9 câu hỏi giúp “giải mã” các phát ban trên da
Nhìn chung phát ban chỉ ra rằng da đang bị viêm theo một cách nào đó. Theo nghĩa rộng hơn, phát ban có nghĩa là da đang biểu hiện phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với những thứ mà cơ thể nghĩ rằng có thể gây hại cho sức khỏe.
Nhưng có quá nhiều loại phát ban khác nhau đến nỗi khó có thể biết được điều gì đang xảy ra với làn da. Các bác sĩ da liễu đã gợi ý một số câu hỏi có thể giúp bạn giải mã được những gì đứng sau những nốt ban trên da của bạn và những việc cần làm tiếp theo.
1. Phát ban có ngứa không?
Ngứa là một tác dụng phụ thực sự phổ biến của tất cả các loại phát ban, do đó, rất khó biết được điều gì diễn ra chỉ từ triệu chứng này. Nhưng một số phát ban không hay bị ngứa, vì vậy đây vẫn là một câu hỏi có ích.
Một ví dụ là phát ban có thể đi kèm với phù mạch. Tình trạng da này thường có biểu hiện ngứa và nổi mẩn giống như nổi mề đay, nhưng nó bắt đầu sâu hơn dưới da. Trong khi nổi mề đay gây ngứa nhiều, thì phù mạch hay gây những nốt sẩn đỏ lớn có cảm giác đau hâm nóng. Nếu bạn thắc mắc vì bị “nổi mề đay” mà lại không ngứa, thì đây có thể là một nguyên nhân.
Ngay cả khi phát ban ngứa, các chi tiết cụ thể có thể giúp bạn thu hẹp nguyên nhân. Ví dụ, những đám sẩn hoặc mụn nhỏ ngứa quanh nang lông có thể chỉ ra tình trạng viêm nang lông. Nếu phát ban ngứa lúc nổi lúc lặn ở cùng một chỗ, thì có thể nghĩ đến viêm da dị ứng (thường được gọi đơn giản là bệnh chàm hay eczema), một bệnh da phổ biến và mãn tính gây ngứa và viêm.
2. Nó có ranh giới rõ ràng không?
Nếu phát ban có ranh giới, điểm ngưỡng hoặc mô hình rõ ràng, nguyên nhân rất có thể là thứ gì đó bên ngoài đang ảnh hưởng đến làn da của bạn. Điều này trái ngược với nguyên nhân bên trong, như một bệnh lý nội khoa tiềm ẩn, sẽ khó gây ra phát ban được xác định rõ ràng.
Nguyên nhân có thể do điều gì đó như viêm da tiếp xúc kích ứng, hoặc khi có thứ gì đó gây viêm lớp da trên cùng. Các chất gây kích ứng phổ biến bao gồm niken, thực vật như cây thường xuân độc và các chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy. (Cũng có cả viêm da tiếp xúc dị ứng, là khi hệ thống miễn dịch bị thua cuộc trong đáp ứng với thứ gì đó chạm vào da.)
Một ví dụ thực sự kỳ lạ về hiện tượng này là viêm da cảm quang gốc thực vật (phytophotodermatitis), khi các chất trong thực vật hoặc các chất gốc thực vật mà bạn chạm vào tương tác với ánh sáng mặt trời và dẫn đến bỏng da. Vì dụ nếu bạn vắt cam để lấy nước cam tươi, sau đó ra nắng suốt cả ngày, bạn có thể nhận thấy một vết phát ban đau thành vệt trên tay ở nơi nước trái cây dính vào, có thể kèm theo sưng và phồng rộp.
3. Phát ban có gây bỏng rát không?
Điều này có thể giúp thu hẹp nguyên nhân thêm một chút. Có rất nhiều loại phát ban gây cảm giác bỏng rát. Bạn thường sẽ có cảm giác bỏng rát nếu da bị nứt nẻ.
Nếu da bị đỏ, viêm và rát, trước tiên hãy kiểm tra xem nó có bị trầy xước hoặc bị bỏng không. Nếu đó thực sự là phát ban gây bỏng rát, bạn có thể đang bị một thứ gì đó như bệnh zona.
Bệnh zona xảy ra do nhiễm vi-rút thủy đậu. (Vi-rút này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu và nó có thể “nằm ngủ” trong cơ thể suốt nhiều năm.) Lúc đầu, bệnh zona thường gây ra cảm giác khó chịu như đau, rát, tê và cảm giác châm chích. Sau một vài ngày, chỗ phát ban sẽ nổi mụn nước, điển hình là ở bên trái hoặc bên phải của bụng, nhưng đôi khi quanh một mắt hoặc một vùng nhỏ của cổ hoặc mặt.
Herpes là một nguyên nhân khác gây phát ban bỏng rát. Khi herpes xuất hiện xung quanh bộ phận sinh dục, nó có thể bắt đầu như những nốt sẩn nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước trắng cuối cùng vỡ ra và chảy dịch, sau đó đóng vảy. Nếu nó nổi lên xung quanh miệng, vi-rút này có thể gây ra những đám mụn nước nhỏ gọi là chốc mép. Dù là thế nào, bạn cũng có thể bị rát, ngứa, cảm giác châm chích, đau và các triệu chứng khó chịu khác.
Video đang HOT
4. Phát ban có mụn nước không?
Như bạn có thể đã biết sau khi cố đi một đôi giày chật, vết mụn nước haowcj ọng nước thường xảy ra do có thứ gì đó cọ sát lên da hoặc đè ép quá nhiều lên lớp biểu bì mỏng manh. Mụn nước cũng xảy ra do bệnh ở da, thường là do các bệnh da liễu.
Phát ban đầy mụn nước có thể là do bệnh chàm, viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng, bệnh zona và herpes. Điều này cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng da như viêm mô tế bào, xảy ra khi vi khuẩn (thường là liên cầu hoặc tụ cầu) xâm nhập vào cơ thể thông qua vết trầy xước trên da. Ngoài mụn nước, da có thể bị đỏ, sưng, nóng, đau và những dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn.
5. Phát ban có bong vảy không?
Bình thường, các tế bào da sẽ bong tự nhiên khi đã hoàn tất công việc để cho phép các tế bào mới, khỏe mạnh lộ trên bề mặt. (Cơ thể con người thường thải ra 30.000 đến 40.000 tế bào da chết mỗi ngày.) Nhưng đôi khi quá trình này không diễn ra suôn sẻ như bình thường.
Một số phát ban có thể xuất hiện vảy vì quá trình bong tế bào chết tự nhiên bị ảnh hưởng, thường là do các tế bào da cũ bong ra không đúng cách hoặc da sản sinh quá mức các tế bào mới. Điều này có thể xảy ra với bệnh chàm cũng như bệnh vẩy nến. Căn bệnh mãn tính này có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là vẩy nến thể mảng gây ra những mảng da dày, nổi gồ lên, khô và bong vảy.
6. Bạn đã từng bị phát ban như vậy trước đây chưa?
Câu trả lời cho câu hỏi này có thể giúp bạn và bác sĩ tìm ra điều gì kích hoạt phát ban. Trong một số trường hợp, những bệnh da mãn tính như eczema hoặc bệnh vẩy nến là thủ phạm. Nhưng phát ban lặp đi lặp lại cũng có thể là dấu hiệu của phơi nhiễm liên tục với một yếu tố gì đó bên ngoài gây hại cho da.
Ví dụ, nếu bạn thấy mình phát ban mỗi khi đeo một chiếc dây chuyền cụ thể, bạn có thể bị dị ứng với một kim loại như niken.
7. Gần đây bạn có thử dùng mỹ phẩm mới không?
Viêm da tiếp xúc thường xảy ra trong phản ứng với các sản phẩm như xà phòng, lotion và mỹ phẩm. Hãy tự hỏi xem bạn có thêm bất cứ thứ gì mới vào thói quen của mình hay không, nhưng cũng cần nhớ rằng bạn có thể phát triển phản ứng này với một số sản phẩm ngay cả khi bạn đã sử dụng chúng từ lâu. Đôi khi phải mất nhiều lần tiếp xúc để cơ thể bạn bắt đầu biểu hiện những dấu hiệu của viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng.
Nếu bạn bị một bệnh nào đó như bệnh chàm có thể gây ra da nhạy cảm (hoặc nói chung da của bạn thuộc loại nhạy cảm), bạn có thể dễ bị phát ban hơn với những thứ bôi lên mặt và người. Nếu bạn không nghĩ mình bị bệnh da và nghi ngờ rằng các sản phẩm bạn sử dụng gây phát ban, thì viêm da tiếp xúc có lẽ là thủ phạm.
8. Phát ban có liên quan đến trời nóng không?
Bạn có thể bị phát ban do nhiệt khi ở trong thời tiết nóng. Điều này xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc, khiến hơi ẩm bị kẹt lại dưới da.
Trong trường hợp phát ban nhẹ do nhiệt, bạn có thể bị nổi những nốt mụn nước nhỏ, rõ trên bề mặt da. Những trường hợp nặng hơn có thể gây ra những nốt sẩn đỏ nhọn và ngứa, túi chứa mủ và các tổn thương cứng chắc trên da giống như nổi da gà. Rất may là phát ban do nhiệt thường hết sau một vài ngày giữ cho da mát mẻ và tránh xa nhiệt độ nóng, nhưng bạn nên đến bác sĩ nếu nó kéo dài lâu hơn hoặc có vẻ tồi tệ hơn.
Nóng cũng có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh ngoài da như bệnh da mặt đỏ. Tình trạng này khiến da mặt đỏ và đôi khi có những nốt giống như mụn trứng cá. Da mặt đỏ là bệnh của da trên mặt rất nhạy cảm với môi trường và phản ứng quá mức với các tác nhân như thức ăn cay, căng thẳng cảm xúc, rượu và nhiệt độ.
9. Bạn có bị sốt không?
Nếu bạn bị sốt kèm theo phát ban, thì nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể đang bị dị ứng nghiêm trọng với thứ gì đó như thuốc. Theo AAD, sự kết hợp các triệu chứng này cũng có thể chỉ ra một bệnh nhiễm trùng như zona, tăng bạch cầu đơn nhân hoặc thậm chí là bệnh sởi.
Đừng chần chừ đi khám vì chỉ bị phát ban.
Bạn là người hiểu rõ cơ thể của mình tốt nhất. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào mà bạn cảm thấy đủ lo ngại khiến muốn gặp bác sĩ, thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn nên tìm tư vấn y tế.
Ngoài ra, ngay cả khi đã đi qua tất cả các câu hỏi trên, việc tự mình giải mã phát ban có thể rất khó khăn. May mắn thay, các bác sĩ da liễu rất thành thạo trong việc chẩn đoán phát ban. Hãy đi gặp một người nào đó có thể giúp bạn “quẳng gánh lo” về phát ban lại đằng sau.
Cẩm Tú
Theo Self
Đừng quá 'xoắn' về sán heo
Chuyên gia khẳng định người dân không nên hoang mang về sán dải heo, việc điều trị nó rất dễ dàng theo phác đồ của Bộ Y tế.
Xung quanh việc nhiều trẻ ở Bắc Ninh có kết quả dương tính khi thực hiện xét nghiệm máu Elisa để chẩn đoán sán dải heo, Pháp Luật TP.HCM đã có trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Hồ Ngọc Quý, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, về vấn đề này.
Kết quả dương tính không hẳn đã bệnh
. Phóng viên: Thưa bác sĩ, tại sao khi xét nghiệm Elisa dương tính thì chưa cần phải điều trị?
Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Ngọc Quý
Bác sĩ Hồ Ngọc Quý: Xét nghiệm huyết thanh là một phương pháp xét nghiệm miễn dịch nhằm xác định sự hiện diện của kháng thể có trong máu (kháng thể được sản sinh để chống lại dị nguyên, ở đây là ấu trùng giun sán từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể) chỉ mang tính gợi ý. Do đó khi huyết thanh có kết quả dương tính với một loại giun sán nào đó cũng chưa thể xem đó là ca bệnh.
Để chẩn đoán xác định thường phải xem xét đến các triệu chứng lâm sàng kết hợp kết quả một số xét nghiệm khác như xét nghiệm phân, chức năng gan thận, siêu âm, chụp cắt lớp điện toán... để đưa ra chỉ định điều trị thích hợp với từng trường hợp. Mặt khác, kết quả xét nghiệm Elisa có thể dương tính chéo với một số loại giun khác. Vì vậy, các trường hợp dương tính mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng kèm theo như ngứa, nổi mề đay, đau bụng, đau đầu, giảm thị lực, đốt sán rơi ra ngoài qua đường hậu môn... thì chưa cần điều trị.
. Khi nào thì cần điều trị bệnh sán dây, thưa bác sĩ?
Sán dây gồm sán dải heo, sán dải bò, sán cá..., dân gian còn gọi là sán xơ mít. Khi có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng như đã nói ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tùy từng trường hợp cụ thể như diệt ấu trùng trong máu, nội tạng hoặc tiến hành tẩy xổ đối với sán dây trưởng thành.
Xét nghiệm giun sán với thiết bị hiện đại tại BV đa khoa quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Ảnh: BV
Người dân không nên hoang mang
. Khi nào thì cần xét nghiệm phân và khi nào thì cần xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu hoặc phân chủ động hàng loạt nhằm khảo sát tỉ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng. Đối với các trường hợp dương tính cần được thông báo cho y tế sở tại tiếp tục theo dõi, tổ chức can thiệp khi hội đủ các điều kiện ca bệnh xác định.
Đối với các trường hợp người bệnh đến khám tại cơ sở y tế, bác sĩ phải thăm khám kết hợp với khai thác tiền sử, yếu tố dịch tễ để chỉ định thực hiện các xét nghiệm có liên quan.
Thông thường, xét nghiệm miễn dịch huyết thanh mang tính gợi ý sự hiện diện ấu trùng trong máu. Xét nghiệm phân có giá trị chẩn đoán đối với các loại giun sán trưởng thành ký sinh ở đường ruột. Với môi trường ăn uống, thực phẩm như hiện nay, tỉ lệ người nhiễm giun sán cao là bình thường. Người bình thường không có triệu chứng gì vẫn có thể xét nghiệm phân để tầm soát giun sán.
Xét nghiệm phân là phương pháp dễ thực hiện, không đòi hỏi phải trang bị máy móc, vật tư, hóa chất và sinh phẩm như xét nghiệm máu. Tuy nhiên, khâu lấy mẫu, xử lý, bảo quản mẫu... phải tuân thủ theo quy trình chặt chẽ nhằm ngăn ngừa phát tán ra môi trường đối với các mẫu dương tính.
. Theo bác sĩ, việc sổ giun định kỳ có tác dụng không?
Thuốc sổ giun định kỳ có tác dụng trên một số loại giun ký sinh ở ruột non của vật chủ là con người như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim..., ít hoặc không có tác dụng đối với các loại ký sinh trùng ký sinh lạc chỗ như giun đũa chó mèo, sán chó, sán xơ mít...
Việc điều trị một số loại giun sán thường không khó khăn do đã có phác đồ của Bộ Y tế ban hành, người dân không nên hoang mang. Đối với sán dây trưởng thành, bác sĩ sẽ cho người bệnh tẩy xổ (thường chỉ trong ngày). Đối với ấu trùng, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn tùy từng loại giun sán...
Đưa trẻ đi xét nghiệm là không cần thiết!
Liên quan đến sự việc nhiều trẻ ở Bắc Ninh có kết quả dương tính khi thực hiện xét nghiệm máu Elisa, ngày 21-3, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn dừng việc lấy mẫu máu xét nghiệm Elisa để chẩn đoán sán dải heo. Bộ Y tế nêu xét nghiệm này không thể khẳng định hiện tại cơ thể có mắc bệnh sán dải heo hay không mà nó chỉ mang tính chất hỗ trợ khi có dấu hiệu lâm sàng và cần một số kết quả xét nghiệm xác định khác.
Những người có kết quả dương tính khi tiến hành xét nghiệm Elisa không cần phải xét nghiệm lại và không phải điều trị, trừ trường hợp có triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán xác định đang mắc bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ quy định tại các cơ sở y tế địa phương. Trường hợp kết quả xét nghiệm Elisa âm tính thì không cần phải xét nghiệm lại.
Trước đó, do quá lo lắng vì sợ con em mình nhiễm sán nghi do ăn thực phẩm bẩn tại Trường Mầm non Thanh Khương, hàng nghìn phụ huynh ở Bắc Ninh đã ồ ạt đưa con đến hai bệnh viện ở Hà Nội để xét nghiệm sán heo. Kết quả hơn 200 bé dương tính với kháng thể sán heo.
Mặc dù các chuyên gia đầu ngành và Bộ Y tế cho rằng tỉ lệ nhiễm sán heo ở Bắc Ninh không bất thường và việc đưa trẻ đi xét nghiệm là không cần thiết nhưng kết quả trên vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Họ tiếp tục đưa con đến bệnh viện xét nghiệm khiến bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải.
GIA NGHI
Theo plo.vn
Xử trí khi bị 'cảm nắng' trong thời tiết nắng nóng như thế nào? "Cảm nắng" là từ gọi chung trong dân gian đối với các bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra. Bác sĩ cho biết các loại bệnh do thời tiết nắng nóng và cách xử trí, phòng tránh. Thời tiết nắng nóng làm cơ thể mất nước, bổ sung nước rất quan trọng với cơ thể - ẢNH: SHUTTERSTOCK Bác sĩ chuyên khoa...