9 địa danh không một bóng người đáng sợ nhất thế giới
Trên thế giới có những nơi rất đáng sợ mà chắc chắn bạn không bao giờ muốn đặt chân đến.
Centralia được ví như một thị trấn ma khi người dân lần lượt bỏ đi hết. Nguyên nhân do xung quanh thị trấn có rất nhiều chỗ có thể sụt lún bất kỳ lúc nào. Một mỏ than bị đốt cháy dưới lòng đất năm 1962 đã gây ra thảm họa này. Từ đó, người dân chuyển đi nơi khác sinh sống hết, chỉ có vài người cố bám trụ lại mảnh đất này. Thỉnh thoảng hơi nóng và khói độc bốc lên từ những khe nứt nẻ đe dọa cuộc sống của người dân.
2. Pripyat, Ukraine
Pripyat từng là nơi sinh sống của 49.000 người, nhưng giờ đã trở thành thị trấn ma do thảm họa hạt nhân nổi tiếng Chernobyl. Người dân đã di chuyển đến vùng khác sinh sống và bỏ lại tất cả đồ đạc ở đây kể từ năm 1986. Vì mọi thứ đều được để lại nên khung cảnh trở nên cực kỳ hoang tàn với các đồ vật mục nát và khu vui chơi bị bỏ hoang.
3. Công viên giải trí Takakanonuma
Takakanonuma là công viên giải trí bị bỏ hoang tại Nhật Bản. Nó từng mở cửa hai lần cho khách tham quan nhưng lần nào cũng chỉ hoạt động được vài năm rồi đóng cửa. Lí do vì có một số trường hợp tử vong một cách khó hiểu mà cho đến bây giờ người ta vẫn không thể giải thích được vì sao. Do đó công viên Takakanonuma bị bỏ hoang trong suốt thời gian dài.
4. Đảo búp bê
Video đang HOT
Đây là một hòn đảo nhỏ nằm ở phía Nam Mexico với hình ảnh ghê rợn của những con búp bê cũ treo khắp mọi nơi. Chúng khiến ta liên tưởng đến bộ phim búp bê ma nổi tiếng. Hiện tại rất ít người dám lui tới đây, đặc biệt khi nghe kể về câu chuyện rùng rợn trên đảo. Người chăm sóc nơi đây đã phát hiện thi thể một bé gái bị chết đuối gần đó, và ông đã lấy con búp bê của cô bé gắn lên cây. Sau đó rất nhiều búp bê khác được ông thu thập về. Và khi người ta tìm thấy người chăm sóc hòn đảo chết vào năm 2001 thì không có ai dám tới khu vực này.
The Ridges là nhà thương điên đã bị bỏ hoang từ lâu ở bang Ohio. Nó hoạt động từ năm 1874 đến năm 1993 và trước đây được gọi là Athens. Theo Hiệp hội nghiên cứu tâm lý Anh, The Ridges được xem là một trong 13 địa điểm bị ma ám đáng sợ nhất thế giới. Không những khung cảnh rùng rợn mà những câu chuyện liên quan đến nơi đây cũng khiến người nghe &’nổi hết da gà”.
Nằm ở Knoxville, đây được xem là trang trại kinh dị nhất thế giới khi chứa đầy các xác chết động vật. Khu đất khá rộng và chỉ toàn xác các con vật phân hủy ở những thời kỳ khác nhau. Nơi đây được thành lập cho các nhà nghiên cứu học tập, họ được huấn luyện để học cách phân tích hiện trường. Và không một ai dám đến đây trừ các nhà nghiên cứu.
7. Lom Bazaar, Togo
Lom Bazaar là nơi lưu giữ số lượng lớn hộp sọ của tất cả cá loài động vật. Vẫn có những họp sọ còn nguyên da thịt với hình dáng ghê rợn như nhát ma người khác. Vì thế chẳng ai dám bén mảng đến Lom Bazaar, trừ khi bạn cần một cái hộp sọ của con vật nào đó!
8. Waverly Hill Sanatorium
Nơi đáng sợ này nằm ở Kentucky và được xem như một nhà thương dùng để điều trị cho những người bị tâm thần. Điều đáng nói là rất nhiều người bị nhân viên làm việc tại đây lạm dụng tình dục. Đã có khoảng 65.000 bệnh nhân chết ở đây, vì thế nó nhanh chóng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và bị bỏ hoang từ rất lâu.
9. Helltown, Ohio
Helltown từng là một thị trấn cổ kính, nhưng sau đó được chính phủ quy hoạch thành công viên giải trí quốc gia. Tuy nhiên dự án thất bại và nơi đây bị bỏ hoang vì người dân đã di chuyển đến khu khác sinh sống. Nhà cửa, đường phố trở nên hoang vắng một cách kỳ lạ và rất ít người đặt chân đến Helltown.
Theo ngôi sao
Độc đáo dự án tái chế xà phòng
Khi tận mắt chứng kiến mỗi ngày phòng tắm của một du khách ở lại trong khách sạn/nhà nghỉ được thay bằng một bánh xà phòng mới, thậm chí cả khi chưa được sử dụng, Derreck Kayongo (người Mỹ, gốc Uganda) đã nghĩ ra ý tưởng tái chế chúng để cung cấp miễn phí cho trẻ em các nước nghèo.
Các sản phẩm trong dự án của Derreck được phát tận tay trẻ em nghèo
10 năm ấp ủ ý tưởng
Lần đầu tiên đến Mỹ (năm 1990) và nghỉ lại tại một khách sạn ở Philadelphia (Pennsylvania), Derreck Kayongo thấy mỗi ngày khách được cung cấp bánh xà phòng mới mà chẳng dùng hết, thậm chí còn chưa dùng lần nào nhưng thừa là bỏ đi. Vừa tiếc vừa lo phải trả thêm chi phí, anh lục thùng rác gom những bánh xà phòng đó lại bỏ vào một túi nilon riêng. Khi làm thủ tục trả phòng, anh đặt túi xà phòng thừa kia lên mặt bàn và thật sự ngỡ ngàng khi nhân viên thu ngân nói số xà phòng này khách không phải trả phí. Derreck ước tính mỗi năm cả nước Mỹ sẽ có thể vứt đi hàng triệu bánh xà phòng, quả thật rất lãng phí, trong khi mỗi năm, có hơn 2 triệu trẻ em trên thế giới chết vì bệnh tiêu chảy - con số gần bằng dân số của thành phố San Antonio (Texas). Derreck nhớ lại thời gian ở một trại tị nạn, cả gia đình anh từng sống dở, chết dở khi mắc phải loại bệnh dịch chỉ vì họ không có xà phòng sử dụng.
Năm 2009, Derreck gặp Vicki Gordon, một nhà quản lý khách sạn dành cho các cựu chiến binh, và chia sẻ ý tưởng thu gom những mẩu/bánh xà phòng đã bị loại từ khách sạn/nhà nghỉ, rồi tái chế thành bánh xà phòng hoàn toàn mới. Khách sạn của ông Vicki là nơi thí điểm đầu tiên. Ông Vicki nhận thấy ý tưởng này rất hữu ích, hoàn toàn ủng hộ. Ông cũng trở thành một trong những thành viên sáng lập Dự án "Xà phòng toàn cầu".
Derreck và vợ anh Sarah quyết tâm thực hiện kế hoạch trong muôn vàn khó khăn. Đầu tiên, họ liệt kê và vận động tất cả các khách sạn ở Atlanta, rồi cứ đến cuối tuần họ đi thu thập xà phòng. Khi thu lượm được một lượng xà phòng đủ dùng, vợ chồng Derreck bắt đầu thử nghiệm tái chế ngay tại căn hộ tầng hầm của gia đình mình.
Cần 2 triệu bánh xà phòng/năm
Sau giai đoạn thử nghiệm, Dự án "Xà phòng toàn cầu" ngày càng thu hút được nhiều người ủng hộ. 300 khách sạn trên cả nước Mỹ đã tham gia đóng góp cho dự án và tạo ra 100 tấn xà phòng. Một vài khách sạn thậm chí còn ủng hộ bằng loại xà phòng cao cấp có giá bán lẻ đến 27 USD mỗi bánh. Derreck cho biết, tính đến tháng 9-2012, có gần 1.000 khách sạn trên toàn nước Mỹ gửi xà phòng đến cho dự án của anh, trong đó có cả hệ thống khách sạn cao cấp Hilton.
Những người tình nguyện trên khắp nước Mỹ đã thu gom xà phòng ở các khách sạn mà họ lưu lại và chuyển chúng đến nhà kho của nhóm ở Atlanta. Trước khi đưa đi nấu chảy, họ sẽ phân loại từng loại xà phòng riêng biệt, bởi mỗi loại xà phòng có độ pH khác nhau, tính chất, mùi hương và màu sắc khác nhau, nên không thể pha trộn.
Quá trình tái chế xà phòng khá đơn giản, chi phí thấp, nhưng bao gồm nhiều công đoạn. Những mẩu/bánh xà phòng cũ được rửa sạch sẽ. Sau đó, chúng được nấu chảy ở nhiệt độ cao, quấy đều bằng thìa/đũa chịu nhiệt, để đến khi nguội hẳn sẽ được cắt thành từng bánh đẹp mắt. Thao tác cuối cùng là đóng gói xà phòng tái chế.
Các bánh xà phòng chỉ được chuyển đi khi đã qua kiểm duyệt độ an toàn bởi một phòng thí nghiệm. Dự án "Xà phòng toàn cầu" sau đó lại làm việc với các đối tác để vận chuyển và phân phối xà phòng trực tiếp đến những người có nhu cầu. Đến nay, dự án của Derreck đã phân phát được hơn 100.000 bánh xà phòng đến người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới (chủ yếu là các nước thế giới thứ 3), trong đó có trẻ mồ côi, người tỵ nạn, bệnh nhân HIV/AIDS, nạn nhân thiên tai (như nạn nhân động đất tại Haiti), những nạn nhân chiến tranh ở Afghanistan, Iraq hay Uganda...
Trên thực tế, lượng xà phòng tái chế mà Dự án Xà phòng toàn cầu sản xuất còn quá ít ỏi so với nhu cầu bởi theo Derreck, mỗi năm có đến cả triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy, chủ yếu là ở các nước nghèo và kém phát triển, nhưng đây là việc đầu tiên có thể giúp làm giảm tỷ lệ tử vong vì tiêu chảy ở trẻ em trên thế giới.
Theo ANTD
Cô gái 19 tuổi thú nhận giết người hàng loạt Dư luận Mỹ bàng hoàng trước tin một cô gái thừa nhận đã sát hại ít nhất 22 người kể từ khi gia nhập một tà đạo vào năm 13 tuổi. Miranda Barbour, 19 tuổi, bị giải ra tòa hồi tháng 12.2013 - Ảnh: News-Items Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hôm qua cho biết đang yêu cầu cảnh sát tại nhiều...