9 công trình gắn liền với lịch sử gián điệp
Hoạt động tình báo luôn khiến du khách tò mò, thích thú. Tới thăm các địa điểm này, bạn sẽ được tìm hiểu những lát cắt nổi tiếng trong lịch sử gián điệp thế giới.
Cầu Glienicke, Berlin, Đức: Cầu Glienicke ở vùng ngoại ô phía tây Berlin vẫn còn giữ vạch trắng ngang giữa, ranh giới giữa đông và tây Berlin thời Chiến tranh lạnh. Năm 1962, gián điệp người Nga, Rudolf Abel, và phi công lái máy bay do thám của Mỹ, Francis Gary Powers, được trao đổi ở đây. Cây cầu đã trở thành điểm trả một số gián điệp bị bắt trong thời kỳ này.
Biệt thự Schningen, Berlin, Đức: Nằm không xa cầu Glienicke, biệt thự Schningen từng là nơi ở của một đại tướng Phổ, một giám đốc ngân hàng người Do Thái, trung tâm chăm sóc trẻ em Đông Đức. Hiện tại, nơi đây trưng bày các hiện vật về lịch sử của cây cầu, các sự kiện trong thời kỳ căng thẳng nhất của Chiến tranh lạnh.
Khách sạn Athenee Palace, Bucharest, Romania: Khách sạn ở thủ đô của Romania nổi tiếng với vai trò là “hang ổ” gián điệp vào Thế chiến II và Chiến tranh lạnh. Được xây dựng vào năm 1914 và cải tạo vào năm 1937, Athenee Palace là nơi các gián điệp Anh và lực lượng Gestapo (cảnh sát ngầm của Đức Quốc xã) thường lui tới. Sau khi quốc hữu hóa vào năm 1948, chính phủ đã gài máy nghe lén vào mọi phòng, điện thoại, cho người đưa tin làm nhân viên. Năm 1994, Hilton đã mua lại Athenee Palace.
Teufelsberg, Berlin, Đức: Ngọn đồi nhân tạo Teufelsberg được đắp từ gạch đá vụn của thành phố Berlin sau Thế chiến II. Nơi này có vị trí và độ cao lý tưởng để Mỹ bắt sóng radio của Nga ở Đông Đức và các vùng khác.
Video đang HOT
Le Meurice, Paris, Pháp: Nhà hàng Pháp này là nơi Felix Bloch, cựu nhân viên của Bộ ngoại giao Mỹ, gặp Reino Gikman, một điệp viên KGB. Các nhân viên phản gián Pháp đã chụp ảnh Bloch tới nhà hàng với một vali đen và rời đi tay không, còn chiếc vali đã theo Gikman rời khỏi nhà hàng. Bloch khẳng định trong đó chỉ có một bộ sưu tập tem.
Khách sạn The Park, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Istanbul được coi là “thủ đô gián điệp” của châu Âu vào Thế chiến II. The Park là địa điểm quen thuộc của các gián điệp khét tiếng như Elyeza Basna, gián điệp của Đức Quốc xã, hay điệp viên hai mang Kim Philby.
Số 54 Broadway, London, Anh: MI6 (Tình báo quân đội-phòng 6) của Anh đã chuyển trụ sở về đây vào năm 1926, dưới chức danh “Công ty thiết bị chữa cháy Minimax”. Tuy nhiên, nhiều tài xế taxi London đã nhanh chóng nhận ra vai trò gián điệp của tòa nhà. Giữa những năm 1930, tình báo Đức đã cho một nhân viên giả làm người bán diêm mù đứng đối diện để giám sát hoạt động ra vào.
Hộp đêm In and Out, London, Anh: Ngoài vai trò là địa điểm tuyển dụng cho MI5 và MI6, hộp đêm còn là nơi MI6 tạo dựng thành địa điểm xảy ra cái chết của một sĩ quan người Anh trong Thế chiến II. Xác của sĩ quan này được thả xuống ngoài khơi Tây Ban Nha. Điều này khiến Đức Quốc xã tin rằng cuộc đổ bộ Normandy sẽ diễn ra ở nơi khác.
Tòa nhà Leconfield, London, Anh: Đây là trụ sở của MI5 vào đầu năm 1945. Ban đầu, tòa nhà có các cửa sổ đặc biệt để đỡ súng máy, phòng trường hợp quân Đức tới được London. Bên trong, quán bar Pig and Eye từng đón tiếp nhiều gián điệp nổi tiếng như Peter Wright, tác giả cuốn Spycatcher.
Theo Zing News
Danh lam đẹp hút hồn ra sao khi 'mặt mộc'?
Hẳn bạn không khỏi tấm tắc khi xem hình ảnh cây cầu Charles trong loạt ảnh cưới của Châu Kiệt Luân. Bạn có muốn biết khi "mặt mộc", cây cầu này trông thế nào không?
Bức ảnh cưới lãng mạn đến mê hồn chụp với cầu Charles (Prague, Séc) của Châu Kiệt Luân làm không ít fan tấm tắc.
Tuy nhiên, trong một bức ảnh thông thường không có hiệu ứng photoshop, dù bạn vẫn cảm nhận được một cách sâu sắc những nét đẹp tao nhã mang dấu ấn lịch sử của cây cầu, nhưng so với khi xuất hiện trong ảnh cưới của Châu Kiệt Luân, có vẻ như nó bớt lung linh hơn khá nhiều.
Cát vàng trải dài nhuộm màu hơn 5.000 lịch sử của kim tự tháp (Ai Cập). Tượng người sư tử đứng sừng sững như một người bảo vệ trung thành. Cảnh vật như được bao phủ bởi một sự thần bí khó lòng giải thích.
Thế mà, trên thực tế, ngay cạnh Kim Tự Tháp là thành phố nhộn nhịp ồn ào. Bức ảnh "mặt mộc" này dường như làm giảm bớt không ít độ linh thiêng của kim tự tháp.
Bãi đá cổ Stonehenge, công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng gần Amesbury (Anh), có từ 700 năm trước thời Ai Cập cổ đại. Công sự bằng đất bao quanh một vòng đá này là một trong những địa điểm tiền sử nổi tiếng thế giới. Dưới trời xanh mây trắng, cả công trình kiến trúc toát lên vẻ hùng vĩ tuyệt vời.
Nhưng nhìn từ xa, quả thực hơi giống một cụm đá giữa một bãi cỏ xanh rộng lớn.
Lăng Taj Mahal (Agra, Ấn Độ) có một điểm đặc sắc, đó là diện mạo sớm, trưa, chiều, tối thay đổi bất ngờ. Sáng ra, lăng ánh lên ánh vàng rực rỡ. Ban ngày, dưới ánh nắng chói chang của mặt trời, lăng lại như hắt lên ánh trắng lóa mắt. Đến chiều tối trong màu hoàng hồn, màu lăng lại như được bao phủ một màu hồng pha xanh nhạt. Và khi đêm xuống, đá trên lăng lại có màu bạc, lung linh huyền ảo.
Đáng tiếc, trong tấm hình "mặt mộc" này, rác rưởi vứt khắp nơi. Nhìn từ góc độ này, lăng khó lòng mà đẹp lung linh được, dù là buổi sớm, trưa, hay chiều, tối.
Cổng Brandenburg nằm ở trung tâm thành phố Berlin (Đức). Đây là công trình kiến trúc theo phong cách cổ điển. Thời xưa là cổng thành của Berlin, vì là cổng dẫn tới thành Brandenburg nên có tên như ngày này. Ngày nay, cổng thành dẫn con đường tới bảo tàng Berlin và tháp truyền hình Berlin, một trong đại lộ tráng lệ nhất châu Âu.
Trong một bức ảnh thường nhật ít hiệu ứng kỹ thuật số hơn, đây đơn thuần chỉ là một cổng thành, so với những công trình kiến trúc xung quanh quả thực không có gì quá đặc biệt.
Theo Zing
Chợ Giáng sinh lừng danh ở Đức mở cửa đón khách Đức nổi tiếng với các khu chợ nhộn nhịp như Alexanderplatz hay Weihnachstzeit, nơi du khách có thể đắm mình vào không khí ấm áp của dịp lễ năm nay. Từ 23/11, các khu chợ Giáng sinh ở Berlin, thủ đô nước Đức, đã mở cửa đón khách, với các gian hàng bày bán đồ ăn, đồ trang trí và quà tặng. Tới...