9 công nhân ăn trộm hơn 1.600 màn hình điện thoại di động
Nhóm công nhân bị kết tội ăn cắp hơn 1.600 màn hình điện thoại tại nơi làm việc song luật sư cho rằng chưa rõ đây có phải sản phẩm lỗi hay không.
9 công nhân hầu tòa. Ảnh: Giang Chinh
Ngày 4-5/8, TAND Hải Phòng xét xử vụ án trộm cắp tài sản xảy ra tại một công ty 100% vốn nước ngoài đóng ở khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương. 9 bị cáo đều là công nhân, tuổi 19-27.
Theo cáo trạng, khoảng 10h30 ngày 4/5/2019, bảo vệ công ty soát xét xe đi ra phát hiện hai túi laptop chứa nhiều màn hình điện thoại di động (sản phẩm của công ty) trong ôtô chở nước. Lái xe Nguyễn Văn Vũ, 26 tuổi, khai hai túi hàng được Nguyễn Tiến Dũng, 21 tuổi, nhân viên phòng hành chính, nhờ chở giúp ra ngoài.
Nhà chức trách xác định cuối tháng 3/2019, nhân viên Phạm Văn Mạnh rủ đồng nghiệp Vũ Minh Đức, nhân viên hỗ trợ sửa chữa, cài đặt thiết bị công nghệ thông tin, tìm cách lấy trộm màn hình điện thoại mang ra ngoài bán kiếm tiền chia nhau. Đức khai: “Mạnh nói sản phẩm dù lỗi vẫn bán được, giá 4.000 đồng một chiếc”.
Đức sau đó rủ thêm một số đồng nghiệp và bạn bè tham gia ăn trộm, gồm: Phan Văn Hưng, nhân viên thu nhận hàng lỗi, làm thống kê, chuyển đến kho chứa; Nguyễn Việt Trung, nhân viên an ninh; Nguyễn Đức Tùng, nhân viên bộ phẫn hỗ trợ sản xuất; Đào Trọng Hưng, nhân viên IT; Nguyễn Tiến Dũng, nhân viên phòng hành chính; Nguyễn Hữu Chiến, công nhân hỗ trợ sản xuất; Đào Trung Anh, nhân viên công ty đối tác.
Video đang HOT
Ngày 5/4/2019, Hưng cùng Việt Trung đẩy xe chở màn hình ra cầu thang tầng 2 của toàn nhà H1, cùng Nguyễn Hữu Chiến bốc bỏ vào đầy 4 túi laptop chuyển về kho IT – nơi Đào Trọng Hưng quản lý. 3 ngày sau, Hưng được Đức đưa cho 500.000 đồng để uống nước với mục đích cám ơn cho để nhờ trong kho.
Ngày 4/5, thấy Vũ lái xe chở nước vào cho công ty, Dũng điện thoại đặt vấn đề nhờ chở giúp hai túi laptop ra ngoài thì bị bảo vệ phát hiện.
Tại phiên tòa, bị cáo Hưng khai số màn hình lấy trộm đều là hàng lỗi. Trong công việc hàng ngày, bị cáo được giao nhiệm vụ thu gom hàng lỗi để lập báo cáo, chuyển xuống kho chờ tiêu hủy.
Đức khai do thiếu hiểu biết, nghĩ đơn giản hàng lỗi không còn giá trị sử dụng, công ty sẽ tiêu hủy nên bàn với các bị cáo khác lấy mang ra ngoài, để Mạnh tìm người bán.
Theo Hội đồng định giá tài sản của thành phố Hải Phòng, hơn 1.600 màn hình điện thoại không thuộc danh mục tài sản quy định để định giá song đưa ra con số giá trị hơn 1,3 tỷ đồng.
7 luật sư được HĐXX chỉ định bào chữa cho các bị cáo đồng ý việc Viện kiểm sát truy tố ở khung hình phạt cao nhất 12-20 năm tù cho tội Trộm cắp tài sản khi giá trị tài sản hơn 500 triệu đồng.
Hai luật sư còn lại cho rằng, cơ quan điều tra không trưng cầu giám định để xác định “màn hình có thực sự bị lỗi hay không” nên không thể định giá chính xác. “Đây là điểm mấu chốt quan trọng song bị cơ quan điều tra bỏ qua. Hơn 1,3 tỷ đồng là số tiền công ty kê khai tổng chi phí để sản xuất số màn hình điện thoại đó. Việc Hội đồng định giá sử dụng số liệu này làm kết quả định giá là không đúng”, luật sư nêu quan điểm.
Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa không tranh tụng, giữ nguyên quan điểm truy tố.
Chủ tọa HĐXX thẩm phán Nguyễn Văn Thiệm công bố lý cơ quan điều tra không giám định để làm rõ sản phẩm lỗi hay không vì công ty từ chối giám định với lý do muốn giữ “bí mật sản xuất kinh doanh”.
“HĐXX tin vào kết quả định giá mà Hội đồng định giá tài sản của thành phố đưa ra. Nếu kết quả đó không đúng, Hội đồng phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước pháp luật”, thẩm phán Thiệm nói. Tòa án cũng xác định các bị cáo đã “đánh cắp sản phẩm trên dây chuyền sản xuất”.
Có mặt tại tòa, đại diện công ty khẳng định toàn bộ số hàng bị trộm chưa được giám định hoặc kiểm tra đúng hàng lỗi hay không.
HĐXX phạt Đức với vai trò chủ mưu án 12 năm 4 tháng tù, Văn Hưng 10 năm tù, Tùng 10 năm 6 tháng tù, Trung 7 năm tù, Trọng Hưng 8 năm tù, Dũng 6 năm tù, Chiến 7 năm tù, Trung Anh 7 năm tù và Vũ 5 năm tù.
Riêng với Mạnh, cơ quan điều tra cho hay ba lần triệu tập nhưng không có mặt, đi khỏi địa phương từ tháng 5/2019 nên chưa đủ căn cứ xử lý. Nhà chức trách sẽ tiếp tục thu thập chứng cứ và xử lý sau nếu đủ tài liệu.
Rời phiên tòa, người thân của các bị cáo la ó phản đối bản án, cho biết sẽ kháng cáo.
Triệt phá nhóm tín dụng đen tại Tây Nguyên
Hai nhom đoi tuong cho vay nặng lãi với lãi suất 180 đến 480%/năm đã vừa bị Cong an tinh Đak Lak đau tranh, triet pha.
Các đối tượng cho vay nặng lãi tại cơ quan công an. (Ảnh: Dân trí)
Các đối tượng này hoạt động rất tinh vi, lợi dụng mạng xã hội, núp bóng các doanh nghiệp gây khó khăn cho lực lượng chức năng.
Nhóm thứ nhất gồm 11 người, do Dương Xuân Tùng (30 tuổi, quê Hà Nội) cầm đầu. Nhóm này lập 2 công ty duoi vo boc kinh doanh cho thue xe va ban điện thoại di động nhung thuc chat là hoat đong "tin dung đen". Công an xác định từ cuối năm 2019 đến nay, nhóm này đã cho vay khoảng 15 tỷ đồng với lãi suất từ 180%/năm đến 360%/năm.
Nhóm thứ hai gồm 4 đối tượng do Trần Văn Lợi (25 tuổi, quê Bắc Giang) cầm đầu. Nhóm này thuê nhà trên đường Hà Huy Tập, TP Buôn Ma Thuột để hoạt động cho vay nặng lãi. Tính từ tháng 3 đến nay, nhóm này đã cho vay hơn 1,5 tỷ đồng với lãi suất từ 180% đến 480%/năm.
Nguyên nhân đầu tiên đẩy người dân đến "tín dụng đen" là thủ tục vay tiền quá dễ dàng, nhanh chóng, thậm chí "gọi điện là có tiền" khiến người dân đang cần tiền mất cảnh giác, không để ý điều khoản, lãi suất, không lường hết hậu quả xảy ra.
Hiện vụ việc đang được công an tinh Đak Lắk tiep tuc đieu tra mo rong.
Lừa mua điện thoại, cựu cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hơn 54 tỷ đồng Dù đang bị truy nã, cựu cán bộ ngân hàng Đoàn Mai Thanh vẫn lên mạng facebook quảng bá có đầu mối nhập điện thoại iPhone giá rẻ để chiếm đoạt hơn 54 tỷ đồng của các bị hại. Ngày 28/7, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử đối với Đoàn Mai Thanh (SN 1982, ở TP Hạ Long, Quảng Ninh, cựu...