9 điểm đến đẹp ngẩn ngơ, khiến du khách ‘không chỉ đến rồi đi như cơn gió’
Du lịch đối với nhiều du khách không chỉ đơn thuần là mang lại những khoảng thời gian đáng nhớ cho bản thân, mà họ còn tìm kiếm những giá trị cộng thêm. Cây bút Julie Baumgardner của trang Fodors đã chọn ra 9 quốc gia mà bạn nên một lần ghé thăm theo tiêu chí không chỉ để đến rồi đi như cơn gió.
1. Costa Rica
Ảnh: Lapa Rios eco-lodge
Vào năm 1986, quốc gia Costa Rica đã mạnh dạn chuyển mình tập trung vào đầu tư cho các dự án giáo dục thay vì quân sự. Sẽ là không có gì ngạc nhiên khi mà nơi bạn sẽ ngồi ăn sáng uống cà phê hay phiêu lưu dọc theo các bờ biển này sẽ hạn chế tối đa thậm chí là zero cho việc sử dụng các loại nguyên liệu hóa thạch vào năm 2021. Nông nghiệp (vai trò chủ đạo) và cả du lịch (vai trò đứng ngay sau) sẽ được mang lên hàng ưu tiên để xây dựng đất nước. Quốc gia nhỏ bé và an toàn này đã phát triển mạnh mẽ trong việc xây dựng nền du lịch bền vững và tác động vào việc lưu thông kinh tế với thế mạnh về tự nhiên như biển cả, rừng rậm. Costa Rica cũng không chỉ còn dành cho các tay du lịch bụi với ba lô trên vai, khách sạn Four Seasons Peninsula Papagayo thuộc chuỗi Four Seasons cao cấp hay Lapa Rios eco-lodge cũng đã có mặt nơi đây để kịp đón đầu làn sóng du lịch đang dâng cao.
2. Buhtan
Ảnh: Florian Lang/Amankora Limited
Đến thời điểm hiện tại, niềm hạnh phúc và những chỉ số của những người dân Buhtan đã được cả thế giới ngã mũ ngưỡng mộ. Quốc gia Phật giáo bao quanh bởi những ngọn núi đồi trùng điệp có cuộc sống thanh bình với một niềm tin về tôn giáo thuần thành. 250usd/1 ngày là mức trung bình du khách phải sử dụng khi du lịch nơi đây. “Vùng đất rồng sấm” chỉ đón những du khách đi theo đoàn hoặc qua các công ty được chỉ định và số tiền từ du lịch sẽ dùng để xây dựng các công trình phúc lợi và chăm lo cho người dân. Du lịch Bhutan sở hữu nhiều hành trình mang chất khám phá như đi bộ dường dài, leo núi hoặc thảnh thơi thư thả kiểu nghỉ dưỡng ở những nơi như Aman Amankora resort hoặc ghé thăm các tu viện Phật giáo lâu đời.
3. Botswana
Ảnh: Mark Williams
Botswana đang trở thành người dẫn đầu trong việc sử dụng phí du lịch bền vững, đặc biệt là liên quan đến động vật hoang dã và môi trường cũng như nền kinh tế. Với một chính phủ ổn định trong thời gian vừa qua và thị trường đang đi lên kéo dài nhất thế giới, việc du lịch đến đây sẽ góp thêm vào cho sự tăng trưởng của đất nước châu Phi xinh đẹp này. Từ đồng bằng Okavango độc đáo đến các hoạt động safari (Tự lái xe, đi bộ băng thảo nguyên, cưỡi ngựa…) Botswana sẽ mang đến cho bạn những hành trình của cuộc đời. Ngủ giữa bầy voi, sư tử và cá sấu trong khu bảo tồn quốc gia Chobe tại Savute Lodge 5 sao hoặc trong Trại voi Savute sẽ là những trải nghiệm vô cùng “đáng đồng tiền bát gạo”.
4. Phần Lan
Ảnh: Asko Kuittinen/Visit Finland
Quốc gia ở xứ Scandinavia xứng đáng có 1 vị trí trong danh sách dù Phần Lan ít khi nằm trên bản đồ “hot trend” (các điểm đến phổ biến) của thế giới. Nhưng đừng quên thủ đô Helsinki là kho báu lịch sử và thiết kế cùng với đó là hàng ngàn mặt hồ và ngọn núi hùng vĩ. Xã hội Phần Lan cũng rất cấp tiến và sử dụng tiền thuế một cách có trách nhiệm giữa nền kinh tế toàn cầu đang không mấy khởi sắc. Phần Lan không hề rẻ đặc biệt là cách hành trình nhưng cưỡi xe chó kéo, ngắm cực quang nhưng du khách cũng có thể an tâm về số tiền mình bỏ ra sẽ được dùng để giữ gì và phát triển đất nước.
5. New Zealand
Ảnh: Rob Suisted / Tourism New Zealand
Với cam kết của chính phủ đối với sự bền vững và giáo dục công cộng đến mức một dòng sông cũng có quyền lợi như một con người, New Zealand là một vùng đất đáng để đến thăm một lần. Những trò chơi như trượt cát, nhảy bungee, leo lên miệng núi lửa cùng với các chuyến ghé thăm lò vang hay tìm hiểu văn hoá của người bản địa Maori chắc chắn sẽ là để lại nhiều kỉ niệm khó phai với bất cứ du khách nào yêu văn hóa và thiên nhiên hoang dã.
6. Uruguay
Ảnh: Anton_Ivanov/Shutterstock
Thường bị che lấp bởi Brazil hay Argentina và thậm chí sau cả Chile khi người ta nghĩ đến du lịch nhưng những du khách tinh tế sẽ sớm nhận ra Uruguay sở hữu nhiều bãi biển đẹp như mơ mà lại không hề đông đúc. Có nền chính trị được đánh giá là “xanh” so với các quốc gia láng giềng khác, bạn sẽ không hối hận khi chọn khám phá đất nước này và đừng quên ghé qua Colónia del Sacramento ở tây nam, một trong những đô thị lâu đời nhất đất nước. Thử vang hay học nhảy tango ở Montevideo, vùng đất sôi động nằm gần biên giới Argentina.
7. Chile
Ảnh: Anton_Ivanov/Shutterstock
Không cần nói nhiều về đất nước thon dài nằm ở phía nam của châu Mỹ, Chile có đầy đủ thiên thời địa lợi để trở thành điểm đến hấp dẫn như sa mạc Atacama rộng lớn, những ruộng nho nằm dưới dãy Andes, Patagonia. Từng đồng dollar của du khách được chính phủ cam kết đầu tư và tiếp tục giữ gìn các di sản quốc gia, điều này đồng nghĩa với việc khi đến du lịch nơi đây, bạn đang đóng góp rất ý nghĩa cho xã hội Chile đấy.
8. Thuỵ Sỹ
Ảnh: Eva Bocek/Shutterstock
Mang vẻ đẹp tự nhiên đến say lòng và hương phô mai khó quên, Đất nước Thuỵ Sỹ giàu có về ẩm thực lẫn các điểm đến du lịch thu hút đông đảo du khách với nhiều hoạt động như đi bộ đường dài, đạp xe, dã ngoại. Luôn đứng đầu trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế trong sạch và chính phủ ít tham nhũng nhất hành tinh, cuộc sống của người dân nơi đây vì thế luôn ở mặt bằng cao so với các quốc gia châu Âu khác.
Hãy đừng đến Thuỵ Sỹ với hầu bao hạn hẹp bạn nhé, nhưng đảm bảo từng franc sử dụng trên đường đi sẽ hoàn toàn
9. Na Uy
Ảnh: Bergen Tourist Board / Robin Strand – visitBergen.com
Thêm một quốc gia ở vùng Scandinavia luôn được nhắc đến với đời sống cao, có sự tôn trọng về quyền con người và xã hội, Na Uy luôn nằm trong những đất nước được xếp hạng cao về chính phủ bền vững trong 2 năm qua. Họ cũng có những biện pháp bảo vệ cho đàn tuần lộc và cả người Sami bản địa để họ có thể an tâm sinh sống. Ngoài ra, năng lượng sạch được sử dung rộng rãi để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Na Uy vì thế chính là một “xứ sở thần tiên bền vững”.
Theo motthegioi.vn
'Đến thượng đế cũng phải cười' - bạn còn nhớ bộ phim này không?
Đến Th ượng đế cũng phải cười (Tên tiếng Anh: T he god must be crazy) lần đầu tiên ra mắt khán giả năm 1980, kịch bản và đạo diễn được viết bởi Jamie Uys.
Phần đầu của loạt phim được quay tại Botswana và Nam Phi kể về câu chuyện chàng thổ dân Xi, một thành viên của bộ tộc Sho cư ngụ tại sa mạc Kalahari và chưa từng biết đến sự tồn tại của thế giới văn minh.
Trailer The god must be crazy 1980
Ngoài cuộc hành trình của Xi đến tận cùng thế giới để vứt bỏ chai coca-cola bộ phim còn là câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa một nhà khoa học và một nữ giáo viên cùng cuộc chạy trốn của một toán quân phiến loạn.
Thổ dân Xi trong phim Đến Thượng đế cũng phải cười
Xi và bộ lạc của mình từ lâu đã sinh sống yên bình tại sa mạc Kalahari, họ luôn cảm thấy hài lòng bởi Thượng Đế đã cho họ tất cả và không ai có ham muốn sở hữu. Cho đến ngày một chai coca bằng thủy tinh đã bị một tay phi công ném xuống sa mạc. Xi và bộ lạc của mình đã tìm được rất nhiều sự hữu ích từ chai coca và từ đó tất cả mọi người đều nảy ra một ham muốn sở hữu đồ vật này. Họ phát hiện ra những cảm xúc chưa từng thấy trước đây như: Đố kỵ, giận dữ, ghét bỏ và thậm chí là bạo lực.
Cho rằng nguồn cơn của những xung đột này là từ chai Coca-cola, Xi quyết định mang vật "xấu xa" này đến tận cùng của thế giới để vứt bỏ. Và lần đầu tiên trong đời Xi gặp người phương Tây da trắng. Đến Thượng Đế cũng phải cười phản ánh cách nhìn của anh thổ dân Xi đối với những người Châu Âu luôn được cho là văn minh.
Bên cạnh câu chuyện của Xi, khán giả còn được chứng kiến câu chuyện tình cảm của nhà sinh vật học Andrew Steyn chuyên nghiên cứu về động vật trong vùng sa mạc Kalahari và cô giáo mới của ngôi làng vốn là một nữ phóng viên Kate Thompson cùng thủ lĩnh phiến quân Sam Boga.
Poster quảng bá phim Đến Thượng đế cũng phải cười
Được công chiếu lần đầu tại Nam Phi vào năm 1980, Đến Thượng đế cũng phải cười đã trở thành một hiện tượng tại quốc gia này và mang lại cho hãng phim Ster Kinekor một khoản lợi nhuận khổng lồ cũng như phá vỡ mọi kỷ lục về doanh thu tại đây. Tại thị trường nước ngoài thì phải sau 6 năm, vào khoảng giữa tháng 11 năm 1986 thì Đến Thượng đế cũng phải cười mới đến được thị trường phim Bắc Mỹ nhờ hãng CBS/Fox và được phát hành dưới dạng băng video.
Mặc dù tổng doanh thu của Đến Thượng đế cũng phải cười đạt hơn 100 triệu đô la trên toàn thế giới thì ít ai biết nam diễn viên chính của bộ phim, N!xau thủ vai Xi chỉ được trả chưa đến 2000 đô la cho vai diễn này. Trước khi ông qua đời, đạo diễn Jamie Uys đã bổ xung cho ông khoản trợ cấp 20 ngàn đô la mỗi tháng.
Các diễn viên trong phim:
N!xau trong vai anh thổ dân Xi
Xuất thân vốn là một nông dân ở Namibian, năm 1980 ông thủ vai Xi trong bộ phim Đến Thượng Đế cũng phải cười và trở nên nổi tiếng. Ông được mệnh danh là nam diễn viên nổi tiếng nhất Namibia. N!xau là một thành viên của bộ lạc Bushmen, ông có thể nói được rất nhiều ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số như tiếng Jul'hoan, Otjiherero và Tswana. N!xau không biết tuổi chính xác của mình và trước khi xuất hiện trong Đến Thượng Đế cũng phải cười thì ông cũng rất ít khi được tiếp xúc với cuộc sống văn minh và mới chỉ được gặp 3 người da trắng. N!xau cũng không có nhiều khái niệm về tiền giấy vào thời điểm này, khi nhận được số tiền thù lao đầu tiên cho vai diễn Xi, ông đã để những tờ tiền bằng giấy bay đi trong gió.
Mặc dù số tiền nhận được từ bộ phim là rất ít tuy nhiên sau đó, khi trở lại với phần 2 của bộ phim thì N!xau đã ý thức được giá trị của số tiền cát-xê. Ông cho biết trước đây ông đã quá lãng phí bởi ông không có kỹ năng quản lý thu nhập. Sau đó ông đã sử dụng số tiền để xây nhà bằng gạch có điện và nước cho gia đình.
Ngoài Đến Thượng đế cũng phải cười, N!xau cũng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim khác và khi sự nghiệp kết thúc ông đã quay trở lại Namibia làm nghề nông trồng ngô, bí và đậu.
Vào ngày 1/7/2003 ông qua đời bởi bệnh lao mãn tính trong khi đang đi săn. Ông được chôn sau đó 12 ngày bên cạnh ngôi mộ người vợ thứ hai của mình. N!xau có 6 người con.
Sandra Prinsloo trong vai Kate Thomson
Sandra Prinsloo trong vai Kate Thomson
Đây cũng là vai diễn nổi tiếng nhất của bà, sau Đến Thượng đế cũng phải cười bà cũng xuất hiện trên một vài chương trình truyền hình cũng như sân khấu kịch Nam Phi. Vào năm 1985, Prinsloo và nam diễn viên John Kani đã gây ra một cú "shock" đối với khán giả trên sân khấu của vở kịch Miss Julie. Bà vào vai một phụ nữ da trắng quyến rũ một người đàn ông da đen, vở kịch đã đánh dấu nụ hôn đầu tiên của một người da đen với một người da trắng trên sân khấu trong thời kỳ Apartheid (thời kỳ bài xích người da trắng).
Marius Weyers trong vai Andrew Steyn
Marius Weyers trong vai Andrew Steyn
Sinh ngày 3/2/1945, vai diễn trong Đến Thượng đế cũng phải cười là vai diễn nổi tiếng nhất của Marius Weyers. Sau bộ phim này, ông cũng xuất hiện trong rất nhiều phim của Mỹ tuy nhiên đều là vai phụ. Bộ phim nổi tiếng nhất Marius tham gia là Blood Diamond do nam diễn viên Leonardo Di Caprio thủ vai chính. Trong phim ông thủ vai Rudolf Van De Kaap, giám đốc của công ty sản xuất kim cương Nam Phi.
Đạo diễn Jamie Uys
Trước khi bước chân vào sự nghiệp điện ảnh, Uys là một giáo viên toán học tại quê nhà mình ở Boksburg. Ông kết hôn với Hettie cũng là một giáo viên toán học và cả hai đã cùng nhau phát triển sự nghiệp trồng trọt buôn bán trên dòng sông Palala. Sau đó vào năm 1951, Jamie bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với bộ phim tiếng Afrikaans mang tên Daar doer in die bosveld. Ông đạo diễn tổng cộng 24 bộ phim. Với Đến Thượng đế cũng phải cười, Jamie Uys đã nhận được một giải thưởng vào năm 1981 tại LHP Hài Quốc tế Vevey. Trước đó vào năm 1974 ông cũng nhận được giải thưởng cho bộ phim tư liệu Beautiful People.
Các cảnh trong phim Đến thượng đế cũng phải cười
Cũng như 3 diễn viên chính của phim, Đến Thượng đế cũng phải cười là tác phẩm nổi tiếng nhất của Jamie Uys. Bộ phim đã thành công khi lấy được tiếng cười của khán giả khắp năm châu từ Mỹ cho tới Nhật Bản và Châu Âu. Bản quyền của phim đã được bán tới 45 quốc gia. Với thành công này Jamie Uys đã bắt tay vào thực hiện phần 2 của bộ phim.
Ngoài loạt phim Đến Thượng đế cũng phải cười, Jamie Uys cũng làm một bộ phim khác lấy bối cảnh sa mạc Kalahari là Lost in the Dersert kể về câu chuyện của cậu bé 8 tuổi Dirkie Hayes khi phải tìm cách sống sót trên sa mạc sau vụ tai nạn rơi máy bay mà chính mình là nạn nhân cũng như hành trình tìm con của ông bố Anton. Điều đặc biệt là hai bố con Jamie Uys và Wynand Uys chính là hai nhân vật chính của bộ phim thủ vai hai bố con.
Jamie Uys yêu cuộc sống thiên nhiên và ông thường rời khỏi thành phố Johannesburg mỗi khi có dịp. Ông sở hữu một biệt thự rất đẹp tại bãi biển Paradise, một khu nghỉ mát tĩnh lặng cách vịnh Jeffreys khoảng 5km không có điện mà chỉ sử dụng đèn dầu và gas. Trong thời gian nghỉ ngơi Jamie thường có sở thích sưu tập cây cảnh cũng như các sinh vật biển.
Jamie Uys qua đời bởi suy tim vào năm 1996 hưởng thọ 74 tuổi.
Theo thegioidienanh.vn
Điều đặc biệt của viên kim cương xanh vừa gây chấn động Nó được gọi là Okavango Blue và được coi có bề ngoài gần như hoàn hảo. Botswana đã giới thiệu viên kim cương xanh có giá trị vượt xa viên kim cương nổi tiếng Hope với kích cơ 20,46 carat. Nó được gọi là Okavango Blue và được coi có bề ngoài gần như hoàn hảo. Viên kim cương được đặt theo tên...