9 chi tiết thú vị bạn có thể đã bỏ qua trong “Ninja Rùa 2: Đập tan bóng tối”
Tuy không ra lò từ thương hiệu phim siêu anh hùng Marvel, nhưng phần mới nhất của “Ninja Rùa” cũng chứa đựng không ít chi tiết thú vị chỉ fan mới so ra được.
Teenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadows vừa ra mắt và được đánh giá là hay hơn cả phần trước đó. Tuy nhiên, trong khi đang thưởng thức những phần cháy nổ hay chiến đấu hoành tráng của phim, có thể bạn sẽ bỏ qua một số chi tiết thú vị sau đây.
(Bài viết có thể tiết lộ nội dung phim)
1. Người đàn ông giao pizza
Ở đoạn đầu phim, có cảnh các chú rùa trên đường đi tới Madisons Square Gardens xem bóng rổ đã ghé ngang lấy chiếc bánh pizza của một người đàn ông chờ sẵn ở góc đường. Có vẻ như người đàn ông đó đã thường xuyên “làm ăn” với 4 chàng rùa từ trước khi Michelangelo có nói :”Cám ơn Kevin. Hẹn gặp anh vào tuần tới”. Nhân vật đó chính là Kevin Eastman, một trong 2 người đã sáng tạo ra nhóm Ninja rùa.
2. Khách mời đặc biệt
Khi Michelangelo quyết định tham gia vào lễ hội Halloween ở New York, anh đã gặp một chiếc xe màu vàng nhỏ chạy trên đường. Chiếc xe này sau đó đã biến hình thành Bumblebee, một nhân vật trong phim Transformers, loạt phim cực kì ăn khách của đạo diễn Michael Bay. Đây là một cameo thú vị khi chính Bay đóng vai trò sản xuất cho Ninja rùa. Phân đoạn đó còn sử dụng luôn hiệu ứng âm thanh biến hình của Transformers.
3. Tương lai của tiến sĩ Baxter Stockman
Tiến sĩ Baxter Stockman khi sử dụng thuốc để khiến Bebop và Rocksteady đột biến đã có nói rằng có nhiều loài thú khác nhau đã tiến hóa thành người, và trong mỗi người vẫn còn chứa gen lặn của loài thú tổ tiên. Chính vì thế Bebop tiến hóa thành heo rừng trong khi Rocksteady là tê giác. Trong phiên bản hoạt hình, tiến sĩ Baxter Stockman cũng sử dụng thứ thuốc này và hóa ra tổ tiên của ông là một… con ruồi.
4. Chiếc xe tải của anh em rùa
Khi phát hiện ra kế hoạch trốn thoát của Shredder, các chú rùa đã đuổi theo hắn bằng một chiếc xe tải chở rác nhưng thực chất là một sản phẩm chứa đựng rất nhiều công nghệ thú vị của Donatello. Chiếc xe này cũng là phương tiện di chuyển của nhóm trong cả phiên bản truyện tranh lẫn hoạt hình và là một món đồ chơi bán rất chạy. Thứ vũ khí bắn nắp cống trong phim chính là phỏng theo món đồ chơi này.
Video đang HOT
Ngoài ra, dòng chữ “Tartaruga Brothers” dịch ra có nghĩa là “anh em nhà rùa” (Tartaruga có nghĩa là rùa trong tiếng Bồ Đào Nha và Ý).
5. Biển số xe của Casey Jones
Trong một phân cảnh, khán giả có thể nhìn rõ biển số xe của nhân vật Casey Jones là “MIRAGE84″. Đây là một chi tiết thú vị gợi nhắc hãng truyện tranh đầu tiên giới thiệu Ninja rùa là Mirage Comics và năm 1984 là năm là nhóm này ra mắt đọc giả.
6. Dung dịch TCRI
Trong nhiều phiên bản, dung dịch TCRI gây ra tác nhân đột biến trong “vũ trụ Ninja rùa” có màu xanh dương hoặc xanh lá cây. Tuy nhiên, trong tựa phim mới nhất, dung dịch khiến Bebop và Rocksteady đột biến lại có màu tím. Thú vị là trong series Ninja rùa 1987, dung dịch khiến 4 chú rùa và sự phụ Splinter có dạng người cũng có màu tím.
Cái tên TCRI cũng là một chi tiết khá thú vị khác. Trong nguyên tác, TCRI (Techno Cosmic Research Institute) có nghĩa là “viện nghiên cứu công nghệ vũ trụ”. Chữ “vũ trụ” là do bản chất nó được thành lập bởi giống ngoài hành tinh Utroms. Ở phiên bản phim trước, nó được sửa thành TGRI (Techno Global Research Institute) để loại bỏ nguồn gốc “ngoài hành tinh” của Ninja rùa. Ở phần phim này lại chuyển thành TCRI.
7. Quán Bar “quen thuộc” trong phim
Quán bar mà Bebop và Rocksteady hay lui tới trong phim có tên là Vazacs Horseshoe Bar. Ngoài việc được sử dụng trong nhiều phim truyền hình và điện ảnh, địa điểm này gần đây trở thành quán bar của Luke Cage trong series Jessica Jones của Marvel. Ngay từ đầu, Ninja rùa đã chứa rất nhiều chi tiết giễu nhại lại Daredevil của Marvel, nên việc lựa chọn những địa điểm quay quen thuộc của hãng này có vẻ không có gì xa lạ.
8. Cây gậy Hockey của Casey Jones
Khi nhân vật Casey Jones phải sử dụng chiếc mặt nạ và gậy hockey để “hành hiệp trượng nghĩa”, nhiều fan hâm mộ tinh mắt của bộ môn này cho rằng cậy gậy của anh thuộc về hãng Eastwood (một hãng sản xuất có thật). Tuy nhiên, sự thật thì trong phim, nó thuộc về hãng Eastman – một chi tiết nữa gợi nhắc tới tác giả Kevin Eastman. Teenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadows không phải là bộ phim duy nhất có chi tiết này. Nhãn hiệu Eastman trên gậy hockey cũng xuất hiện trong phiên bản hoạt hình năm 2012.
9. Shredder “đóng băng”
Là nhân vật phản diện chính trong loạt thương hiệu Ninja Rùa, nhưng trong phần hai thì gã ninja độc ác The Shredder (Brian Tee) chỉ đóng vai trò là kẻ mở cổng dịch chuyển mang gã người ngoài hành tinh Krang đến Trái đất. Trước trận đại chiến giữa Krang và nhóm Ninja Rùa, tên đồng minh này đã phản bội Shredder và khiến hắn bị đông cứng thành một pho tượng.
Điều này nhanh chóng đập vào mắt fan Star Wars, khiến họ nhớ ngay đến cảnh Han Solo (Harrison Ford) cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự trong Star Wars V: The Empire Strikes Back (1980). Tình tiết này nhằm để tôn vinh Industrial Light & Magic, hãng thiết kế kỹ xảo cho loạt phim Star Wars và cũng đóng vai trò tương tự trong phần phim này.
Theo Minh Phúc / Trí Thức Trẻ
5 điều đáng học hỏi từ siêu phẩm hành động "Ninja Rùa: Đập Tan Bóng Tối"
Dù là truyện tranh, hoạt hình hay phim điện ảnh, bốn anh em Ninja Rùa đều để lại cho khán giả những ấn tượng và bài học khó quên.
Bắt nguồn từ loạt truyện tranh dài kỳ gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ, Ninja Rùa từng được chuyển thể thành phim hoạt hình và chiếm trọn trái tim khán giả màn ảnh nhỏ. Năm 2014, bốn anh em Leonardo, Michelangelo, Donatello và Raphael lần đầu ra rạp chiếu lớn trong bom tấn Teenage Mutant Ninja Turtles (Ninja Rùa) với tạo hình chân thực nhờ kỹ xảo khủng. Bom tấn ăn khách tại nhiều phòng vé trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngày 01/06 tới, phần hai của bộ phim này sẽ chính thức khởi chiếu với tên gọi Teenage Mutant Ninja Turles: Out Of The Shadows (Ninja Rùa: Đập Tan Bóng Tối). Cùng điểm lại những bài học ý nghĩa mà bốn chú rùa luôn gợi nhắc cho khán giả dù trong truyện tranh hay trên màn bạc.
1. Gia đình là trên hết
Leo, Mikey, Donny, và Raph - tên gọi thân mật của bốn chú rùa - là anh em nghĩa tình trước khi là các Ninja mang mặt nạ. Cả bốn đều đề cao tình cảm gia đình đó, luôn biết rằng phải ở bên nhau thì họ mới thành công. Sự gắn bó của anh em nhà Rùa giúp vượt qua hầu hết các mâu thuẫn, bao gồm cả tranh chấp trước mặt kẻ thù và tranh giành... bánh pizza - món ăn khoái khẩu của cả nhà.
2. Tôn trọng bậc tiền bối
Sư phụ Splinter huấn luyện những chú rùa con
Những ai hâm mộ Ninja Rùa hẳn đều nhớ nguồn gốc của họ: được sư phụ Chuột Splinter nuôi nấng và huấn luyện trong một chiếc cống ngầm ở New York. Phần lớn các kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm bốn anh em có được đều nhờ sư phụ. Họ không bao giờ quên ơn ông, đồng thời luôn tôn trọng những người lớn đáng kính. Mỗi khi gặp chuyện khó khăn, họ đều tự đặt câu hỏi: "Liệu sư phụ sẽ làm gì trong trường hợp này?", từ đó đưa ra các quyết định cho mình.
3. Đoàn kết là sức mạnh
Nếu chiến đấu một mình, Ninja Rùa sẽ không chiến thắng. Chỉ khi kết hợp các kỹ năng và cá tính độc đáo của từng thành viên, họ mới trở thành một lực lượng không thể cản trở
Leonardo - chú rùa đeo mặt nạ xanh biển là một thủ lĩnh quyết đoán với thanh kiếm đạo sát bên. Donatello đeo mặt nạ tím, sở hữu nhiều kiến thức khoa học công nghệ và cây trường côn lợi hại. Raphael ẩn mình dưới chiếc mặt nạ đỏ, luôn dũng cảm trước mọi thử thách, không ngần ngại dùng song thoa ra đòn kẻ thù. Còn cậu em út Mikey luôn mang mặt nạ cam và côn nhị khúc, là người đem lại tiếng cười cho cả đội. Cùng nhau, họ tiêu diệt kẻ thù và trở thành những người hùng bí mật.
4. Sáng tạo ở mọi nơi
Ngoài công việc Ninja đòi hỏi chiến đấu bên ngoài thành phố vào ban đêm, thì phần lớn thời gian ban ngày các chú rùa ngụ trong cống ngầm. Đây không hề là nơi ẩm thấp và chán ngắt như nhiều người tưởng tượng.
Bốn anh em rùa tuổi teen đã biến nơi ở thành một thế giới ngầm sôi nổi với nhiều vật dụng sáng tạo. Họ vừa có không gian riêng để luyện tập võ thuật và vũ khí, vừa có không gian chung để ăn bánh pizza, nghe nhạc. Họ làm các thanh thiếu niên thành thị hiểu ra rằng, bất cứ nơi đâu cũng có thể trở thành không gian bất tận cảm hứng nếu chúng ta thật sự yêu quý và biết cách cải tạo nó.
5. Bình đẳng với tất cả mọi người
Xuất thân là những thiếu niên Rùa đột biến, cơ thể "đồ sộ" khác thường, nhưng Ninja Rùa không bao giờ xem thường người yếu thế. Họ luôn chiến đấu bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người dân khỏi tai họa khó lường.
Với thành viên mới trong đội, điển hình là cô phóng viên April O'Neil (do Megan Fox thủ vai), bốn anh em Ninja Rùa luôn đặt cô ngang hàng về sức mạnh, niềm tin, sự độc lập và quyết đoán. Cô hoạt động trên mặt đất nhưng luôn mang tinh thần của những anh hùng ẩn dưới cống ngầm, đồng thời là một người bạn tốt đem niềm vui và sự quan tâm tới cho cả nhóm.
Trong phần hai Ninja Rùa: Đập Tan Bóng Tối, bốn Ninja Rùa sẽ được dịp bước ra ánh sáng để đối mặt với kẻ thù bên cạnh April O'Neil (Megan Fox), Vern Fenwick (Will Arnett) và nhân vật mới đeo mặt nạ Casey Jones (Stephen Amell). Sau khi tên tội phạm Shredder trốn thoát, hắn gia nhập lực lượng với nhà khoa học điên Baxter Stockman (Tyler Perry), lập ra một kế hoạch độc ác để chiếm đoạt thế giới. Khi các Ninja Rùa chuẩn bị bắt Shredder cùng đồng bọn, họ nhận ra mình phải đối mặt với một ác nhân khét tiếng khác còn nguy hiểm hơn: Krang.
Với phần chỉ đạo của đạo diễn David Green và vai trò sản xuất được đảm bảo bởi ông hoàng cháy nổ Michael Bay, bộ phim sẽ khiến người yêu điện ảnh mãn nhãn với những pha võ thuật đẹp mắt cùng chất hài hước, giải trí nổi bật hơn phần phim trước.
Theo Thanh Trần / Trí Thức Trẻ
Cẩm nang "WarCraft" dành cho người mới bắt đầu Được chuyển thể từ game, siêu bom tấn tháng 6 "WarCraft" có thể còn lạ lẫm với nhiều khán giả phổ thông. Bom tấn WarCraft sắp ra rạp đã tạo nên sự hào hứng cho các fan gốc của tựa game này sau nhiều năm chờ đợi. Tuy nhiên, đối với những người không biết WarCraft là gì thì đây cũng hứa hẹn...