9 cựu quan chức Sở Y tế Gia Lai hầu tòa
9 Sáng ngày 22/4, Tò a án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã bắt đầu mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ “hô biến” thuốc nội thành ngoại và đấu thầu thuốc của các cựu quan chức Sở Y tế Gia Lai.
Theo dự kiến, vụ án kéo dài 4 ngày. Ngoài 9 bị cáo từng là lãnh đạo của Sở Y tế tỉnh Gia Lai, tòa còn triệu tập hơn 40 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
9 bị can bị cáo buộc rằng đã chọn thuốc giá thầu cao, gây thiệt hại cho người bệnh, quỹ bảo hiểm y tế song lại làm lợi cho doanh nghiệp dược.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố ông Phùng Xuân Quýnh (cựu giám đốc Sở Y tế tỉnh) tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
8 cựu quan chức còn lại bị cáo buộc “cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” bao gồm: Nguyễn Công Nhân (Phó giám đốc Sở), Đặng Đức Châu (Phó giám đốc Sở), Phan Minh Hiếu (Phó trưởng Phòng nghiệp vụ Y), Đoàn Cường (Phó trưởng Phòng nghiệp vụ Dược), Rah Mah Plih (Trưởng Phòng kế hoạch tài vụ), Bùi Ngọc Thư (Phó trưởng Phòng kế hoạch tài vụ kiêm Kế toán trưởng), Lê Khánh Lân (Phòng kế hoạch), Nguyễn Thị Kim Liên (Phòng nghiệp vụ Dược).
Trong vụ này, hai bị can Đoàn Cường và Phan Minh Hiếu được tại ngoại.
Video đang HOT
Trước đó, ông Quýnh với lý do trong thời gian tại vị đã để xảy ra tiêu cực khi đấu thầu giá thuốc vào các năm 2008-2010 bị UBND tỉnh Gia Lai buộc thôi chức. Trong 3 năm này, 9 bị cáo được cho là có liên quan hàng loạt các sai phạm của ngành y tế Gia Lai, gây thiệt hại gần 9 tỷ đồng.
Nhà chức trách phát hiện 65 danh mục thuốc không đảm bảo đúng chất lượng theo hồ sơ mời thầu; 8 danh mục thuốc báo cáo sai xuất xứ nước sản xuất. Tổ xét thầu công nhận thuốc sản xuất tại Việt Nam là thuốc được sản xuất ở châu Á, thuốc sản xuất ở châu Á lại công nhận sản xuất ở châu Âu để định giá trúng thầu nhằm làm lợi cho doanh nghiệp trúng thầu, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.
Các cựu lãnh đạo Sở Y tế Gia Lai.
Khi xét giá trúng thầu, tổ chuyên gia này lại không chọn đơn vị bỏ giá thấp nhất mà chọn giá thuốc trúng thầu cao, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người bệnh, quỹ bảo hiểm y tế và làm lợi cho doanh nghiệp.
Cũng liên quan đến vụ án, bà Bùi Thị Hồng Tân- chuyên viên thực hiện việc thẩm định giá của Sở Tài Chính Gia Lai và các cán bộ khác của Sở này bị cơ quan điều tra Công an tỉnh Gia Lai đề nghị Sở Tài chính xem xét, kỷ luật theo quy định vì thiếu trách nhiệm trong công tác.
Hành vi cụ thể của cán bộ Sở này chính là biết việc cộng thêm thặng dư 20% vào báo giá của đơn vị cung cấp thuốc để làm giá kế hoạch chỉ định thầu đối với gói thuốc “gây nghiện, hướng tâm thần” nhưng không yêu cầu Sở Y tế làm rõ.
Trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Sở Y tế có 77 trong 1.415 mặt hàng thuốc đề nghị trúng thầu không đúng với hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt (trong đó có 16 mặt hàng có sai phạm), nhưng cán bộ thẩm định Trần Đình Triết và cán bộ có liên quan của Sở Kế hoạch và đầu tư Gia Lai không phát hiện ra là chưa hoàn thành nhiệm vụ. Công an tỉnh Gia Lai gửi văn bản đề nghị kỷ luật nhóm cán bộ này.
Công ty Cổ phần Dược, Vật tư Y tế Gia Lai bị đánh giá là sai phạm bởi là nhà thầu đã dự thầu 7 mặt hàng thuốc không đúng danh mục thuốc mời thầu và cung cấp 7 mặt hàng thuốc sai xuất xứ cho cơ sở Y tế gây thiệt hại số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Công ty này bị buộc hoàn trả lại số tiền trên cho ngân sách nhà nước.
Theo Dantri
Đình chỉ công tác 5 cán bộ quản lý thị trường vòi tiền
Qua phản ánh của nhiều chủ quầy dược tại An Giang, một số cán bộ quản lý thị trường rất "tích cực" kiểm tra các quầy thuốc với mục đích vòi tiền. Ngành chức năng đã vào cuộc, phát hiện vi phạm và đình chỉ 5 cán bộ có liên quan.
Ông Phan Lợi - Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh An Giang - cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, các ngành chức năng đã phối hợp điều tra về hành vi "lấn sân" kiểm tra các quầy dược của một số cán bộ QLTT số 5. Kết quả kiểm tra phát hiện có 5 cán bộ có dấu hiệu vi phạm. Chi cục đã quyết định đình chỉ công tác 1 đội phó và 4 cán bộ đội QLLTT số 5, tiến hành xử lý kỷ luật theo quy trình.
Trước đó, nhiều chủ quầy thuốc ở huyện Chợ Mới, Tri Tôn, An Phú (An Giang) phản ánh họ thường xuyên bị cán bộ QLTT kiểm tra việc kinh doanh trái quy định, bị thông báo mức phạt từ 5 - 10 triệu đồng. Tuy nhiên sau khi các chủ quầy thuốc "lót tay", đoàn kiểm tra lại không lập biên bản và cho tiếp tục kinh doanh.
Nếu các cán bộ QLTT "tích cực" với nạn trái cây không rõ nguồn gốc, mũ bảo hiểm rởm thì đỡ cho dân biết chừng nào!
Nhiều chủ cơ sở cho biết, khi các cán bộ trong đội QLTT đến kiểm tra các quầy dược đều không công bố quyết định, thành phần, đối tượng và nội dung kiểm tra; chỉ có một người đưa bảng tên ra rồi đòi kiểm tra, đòi phạt.
Theo Phó Chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh An Giang, ông Nguyễn Văn Sơn, ngoài việc kiểm tra "lấn sân", chưa thực hiện đúng quy trình kiểm tra theo quy định, các cán bộ QLTT này còn xử phạt sai thẩm quyền, có hành vi làm trái quy định pháp luật.
Trước đó, UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định giao cho Sở Y tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện kế hoạch thanh, kiểm tra năm 2013 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược và hành nghề khám chữa bệnh. Tuy nhiên ngày 20/3, một lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh này lại khẳng định QLTT có thẩm quyền kiểm tra độc lập đối với lĩnh vực y tế, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Hồ Việt Hiệp (người ký quyết định trên), lý giải: QLTT có thẩm quyền nhưng khi thực hiện kiểm tra bắt buộc phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Đồng thời để đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công khai cần phải phối hợp với ngành y tế và một số ngành liên quan khác. Một khi các Luật thương mại, Luật dược đã quy định rõ thì ngay cả quyết định phê duyệt kế hoạch thanh kiểm tra của UBND tỉnh cũng phải tuân thủ và căn cứ các luật này. Việc các đội QLTT độc lập kiểm tra lĩnh vực thuộc ngành y tế quản lý là hoàn toàn trái pháp luật.
Liên quan đến vụ việc, ngày 20/3, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã ký công văn chỉ đạo Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra, làm rõ tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của lực lượng QLTT trong thời gian từ năm 2011 tới nay, kịp thời xử lý các cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật. Một số cơ sở kinh doanh dược cũng cho hay, họ sẽ khiếu nại hoặc khởi kiện việc kiểm tra xử phạt oan sai, chưa đúng luật của các cán bộ QLTT đối với họ.
Theo Danri
Xe mất giấy tờ vẫn có thể được hợp thức hóa Bộ Công an cho biết đang soạn thảo hướng dẫn cho người dân sang tên xe không chính chủ theo hướng đơn giản hóa thủ tục. Cảnh sát giao thông sẽ không tự tiện dừng phương tiện để phạt lỗi xe không chính chủ. Trao đổi với báo chí sáng 22/11, thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh...