9 cảnh quay nguy hiểm nhất trong sự nghiệp Thành Long
Cùng điểm lại những trường đoạn hành động kinh điển mà ngôi sao võ thuật người Hong Kong từng mạo hiểm thực hiện và khiến khán giả phải ngả mũ kính phục.
Trượt patin trên con đường đông đúc – Kỳ mưu diệu kế ngũ phúctinh (1983)
Thành Long không có nhiều đất diễn trong bộ phim này do Kỳ mưu diệu kế ngũ phúc tinh còn có sự tham gia của hai ngôi sao võ thuật Hong Kong đình đám khác là Hồng Kim Bảo và Nguyên Bưu. Tuy nhiên, Thành Long vẫn kịp để lại dấu ấn bằng một cảnh quay cực kỳ đắt giá. Đó là khi anh lượn lờ trên con đường đông đúc xe cộ trên đôi giày trượt patin trước khi lao mình xuống một gầm xe chở hàng.
Trượt patin trên con đường đông đúc – ‘Kì mưu diệu kế ngũ phúc tinh’ (1983)
Rơi xuống từ tháp đồng hồ – Kế hoạch A (1983)
Lấy bối cảnh Hong Kong năm 1915, thời điểm xảy ra nhiều biến động xã hội, nhân vật của Thành Long phải đối đầu với một nhóm những tên cướp biển dữ dằn với rất nhiều cảnh đấm đá, rượt đuổi ngoạn mục.
Cảnh quay đáng nhớ nhất của bộ phim là khi Thành Long đu người trên chiếc đồng hồ khổng lồ trên cao, rồi ngã nhào xuống căn nhà nhiều tầng. Không thoả mãn với cảnh quay đầu tiên, Thành Long yêu cầu được đóng lại phân cảnh vô cùng táo bạo và nguy hiểm này. Chỉ đến lần thứ ba, anh mới thực sự hài lòng. Nhưng đây cũng là đúp quay mang tới nhiều thương tích cho nam diễn viên sau khi rơi xuống từ độ cao 18 mét và tiếp đất bằng mặt. Hậu quả mà anh phải hứng chịu là gãy mũi, đứt một dây chằng cổ và gặp một số triệu chứng về hô hấp.
Rơi xuống từ tháp đồng hồ – Kế hoạch A (1983)
Treo mình lơ lửng trên xe buýt đang chạy – Câu chuyện cảnh sát(1985)
Câu chuyện cảnh sát chính là một trong những tác phẩm hành động võ thuật đáng chú ý nhất của điện ảnh châu Á trong suốt hai thập niên 1980 và 1990, đưa tên tuổi Thành Long đến với công chúng toàn thế giới bởi những màn hành động nghẹt thở.
Người xem cảm thấy thót tim khi chứng kiến Thành Long đu mình bằng chiếc dù trên chiếc xe buýt đang bỏ chạy. Cảnh cuối khi những tên xấu bay khỏi cửa sổ xe buýt rơi xuống đường thực chất là cảnh quay hỏng vì lẽ ra họ phải đáp xuống ô tô. Tuy nhiên, Thành Long lại nhanh nhạy biến nó thành một cảnh phim vô cùng tự nhiên và đầy mạo hiểm.
Treo mình lơ lửng trên xe buýt đang chạy – ‘Câu chuyện cảnh sát’ (1985)
Video đang HOT
Cảnh náo loạn trong khu mua sắm – Câu chuyện cảnh sát (1985)
Trong trường đoạn cao trào nhất, khi mắc kẹt trên sân thượng của một khu thương mại, bên dưới là kẻ thù đang truy đuổi ráo riết, không thể chạm đất bằng cách đi thang máy, Thành Long quyết định đu lên những sợi điện rũ xuống với hàng trăm bóng đèn đính vào mà không sử dụng găng tay cách điện hay bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào. Sau khi rơi xuống đất, Thành Long lập tức nhặt một mảnh kim loại và kề lên cổ của kẻ thù. Đây cũng được xem là cảnh hành động tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của Thành Long dù sau đó anh phải chịu hậu quả là gãy xương hông.
Cảnh náo loạn trong khu mua sắm – Câu chuyện cảnh sát (1985)
Nhảy khỏi xe buýt xuyên qua tấm kính thuỷ tinh – Câu chuyện cảnh sát 2 (1987)
Tập thứ hai của loạt phim Câu chuyện cảnh sát tiếp tục theo chân nhân vật thanh tra Trần Gia Câu của Thành Long. Trong phim, Trần Gia Câu bị giáng chức xuống làm một viên cảnh sát giao thông. Dù thay đổi chức vụ, Trần Gia Câu vẫn phải đối mặt với những mối de dọa từ Chu Thao, kẻ thù đeo bám viên cựu thanh tra từ phần I. Hắn tiếp tục đe doạ đánh bom một khu mua sắm ở thành phố Bali, sự kiện khởi nguồn cho hàng loạt các pha hành động võ thuật vô cùng đẹp mắt của viên cảnh sát họ Trần.
Trong một cảnh quay, thay vì băng qua đường bằng cách thông thường thì Thành Long lại “chiều mắt người xem” bằng cách chọn một cách sáng tạo và đẹp mắt, đậm chất cine: đu lên các tấm bảng chỉ đường từ những chiếc xe bus đang lao băng băng trên phố. Màn đu lượn trên không của Thành Long càng trở nên kịch tính hơn khi anh va phải một tấm kính thuỷ tinh khi đang “bay” qua phía bên kia đường.
Treo mình lên chiếc thang dưới trực thăng – Câu chuyện cảnh sát III: Siêu cấp cảnh sát (1992)
Tập thứ ba của Câu chuyện cảnh sát có sự tham gia của kiều nữ hành động Dương Tử Quỳnh và bản thân Thành Long từng hết lời khen ngợi cô cho phần diễn xuất trong bộ phim này. Cũng nhờ Câu chuyện cảnh sát III: Siêu cấp cảnh sát mà tên tuổi của Dương Tử Quỳnh lọt vào mắt xanh của Hollywood, giúp cô được nhận vào bom tấn Tomorrow Never Diessau này.
Trong phim, kiều nữ có nhiều pha hành động ngoạn mục như khi phi mô-tô lên một chiếc tàu hỏa đang chạy nhanh. Nhưng cảnh quay khiến người xem kinh hãi nhất lại đến từ Thành Long, khi anh đùa với thần chết trên một chiếc thang dây thả từ trực thăng. Ngôi sao võ thuật gần như đánh đu vòng quanh thành phố theo hướng đi của trực thăng. Cảnh quay là minh chứng cho sự liều lĩnh chết người của Thành Long.
Treo mình lên chiếc thang dưới trực thăng – ‘Câu chuyện cảnh sát III’ (1992)
Trườn qua than nóng – Túy Quyền II (1994)
Túy Quyền II từng được liệt vào danh sách 100 bộ phim hay nhất mọi thời đại của tạp chí Time. Tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp, đánh dấu thương hiệu Thành Long trên đấu trường quốc tế.
Cảnh ấn tượng nhất diễn ra trong trường đoạn hành động cao trào ở cuối phim. Trong cảnh này, Thành Long được đánh giá cao như một bậc thầy về việc dựng cảnh hành động đầy sáng tạo. Nửa đầu, Thành Long thể hiện những động tác đấu đá loạn xạ trong trạng thái say xỉn. Sau đó, nhân vật của anh thực sự hứng khởi và chiến đấu ngoạn mục. Cảnh võ không chỉ ấn tượng với các màn đấu đá mà còn thực sự hài hước. Đặc biệt nhất, Thành Long ngã vào một đống than đang cháy thật và để chạy thoát, anh buộc phải trườn qua chướng ngại bằng tay trần.
Trườn qua than nóng – ‘Túy Quyền II’ (1994)
Trượt xuống bề mặt một toà cao ốc – Tôi là ai? (1998)
Khi dòng phim võ thuật châu Á đi vào thoái trào hồi cuối thập niên 1990, Thành Long vẫn tiếp tục khiến khán giả trầm trồ ngưỡng mộ bằng những cảnh quay gay cấn trong Tôi là ai?
Bộ phim là câu chuyện xoay quanh một điệp viên bị mất trí nhớ sau khi nhảy khỏi trực thăng và quyết định đi tìm lại danh tính thật của bản thân. Vẫn trung thành với thể loại hành động kịch tính, những cảnh quay mạo hiểm gây cấn trong phim là không thể thiếu. Cảnh đáng nhớ nhất của bộ phim là khi Thành Long trượt xuống bề mặt thẳng đứng của toà cao ốc tại thành phố Rotterdam. Anh thực hiện cảnh quay gai góc này hoàn toàn bằng tay không và gần như không sử dụng bất cứ dụng cụ bảo hộ nào.
Trượt xuống bề mặt một toà cao ốc – ‘Tôi là ai?’ (1998)
Nhảy lên trực thăng đang bay – Tân câu chuyện cảnh sát (2004)
Tới tập phim thứ tư của Câu chuyện cảnh sát, Thành Long tiếp tục thực hiện một cảnh quay mạo hiểm với máy bay trực thăng. Tân câu chuyện cảnh sát tiếp tục khai thác nhân vật thanh tra Trần Gia Câu, khi anh này được biệt phái ra nước ngoài và trực tiếp đấu tranh chống lại bọn buôn đầu đạn hạt nhân.
Dường như chưa thoả mãn với cảnh đu thang dây trong phần trước, Thành Long tiếp tục có thêm một pha mạo hiểm thót tim khi anh kịp thời đu lên chiếc trực thăng đang lao nhanh đến mép vực sâu, mà chỉ một giây sơ sẩy thôi là có thể dẫn đến hậu hoạ kinh khủng.
Nhảy lên trực thăng đang bay – ‘Tân câu chuyện cảnh sát’ (2004)
Theo zing
Sao 'Tuyệt đỉnh kungfu' chật vật sống qua ngày
Nguyên Hoa - diễn viên võ thuật nổi tiếng của màn ảnh Hoa ngữ - đã có lúc phải sống bằng tiền trợ cấp.
Thu nhập thấp của diễn viên Hong Kong đang là chủ đề nóng của showbiz Hoa ngữ trong thời gian gần đây.
Tuần trước, công chúng xôn xao trước thông tin Hoa hậu Hong Kong 1994 Đàm Tiểu Hoàn phải bán cá viên chiên.
Tuần này, người hâm mộ tiếp tục bất ngờ khi biết Nguyên Hoa - ngôi sao Tuyệt đỉnh kungfu - cũng có cuộc sống không mấy dễ dàng.
Nam diễn viên cho biết, những tháng không có phim, thu nhập của ông chỉ khoảng 2.000 - 3.000 HKD (khoảng 5 - 8 triệu VND). Đây là con số quá thấp so với mức sống đắt đỏ ở Hong Kong. Thậm chí, có thời điểm, Nguyên Hoa còn phải sống bằng tiền trợ cấp.
Nguyên Hoa chia sẻ, mức cát-xê của ông đã không tăng từ nhiều năm nay. Ở tuổi 64, Nguyên Hoa không còn nhận được nhiều lời mời. Ông không thể xoay xở hay sang đại lục tìm kiếm cơ hội như những đồng nghiệp trẻ.
Sinh năm 1950, Nguyên Hoa là một diễn viên võ thuật nổi tiếng của showbiz Hoa ngữ, được nhắc đến sau những cái tên như Lý Tiểu Long, Thành Long hay Hồng Kim Bảo. Ông cũng từng là trợ lý của Lý Tiểu Long.
Nguyên Hoa quen mặt với khán giả qua một số phim như Tuyệt đỉnh kungfu, Câu chuyện cảnh sát... Ông từng đoạt giải thưởng Điện ảnh Hong Kong ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc.
Nguyên Hoa trong Tuyệt đỉnh kungfu.
Hình ảnh nam diễn viên kỳ cựu thời điểm cuối năm 2013.
Theo Tri thức
" Police Story 2013" - cơ hội cuối xem Thành Long đóng cảnh mạo hiểm " Police Story 2013" rất có thể là bộ phim cuối cùng ngôi sao Thành Long tự mình thực hiện những pha hành động nguy hiểm. Năm 2012, sau bộ phim "12 con giáp", ngôi sao phim hành động Thanh Long đã tuyên bố từ giã phim hành động vì lý do tuổi tác. Sau đó ít lâu, tài tử đính chính, cho...