9 địa điểm “chết người” của thế giới
Trên thế giới có nhiều địa danh không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nổi tiếng bởi nơi đó luôn là lựa chọn của rất nhiều người đến… tự tử.
Dưới đây là những địa danh với những con số thống kê về những vụ tự tử khiến người ta phải giật mình.
1. Ga tàu điện ngầm London, Anh
Đường tàu điện London là một trong những hệ thống giao thông công cộng nổi tiếng nhất thế giới, được đưa vào hoạt động từ thế kỉ 19. Dài 402km hệ thống bao gồm 270 bến tàu với 11 đường ray. Đây cũng là một trong những nơi dễ gặp những vụ tự tử nhất thế giới. Theo thống kê tại tuyến đường ray phía Bắc tại ga King’s Cross St. Pancras ghi nhận có nhiều người thiệt mạng nhất (145 người từ năm 2001 đến 2011). Các vụ tự tử nhiều tới mức nó trở thành vấn đề thường nhật của các nhân viên nhà ga. Tuy nhiên vẫn có khoảng 40% những người sống sót sau vụ quyên sinh và họ sẽ phải đối mặt với cáo buộc liên quan tới việc cố tình gây cản trở hoạt động của hệ thống tàu điện.
2. Tháp Eiffel, Pháp
Video đang HOT
Cao 324 m, tháp Eiffel là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố Paris và cả nước Pháp. Tuy nhiên, đây cũng là địa điểm mà nhiều người chọn để kết thúc cuộc đời của mình. Thực tế cho thấy đây là cách tự tử thông dụng nhất của Pháp, chỉ sau thuốc độc và treo cổ. Dù có kiến trúc khung rỗng, việc nhảy xuống từ trên đỉnh tháp là khá khó khăn do các thanh chắn cùng các biện pháp bảo đảm an toàn khác. Nhưng vẫn có rất nhiều người tìm cách tự sát tại đây. Ban quản lý tháp Eiffel từ chối cung cấp số lượng người đã tự tử ở đây và cho biết họ đang áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn sự việc này.
3. Cầu Nusle, Cộng hòa Séc
Nằm ở khu vực Nusle, ngoại ô thủ đô Prague, CH Séc, đây là cây cầu trải dài qua toàn bộ khu vực, ở độ cao 43m so với mặt đất. Đi qua cây cầu này là tuyến đường cao tốc chính của Séc, cùng với đường tàu điện địa phương. Cây câu còn nổi tiếng với tên gọi khác do người dân trong vùng đặt là “Cây cầu quyên sinh”. Hơn 300 người đã kết thúc cuộc đời mình bằng việc nhảy từ trên cầu xuống từ khi nó được xây dựng cách đây 40 năm. Dù chính quyền địa phương đã xây thêm các hàng rào và áp dụng một số biện pháp khác, nhưng những điều này cũng không thể ngăn cản những người tìm tới cái chết tại đây.
4. Vách đá Beachy Head, Anh
Đây là một ví trí rất dễ nhận ra ở hạt Đông Sussex của Anh. Beachy Head là một vách đá dựng đứng cao 162m, dưới chân vách đá là mặt biển. Do vậy, đây là một trong những địa điểm có nhiều người tự tử nhất thế giới (với khoảng 20 vụ được ghi nhận mỗi năm). Người dân địa phương biết rõ về việc này và họ dễ ràng nhận ra những người có ý định tự tử khi lại gần khu vực trên. Một tổ chức có tên gọi là Samaritans đã được lập ra với công việc hàng ngày là đi kiểm tra các vách đá để đề phòng có người muốn tìm đến cái chết.
5. Vách đá The Gap, Úc
Tương tự như vách đá Beachy Head ở Anh, The Gap là một vách đá dựng đứng ở một bán đảo phía Đông Sydney. Nơi đây đã chứng kiến rất nhiều vụ tự tử, bao gồm cả vụ của một số nhân vật nổi tiếng. Cũng như ở Beachy Head, người dân ở đây biết rõ mặt trái của khu vực này và luôn tìm cách ngăn cản những người muốn quyên sinh trong đó “gương mặt tiêu biểu” là ông Don Ritchie, một cựu chiến binh từ Thế chiến thứ 2. Ông sống ở ngay cạnh nơi có nhiều người nhảy khỏi vách đá nhất và thường tới gần những người liều lĩnh đó trò chuyện, thuyết phục họ thay đổi ý định. Trước khi qua đời năm 2012, Don Ritchie đã cứu sống 160 người và được tặng thưởng Huân chương chiến công của Úc. Mọi người gọi ông là “Thiên thần của vách đá The Gap” vì những nỗ lực cứu người của ông tại đây.
6. Thác Niagara, Mỹ
Mỗi năm, có khoảng từ 20-40 người nhảy xuống dòng nước cuộn trào của thác Niagara, và người ta ước tính rằng có hơn 5000 thi thể được tìm thấy dưới chân thác từ năm 1850 đến năm 2011. Thật khó để phát hiện và ngăn cản được chuyện này xảy ra bởi nơi đây có quá nhiều điểm để nhảy xuống. Có lẽ chỉ có các thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của các tàu du lịch “Maid of the Mist” là có việc để làm từ những thảm kịch này. Công việc phụ của họ là tìm kiếm và vớt thi thể của những người tự sát tại đây.
7. Cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ
Là một cây cầu khổng lồ với độ cao 75m so với mực nước biển lạnh giá của vịnh San Francisco, bên cạnh được coi là biểu tượng của bờ Tây nước Mỹ, nơi đây còn là lựa chọn của nhiều người có ý định tự tử. Cầu Cổng vàng được gọi là địa điểm tự sát phổ biến thứ nhì thế giới. Con số người chết chính thức là vào khoảng 1200 người (vào năm 2005), tuy nhiên chính quyền cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều vì không phải vụ tự tử nào cũng có người chứng kiến. May mắn là cây cầu này được bảo vệ khá tốt. Nó có lực lượng tuần tra riêng, và lực lượng này đã giúp 80-90% người muốn tự tử bỏ ý định của mình. Một tấm lưới an toàn giúp ngăn những người tự sát đang được thi công, tuy nhiên việc thiếu ngân sách (có thể tới 50 triệu USD) đã khiến dự án bị ngừng tiến độ vô thời hạn.
8. Cầu qua sông Dương Tử, Trung Quốc
Cây cầu qua sông Dương Tử, dài 6.5km, là một kiệt tác về xây dựng trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những địa điểm có nhiều người tự tử nhất ở Trung Quốc. Thực tế, nơi đây được ghi nhận là nơi có nhiều vụ tự tử nhất trên thế giới với hơn 2000 vụ. Tuy nhiên, con số khủng khiếp đó có thể còn cao hơn nếu không có người giám sát ở cây cầu này. Đó là ông Chen, người vận hành cây cầu. Ông dành hết thời gian rảnh rỗi để theo dõi cây cầu từ vị trí thuận lợi là Tháp phía Nam. Mỗi khi phát hiện có người định nhảy khỏi cầu, ông đều tìm cách giúp họ hoặc kêu gọi hỗ trợ. Đôi khi ông thành công, nhưng nhiều khi ông thất bại và phải chứng kiến cái chết kinh hoàng của người đó. Nhưng ngày nào ông cũng có mặt ở đó, theo dõi cây cầu một cách kiên nhẫn. Tính tới năm 2010, ông đã cứu sống hơn 174 người.
9. Núi Mihara, Nhật Bản
Núi Mihara là địa danh nổi tiếng trên hòn đảo Izu shima. Đây là địa điểm được nhiều người tìm đến tự tử, thậm chí hơn cả khu rừng Aokigahara khét tiếng. Mihara là một ngọn núi lửa đang hoạt động, và miệng hố của nó đủ rộng để người ta có thể nhảy xuống dòng nham thạch đang chảy phía dưới. Việc này bắt đầu vào năm 1933 khi Kiyoko Matsumoto, một sinh viên 21 tuổi, đã nhảy xuống lòng núi và ngay lập tức bị bốc hơi dưới nhiệt độ 1200 độ C của dòng dung nham. Việc này là điểm khởi đầu cho một trào lưu của người Nhật. Trong gần một thập niên, nhảy xuống dòng nham thạch của núi Mihara đã trở thành cách tự tử được áp dụng rộng rãi nhất. Hàng nghìn người đã làm theo Kiyoko, trong đó 944 người đã nhảy xuống lòng núi chỉ trong năm 1933. Chính quyền địa phương đã cho dựng rào chắn tại địa điểm mà những người xấu số chọn để kết thúc cuộc sống. Biện pháp được cho là khá hiệu quả, tuy nhiên không có gì lấy làm chắc chắn là các vụ tự tử sẽ chấm dứt tại đây.
Theo Dantri