9 “cái bẫy” của các loại thực phẩm
Bạn có thể nghĩ rằng những thực phẩm này là lựa chọn lành mạnh, nhưng sự điều độ mới là chìa khóa bởi chúng hoàn toàn có thể là những cái bẫy khiến bạn tăng cân vùn vụt.
1. Các loại hạt
Các loại hạt thường chứa nhiều chất béo, hầu hết loại hạt trong số chúng chứa khoảng 50% chất béo và do đó thường có hàm lượng calo cao. Mặc dù nhiều loại hạt chứa chất béo tốt và chất chống oxy hóa hữu ích, nhưng chỉ nên ăn với số lượng nhỏ để có được lợi ích tích cực mà không phải lo đến chuyện tăng thêm quá nhiều calo dẫn đến tăng cân mất kiểm soát.
2. Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả được chứng minh là chứa nhiều năng lượng hơn hoa quả tươi. Bạn nên ăn trái cây theo miếng hơn là uống nước ép hoa quả vì nó không những chứa ít năng lượng hơn mà còn chứa nhiều chất xơ.
1 ly nước cam tươi vắt có khoảng 435 kJ nhưng một quả cam chỉ chứa một nửa lượng calo đó. Nếu bạn yêu thích nước ép trái cây, hãy thử 1/2 ly nước trái cây pha loãng với nước mỗi ngày.
3. Dầu ôliu
1 muỗng cà phê dầu hoặc 1 muỗng cà phê bơ chứa trung bình 5g chất béo. Dầu ôliu là một loại chất béo tốt hơn nhưng chỉ vì nó tốt hơn cho bạn không có nghĩa là bạn có thể thêm rất nhiều vào các món ăn của mình!
4. Cá đóng hộp
Chọn cá đóng hộp là một sự lựa chọn protein lành mạnh, giàu canxi và đôi khi cả omega-3. Tuy nhiên, nên chọn loại ngâm trong nước hoặc trong nước muối tốt hơn là ngâm với dầu vì nó có thể chứa rất nhiều chất béo (và thường không phải là dầu tốt).
Kiểm tra các hàm lượng omega-3 trên nhãn của các sản phẩm cá hồi và cá ngừ đóng hộp. Bạn có thể chọn loại có chứa EPA DHA với lượng 400mg hoặc nhiều hơn.
Video đang HOT
Bạn có thể chọn loại bánh có kích thước vừa phải để cắt giảm lượng chất béo. Đồng thời dùng thêm với trái cây. Chọn loại bánh dùng bơ thực vật không có chất béo bão hòa đa thay vì dùng bơ và sữa sẽ tốt hơn nhiều.
Khoai tây cắt mỏng và có thể thêm một chút muối để rán hoặc quay ròn. Món ăn này vẫn còn chứa khoảng 3 muỗng cà phê chất béo trong một gói nhỏ 50g!
Vì vậy, hãy thử một vài bánh gạo giòn với phô mai, cà rốt hoặc cần tây để làm giảm hàm lượng chất béo vào cơ thể.
7. Nướng không chiên
Khi thấy “tuyên bố” này trên sản phẩm không có nghĩa là sản phẩm không có nghĩa là ít chất béo. Kiểm tra hàm lượng chất béo trên mỗi 100g sản phẩm và so sánh nó với các sản phẩm khác tương tự. Cho dù nướng hoặc chiên, một số bánh quy có thể được có hơn 25% chất béo.
8. Salad
Salad nhiều rau không có nghĩa là lành mạnh, bởi thịt xông khói, mayonnaise cũng rất béo. Vì vậy, để món salad ít béo hơn, bạn nên dùng ít dầu hơn, chọn thịt xông khói nạc và dùng ít mayonnaise hơn một chút.
9. Bánh kẹo
Hầu hết các đồ ngọt chứa năng lượng là vì chúng có đường chứ không phải chất béo. Vì vậy, đừng nghĩ là ăn bánh kẹo thì sẽ không bị tăng cân. Hãy nhìn vào bảng dinh dưỡng để so sánh hàm lượng năng lượng của các sản phẩm khác nhau.
Theo PLXH
Quá nhiều lợi ích cho sức khoẻ từ quả cam
Bạn thường ăn cam để bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin C dồi dào? Hơn thế, trái cam có thể mang lại rất nhiều những lợi ích khác mà bạn không ngờ tới.
Cam là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: "Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa".
Quả cam là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khoẻ mạnh cũng như bệnh nhân. Cam giúp giải nhiệt, thoả cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn nhiều cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày... rất thấp.
Giá trị dinh dưỡng trong quả cam gồm:
Mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene - một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg Magnesium , 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal.
Lợi ích trị bệnh từ cam
Trị cảm lạnh:
Khi bạn đang bị cảm lạnh, hãy uống một cốc nước cam nóng sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng sổ mũi.
Trị sốt, cúm:
Nước ép của quả cam tốt cho bất kỳ bệnh sốt nào như cúm, thương hàn vàng da... vv
Trị viêm phế quản và hen suyễn:
Mật ong, muối và nước nóng pha với nước cam rất có lợi đối với bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn.
Trị chứng táo bón:
Ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài ngày sẽ giúp bạn khắc phục chứng táo bón rất hiệu quả. Một cốc nước cam sau mỗi bữa sáng cũng sẽ mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn để bắt đầu một ngày mới.
Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ.
Tốt cho người mắc tim mạch và huyết áp cao:
Nếu bạn không phải là bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể uống nước cam với mật ong, số lượng kali cao trong nước cam có tác dụng làm giảm huyết áp cao
Trị viêm khớp:
Chất Carotene - tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout.
Trị lão hoá da:
Nước ép trái cam có thể sử dụng như một loại nước tẩy trang, làm sạch da. Vỏ quả cam được dùng tẩy da chết, tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm da thêm mềm mại, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam, từ đó nâng cao sức đề kháng cho làn da.
Thanh Hằng
(Tổng hợp từ associatedcontent.com)
Theo PLXH
Sự kỳ diệu từ hoa quả Chỉ ăn trái cây và uống nước hoa quả trong suốt 3 ngày, bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả đạt được từ chế độ ăn đầy màu sắc này. - Quả táo: Mặc dù có hàm lượng vitamin C thấp nhưng nó chứa nhiều chất chống ô-xy hóa và chất flavonoid có thể cải thiện hoạt động của vitamin C, qua đó...