9 câu hỏi thường gặp về bệnh tiêu chảy
Mùa hè là mùa của những dịch bệnh, trong đó có bệnh tiêu chảy. Những giải đáp dưới đây của các bác sỹ sẽ giúp chúng ta hiều hơn về căn bệnh này và phòng bệnh hiệu quả.
1. Bệnh tiêu chảy là gì?
Bệnh tiêu chảy được định nghĩa là: người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước.
2. Nguyên nhân gây tiêu chảy là gì?
Hiện tượng tiêu chảy xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Do vi khuẩn (khuẩn xanmon, khuẩn que coli, vi sinh vật kỵ khí, khuẩn cầu chùm), do các loại ký sinh trùng (amip) và do virut (adenovirut, enterovirut, rotavirut)
- Do các rối loạn thành ruột: Các bệnh viêm nhiễm, các khối u, dị tật có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp nhiều lần hoặc mãn tính.
- Do thực phẩm: thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc… Bệnh có thể sớm biểu hiện ngay sau vài giờ ăn những thực phẩm này.
- Do stress và lo lắng: Những yếu tố tinh thần cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa.
3. Phòng bệnh tiêu chảy bằng cách nào?
Dù bạn đang ở tại nơi mình sinh sống hay đang đi công tác, du lịch đâu đó, không bao giờ bạn được quên những quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây :
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước bữa ăn
- Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày)
- Tại những nơi bạn đến, nếu bạn cảm thấy không yên tâm về nước uống, hãy dùng trà thay cho nước lọc, hoặc mua những chai nước tinh khiết được đóng chai an toàn.
- Không uống nước với đá nếu bạn không biết rõ nguồn gốc của của loại đá này.
- Tránh ăn những món ăn như rau sống, cá hoặc thịt sống, hoa quả không gọt vỏ.
- Không ăn thức ăn để lâu ngày, ôi thiu…
Video đang HOT
- Tránh để rơi vào tình trạng stress, lo âu
- Không uống nhiều rượu và ăn các gia vị cay.
4. Khi nào nên đến khám bác sỹ?
Trong đa số trường hợp tiêu chảy, bạn có thể chữa ở nhà bằng cách uống thuốc. Bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn sau vài ngày. Tuy nhiên, khi bệnh nặng đi kèm với sốt, phân có máu, ỉa chảy liên tục trong 3 ngày thì bạn nên đi khám bác sỹ.
Đối với trẻ mới sinh, trẻ nhỏ hoặc những người đang ốm, ngay khi chiệu trứng tiêu chảy cần cho đi khám bác sỹ gấp. Không được đưa đi khám kịp thời, bệnh nhân có thể bị mất nước nặng và suy dinh dưỡng.
5. Điều trị bệnh tiêu chảy ở nhà như thế nào?
Trừ những trường hợp mà chúng tôi liệt kê ở trên, bệnh nhân cần được đưa đi khám bác sỹ gấp, còn lại đa số trường hợp tiêu chảy ở người lớn đều có thể tự chữa ở nhà. Ngoài việc uống thuốc chữa tiêu chảy, bệnh nhân cần uống nhiều nước, không nên ăn kiêng vì cơ thể bạn đang rất mệt cần bổ sung dinh dưỡng, nhất thiết bệnh nhân phải được nghỉ ngơi.
Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, hãy gọi điện hoặc đến khám bác sỹ để được uống kháng sinh điều trị tiêu chảy.
6. Bệnh nhân tiêu chảy được phép ăn gì?
Khi bị tiêu chảy chắc chắn người bệnh sẽ không cảm thấy ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết nhằm mang lại năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể ăn những món ăn thường ngày nhưng phải được đảm bảo an toàn, không nhiễm khuẩn.
Không nên ăn những thực phẩm gây cảm giác buồn nôn, khó chịu…
Nếu bạn bị tiêu chảy kèm với nôn, hãy uống một chút nước đường và cố gắng ăn một chút thức ăn cứng.
7. Sự khác nhau giữa tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính là gì?
Hai loại tiêu chảy này khác nhau về thời gian. Nếu thời gian của bệnh tiêu chảy cấp ngắn thì tiêu chảy mãn tính kéo dài trên 3 tuần.
8. “Tiêu chảy giả” là gì?
Các bác sỹ dùng thuật ngữ này để chỉ tình trạng trọng lượng phân của một người thấp hơn 300gr/ngày. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để chỉ những trường hợp bị tiêu chảy trong thời gian bị táo bón hoặc sự không kiềm chế được của hậu môn.
9. Bị tiêu chảy khi đi du lịch có nguy hiểm?
Rất nhiều người khi đến một nơi xa (đi du lịch hoặc công tác…) thường bị tiêu chảy. Tiêu chảy có thể xuất hiện trong những ngày này hoặc ngay sau khi về tới nhà. Hiện tượng này làm người bệnh rất khó chịu nhưng thường là lành tính.
Hiện tường này được giải thích thường là do không hợp thức ăn hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn gây nên. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt một số trường hợp nguy hiểm. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày hoặc có kèm sốt, phân có máu… cần lập tức đi khám bác sỹ. Trong mọi trường hợp bệnh nhân cần uống đủ 2lít nước/ngày và ăn uống bình thường.
Theo SKDS
Kiết lị ở trẻ nhỏ: những kiến thức cơ bản
Bệnh tiêu chảy cấp là căn bệnh mà trẻ em rất dễ mắc. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có hai loại. Một loại chỉ nôn ói và tiêu chảy kéo dài mà phần lớn do rotavirus gây nên. Một loại đi tiêu có dịch nhầy và máu, đó là bệnh kiết lị theo cách gọi của dân gian.
Hiểu biết về kiết lị
Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi.
Theo thường lệ cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị.
Kiết lị đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước.
Các tác nhân xâm nhập qua đường miệng có thể khiến trẻ bị kiết lỵ
Nguyên nhân
Bệnh có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước.
Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.
Tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh.
Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả... bị ôi, thiu thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo) ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm tay bẩn bốc thức ăn, đưa vi trùng vào mồm.
Nhận biết
Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.
Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài rất nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.
Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip...
Việc bạn cần làm là gì?
Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, nếu thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của trẻ.
Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong trường hợp bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước.
Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị.
Giữ vệ sinh kỹ lưỡng mỗi khi con bạn đi cầu.
Đề phòng
Luôn chú ý nguyên tắc "ăn chín, uống sôi" cho trẻ.
Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn.
Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.
Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.
Theo SKDS
Dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường có những biểu hiện như sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao dẫn đến suy dinh dưỡng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tiêu chảy kéo dàiSố lần đi ngoài khi giảm, khi tăng.Tính chất của phân: Lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi...