhưng không nên như vậy: Hội Ung thư Mỹ lưu ý rằng chỉ một số ít các phim chụp nhũ ảnh, từ 2 đến 4 trong số 1.000 kết quả, dẫn đến chẩn đoán ung thư vú, và những cuộc hẹn này có thể là chìa khóa để phát hiện ung thư vú sớm.
Các tổ chức khác nhau khuyến nghị các hướng dẫn khác nhau về độ tuổi mà phụ nữ nên bắt đầu chụp nhũ ảnh và bao lâu nên sàng lọc một lần. Nhiều phụ nữ được chụp nhũ ảnh lần đầu tiên ở tuổi 40, nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ ung thư vú và lịch trình kiểm tra như thế nào là phù hợp với bạn.
Không dùng chất khử mùi
Trong khi hương thơm tươi mát như một bông cúc là điều ai cũng muốn, song nhôm trong chất khử mùi có thể làm thay đổi nghiêm trọng kết quả chụp nhũ ảnh. Chất khử mùi biểu hiện trên phim chụp nhũ ảnh như những đốm trắng, và chúng trông rất giống và không thể phân biệt được với những chỗ bị ung thư.
Mặc dù không thoa chất khử mùi trực tiếp lên ngực, chụp nhũ ảnh cũng chụp cả vùng dưới nách. Bất kỳ sản phẩm nào trong vùng lân cận đó đều có thể gây khó khăn cho việc sàng lọc.
Nếu bạn quên rửa sạch các sản phẩm chống tiết mồ hôi trước khi chụp nhũ ảnh, kỹ thuật viên hoặc bác sĩ X quang sẽ yêu cầu bạn rửa sạch sản phẩm để họ có thể chụp lại và có được hình ảnh rõ ràng hơn. Một số cơ sở chụp cũng có thể cung cấp khăn lau ướt trong phòng thay đồ, vì vậy bạn có thể lau sạch chất khử mùi trước khi chụp.
Đặt lịch chụp sau kỳ “đèn đỏ”
Vú có xu hướng nhạy cảm nhất trong những ngày ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt. Do khi chụp nhũ ảnh ngực của bạn bị ép giữa hai tấm và làm phẳng mô, nên khi vú quá nhạy cảm sẽ dễ gây khó chịu.
Hãy đặt lịch chụp một tuần sau khi bạn kết thúc kì kinh nguyệt của mình. Đó là khi các hoóc-môn ổn định nhất.
Chọn cơ sở có uy tín
Bạn nên chọn một cơ sở chụp X quang được chứng nhận và thậm chí tốt hơn là một cơ sở xuất sắc. Các cơ sở được chứng nhận phải tuân theo một chương trình kiểm định bắt buộc, trong khi các cơ sở xuất sắc trải qua các quy trình chứng nhận tự nguyện bổ sung. Những cơ sở được chứng thực này sẽ đọc kết quả chụp nhũ ảnh hàng ngày, vì vậy bạn biết mình sẽ được sàng lọc đúng cách cả về quy trình và kết quả.
Có một khác biệt giữa người thỉnh thoảng mới đọc phim chụp nhũ ảnh và một người chỉ chuyên đọc phim chụp vú vì bạn sẽ nhận được kết quả chính xác hơn.
Uống Tylenol trước cuộc hẹn
Do vú của bạn sẽ bị ép chặt trong quá trình chụp, nên bạn có thể bị đau trong và sau khi chụp. Uống thuốc giảm đau không kê đơn có thể hữu ích. Uống một hai viên Tylenol hoặc ibuprofen trước khi chụp nhũ ảnh để giảm đau nhức.
Biết về tiền sử gia đình
Tại cuộc hẹn của bạn, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử ung thư vú trong gia đình, vì có người thân bị bệnh có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú của bạn.
Ngay cả khi không có ai trong gia đình bạn bị ung thư vú, thì việc chụp nhũ ảnh cũng rất quan trọng. Chỉ 5% đến 10% ung thư vú được cho là di truyền, theo Hội Ung thư Mỹ, vì vậy khá nhiều phụ nữ không có tiền sử gia đình vẫn bị ung thư vú. Bác sĩ có thể rà soát mọi yếu tố nguy cơ khác của ung thư vú mà bạn có thể có, như uống rượu hoặc cân nặng.
Việc chụp sẽ khá nhanh
Buổi hẹn chụp nhũ ảnh thường diễn ra khá nhanh, chỉ mất từ 15 đến 30 phút cho một lần sàng lọc định kỳ. Sau khi đăng ký, bạn sẽ thay áo choàng, cởi bỏ áo ngực để chụup. Kỹ thuật viên thường sẽ chụp bốn phim – hai phim chụp thẳng từng vú ép từ trên xuống và hai phim chụp nghiêng từng vú. Các cơ sở chủ yếu chụp số hóa để phim hiện lên trên màn hình và kỹ thuật viên sẽ nhìn vào đó và chụp lại nếu chất lượng không tốt.
Bạn sẽ về nhà hoặc đi làm và bác sĩ X quang sẽ đọc phim chụp của bạn trong ngày hoặc ngày hôm sau. Nếu việc chụp nhũ ảnh không phải là sàng lọc mà là để chẩn đoán nhằm xem xét kỹ hơn một vấn đề cụ thể nào đó như chảy dịch hoặc u cục, bác sĩ X quang sẽ đọc ngay phim của bạn trong cuộc hẹn tiếp theo.
Video đang HOT
Sau khi sàng lọc, bạn sẽ nhận được thông tin tư vấn
Cơ sở chụp sẽ tư vấn cho bạn, giải thích kết quả kiểm tra và cho biết về các bước tiếp theo. Nếu việc sàng lọc của bạn cho kết quả bình thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về lần kiểm tra tiếp theo.
Nếu phát hiện có khối u, bác sĩ có thể đề nghị bạn đến khám lại để kiểm tra thêm. Trong một số trường hợp, bác sĩ X quang có thể tư vấn cho bạn về những việc cần làm tiếp theo trong quá trình chụp nhũ ảnh. Họ có thể cho biết mọi thứ có ổn không, bạn có cần lấy mẫu mô không, hoặc mọi chuyện có vẻ tốt và [bạn có thể] đến khám lại sau 6 tháng cho chắc chắn.
Bạn có thể (và nên) chụp nhũ ảnh nếu đã nâng ngực
Đối với phụ nữ đã nâng ngực, chụp nhũ ảnh có hai mục đích: kiểm tra sự nguyên vẹn của túi nâng dựa trên phim chụp và kiểm tra ung thư vú.
Sau khi xem xét túi nâng, kỹ thuật viên có thể dịch chuyển chúng ra khỏi hình ảnh để quan sát rõ hơn mô vú xung quanh chúng. Bạn sẽ nhận được nhiều phim hơn bốn phim mà những phụ nữ không nâng ngực nhận được, nhưng chụp nhũ ảnh là một cách để đảm bảo ngực của bạn an toàn – dù tự nhiên hay không.
Bạn không nên sợ
Chụp nhũ ảnh không chỉ mang lại sự yên tâm, nó còn có thể phát hiện được ung thư vú giai đoạn đầu, điều này giúp điều trị dễ dàng hơn. Bạn sắp đi chụp nhũ ảnh lần đầu tiên? Hãy biến nó thành một sự kiện. Một số người thích rủ bạn bè cùng đi chụp nhũ ảnh và sau đó rủ nhau đi ăn trưa. Hãy làm bất cứ điều gì giúp bạn đến buổi hẹn khám.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Tại sao trẻ nói dối?
Trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi nói dối về nhiều thứ khác nhau, từ ai là người ăn chiếc bánh quy cuối cùng đến nơi mà chúng đang tụ tập cùng bạn bè.
Khi lớn lên, trẻ trở nên giỏi hơn trong việc tìm ra loại nói dối mà mọi người có thể tin, và có thể giữ lời nói dối lâu hơn
Trẻ em thường bắt đầu nói dối vào những năm mẫu giáo, từ 2-4 tuổi. Những nỗ lực nói dối có chủ đích này có thể khiến các bậc phụ huynh lo sợ rằng con mình sẽ trở thành một kẻ hư hỏng trong tập thể nhỏ của trẻ. Nhưng từ một góc độ phát triển, việc nói dối ở trẻ nhỏ hiếm khi đáng lo ngại.
Trong thực tế, nói dối thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy đứa trẻ đã phát triển "giả thuyết trí óc", đó là nhận thức được rằng những người khác có thể có những mong muốn, cảm xúc và niềm tin khác nhau với bản thân.
Khi một đứa trẻ nói dối rằng "bố nói con có thể ăn kem", trẻ đang sử dụng nhận thức này về tâm trí người khác để "gieo" một hiểu biết sai lầm.
Tuy nói dối là điều không ai mong muốn, song khả năng nhận biết người khác đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào là một kỹ năng xã hội quan trọng.
Nó liên quan đến sự thông cảm, hợp tác và chăm sóc cho người khác khi họ cảm thấy khó chịu.
Nói dối thay đổi theo độ tuổi như thế nào?
Những lời nói dối đầu tiên của trẻ nhỏ thường hài hước hơn là hiệu quả. Hãy tưởng tượng những đứa trẻ tuyên bố mình không ăn bất kỳ chiếc bánh nào trong khi miệng vẫn còn đầy bánh, hoặc đổ lỗi cho con chó trong nhà đã vẽ lên tường.
Trẻ nhỏ có thể biết rằng chúng có thể đánh lừa người khác, nhưng chúng chưa có sự tinh tế để làm tốt điều đó.
Trước khi 8 tuổi, trẻ em thường vô tình để lộ mình khi nói dối.
Trong một nghiên cứu, trẻ em trong độ tuổi từ 3-7 được yêu cầu không nhìn trộm một món đồ chơi bí mật (Barney) đặt phía sau trẻ. Gần như tất cả đã nhìn và gần như tất cả sau đó đều nói dối về điều này (tăng theo tuổi).
Nhưng giữa các nhóm, trẻ cũng gặp khó khăn trong việc duy trì lời nói dối.
Những "kẻ" nói dối trong độ tuổi từ 3-5 đều rất giỏi trong việc giữ vẻ mặt "ngây thơ vô số tội" nhưng thường để lộ bản thân bằng cách mô tả món đồ chơi Barney bằng tên.
Những "kẻ" nói dối tuổi từ 6/7 có thành công không giống nhau, với một nửa giả vờ không biết gì và một nửa vô tình nói tên của món đồ chơi.
Khi trẻ lớn lên và khả năng quan sát của chúng phát triển, chúng càng tăng khả năng nhận biết được lời nói dối nào sẽ dễ tin đối với những người khác.
Trẻ cũng trở nên giỏi hơn trong việc duy trì lời nói dối theo thời gian. Sự phát triển về mặt đạo đức cũng góp phần.
Trẻ nhỏ dễ nói dối vì lợi ích cá nhân, trong khi trẻ lớn tăng dự đoán cảm giác tồi tệ về bản thân nếu nói dối.
Trẻ lớn hơn và thiếu niên cũng dễ hình dung ra sự khác biệt giữa các loại nói dối khác nhau.
Với chúng, những lời nói dối "vô hại" được xem là phù hợp hơn những lời nói dối có hại hoặc chống đối xã hội.
Tuy có rất ít các nghiên cứu ước tính về tần suất nói dối ở trẻ em và thanh thiếu niên, song thanh thiếu niên đặc biệt hay nói dối cha mẹ và thầy cô giáo về những thứ mà trẻ coi là việc riêng của chúng.
Một nghiên cứu thấy 82% thanh thiếu niên Mỹ nói dối với cha mẹ về tiền bạc, rượu, ma túy, bạn bè, hẹn hò, tiệc tùng, hoặc quan hệ tình dục trong năm qua.
Trẻ dễ nói dối về bạn bè (67%) và sử dụng rượu/ma túy (65%). Đáng ngạc nhiên là trẻ ít nói dối về tình dục (32%).
Khi đọc các kịch bản ngắn mà trong nhân vật chính nói dối cha mẹ, thanh thiếu niên cũng dễ xem việc nói dối là chấp nhận được nếu nó giúp cho ai đó hoặc giữ bí mật cá nhân, nhưng không chấp nhận được nếu nó gây hại hoặc làm đau ai đó.
Nói dối có đáng lo?
Mặc dù phổ biến, song nói dối ở trẻ em hiếm khi đáng lo ngại.
Điều quan trọng cần nhớ là nhiều người lớn cũng nói dối - đôi khi vì mục đích tốt, như trong trường hợp những lời nói dối "không ác ý" để bảo vệ cảm giác của ai đó, và đôi khi về bệnh tật.
Trong khi các ước tính khác nhau, một nghiên cứu cho thấy khoảng 40% người lớn ở Mỹ cho biết đã nói dối trong 24 giờ qua.
Trong một số trường hợp, việc nói dối "mạn tính" có thể đáng lo nếu chúng xảy ra cùng với một nhóm các hành vi không đúng đắn khác
Ví dụ, lừa đảo thông qua nói dối thường biểu hiện trong rối loạn ứng xử và rối loạn thách thức chống đối (ODD).
Những người trẻ bị rối loạn ứng xử hoặc ODD gây ra những cản trở đáng kể ở nhà hoặc ở trường do sự hung hăng dai dẳng và gây hại cho người khác hoặc tài sản.
Nhưng để đáp ứng chẩn đoán, nói dối sẽ phải xảy ra vùng với một nhóm các triệu chứng khác như từ chối tuân thủ người có quyền hạn, liên tục vi phạm các quy tắc và không chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Một nguyên nhân khác khiến cha mẹ lo lắng là liệu việc nói dối có nhằm để che giấu các vấn đề khác về sức khỏe do sợ hãi hoặc xấu hổ.
Ví dụ, trẻ em hoặc trẻ vị thành niên bị lo âu nặng có thể nói dối "mạn tính" để tránh phải đối mặt với những tình huống khiến chúng sợ hãi (ví dụ, trường học, tiệc tùng, mầm bệnh).
Trẻ cũng có thể nói dối để tránh sự kỳ thị về các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Trong những trường hợp này, tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần (như chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần) sẽ giúp làm rõ liệu nói dối có phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tâm thần hay không.
Nói dối ở trẻ em là sự phát triển bình thường
Nói dôi là bình thường về mặt phát triển và một dấu hiệu quan trọng của các kỹ năng nhận thức khác cũng đang phát triển.
Nếu nói dối dai dẳng và làm suy yếu khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc bác sĩ.
Nhưng trong các tình huống khác, hãy nhớ rằng nói dối chỉ là một con đường để trẻ học cách định hướng trong xã hội.
Các cuộc thảo luận cởi mở và ấm áp về việc nói sự thật cuối cùng sẽ giúp giảm bớt việc trẻ nói dối khi lớn lên.
Tại sao một số trẻ học nói dối nhanh hơn?
Tốc độ học cách nói dối của trẻ có liên quan đến một số kỹ năng nhận thức nhất định.
Một trong những kỹ năng này - điều mà các nhà tâm lý học gọi là "giả thuyết trí óc" - là khả năng hiểu rằng những người khác không nhất thiết phải biết những gì mà chúng biết.
Kỹ năng này là cần thiết bởi vì khi trẻ nói dối, chúng cố tình truyền đạt thông tin khác với những gì mà bản thân chúng tin.
Một trong những kỹ năng khác, kiểm soát nhận thức, cho phép mọi người ngăn mình không xan rời sự thật khi cố gắng nói dối.
Những đứa trẻ đã tìm ra cách nói dối nhanh nhất đạt trình độ cao nhất về cả hai kỹ năng này.
Cha mẹ và thầy cô giáo có thể khuyến khích trẻ nói thật
Tuy nói dối là bình thường về mặt phát triển, cha mẹ và thầy cô giáo có thể giúp trẻ nói thật theo 3 cách.
Trước tiên, tránh các hình phạt nặng nề hoặc quá mức.
Trong nghiên cứu so sánh một trường học Tây Phi sử dụng các hình phạt bạo lực (chẳng hạn như đánh bằng gậy, tát và véo) và một trường học sử dụng các biện pháp trừng phạt không bạo lực (như ở lại trường sau giờ học hoặc phê bình), học sinh tại trường có hình phạt bạo lực dễ trở thành những kẻ nói dối "lành nghề" hơn.
Con của các gia đình nhấn mạnh vào việc tuân theo các quy tắc và không đối thoại cởi mở cũng hay nói dối hơn.
Thứ hai, thảo luận về các kịch bản cảm xúc và đạo đức với trẻ.
Việc "huấn luyện cảm xúc" này giúp trẻ hiểu khi nào lời nói dối là có hại nhất, nói dối ảnh hưởng đến người khác như thế nào và trẻ có thể cảm thấy như thế nào về bản thân khi nói dối.
Trẻ sẽ ngày càng tự hào vì đã nói thật, và cha mẹ có thể nhấn mạnh những khía cạnh tích cực này của việc nói thật.
Thứ ba, đảm bảo lời nói dối thực sự là nói dối.
Trẻ nhỏ rất dễ trộn lẫn giữa cuộc sống thực tế và tưởng tượng, trong khi trẻ lớn và người lớn thường nhớ các lý lẽ khác nhau.
Nếu trẻ em kể về lạm dụng thể chất hoặc tình dục, những cáo buộc này phải luôn được điều tra.
Bằng cách phân biệt liệu ý định lừa dối là có chủ ý hay không, cha mẹ và thấy cô giáo có thể có cách đối phó hiệu quả.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Ngồi quá nhiều có thể 'giết' bạn, cho dù bạn có tập thể dục đều đặn Hãy rời khỏi ghế tràng kỷ, bởi ngồi quá nhiều có thể giết bạn cả khi bạn tập thể dục đều đặn. Shutterstock Theo UPI, đó là cành báo được rút ra từ cuộc nghiên cứu trên 128.000 đàn ông và phụ nữ của các chuyên gia thuộc Hội Ung thư Mỹ. Vào lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu, tất cả đối tượng...