9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Rất nhiều loại côn trùng sinh sôi, nảy nở trong mùa hè, vì vậy nhiều người thường bị côn trùng cắn, nhất là trẻ em.
Mùa hè là một thời điểm tuyệt vời trong năm để nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch đến những vùng xa. Tuy nhiên, mùa hè cũng là mùa của rất nhiều loại côn trùng sinh sôi, nảy nở, đặc biệt là khi thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt. Do đó, bạn cần phải biết cách xử lý những vết côn trùng cắn để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình và nhất là trẻ nhỏ. Hãy thử một trong những lựa chọn tuyệt vời sau để làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Tinh dâu thiên nhiên
Tinh dầu cây trà, hoa oải hương và dầu dừa đều có đặc tính kháng viêm, tiêu sưng và giảm đau. Trong đó, dầu cây trà là chất kháng khuẩn lành tính, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng từ việc gãi. Tuy nhiên, cần tham khảo về nồng độ dầu trước khi bôi trực tiếp lên da. Nếu dầu quá đặc, hãy pha loãng một chút bằng nước nóng vừa. Tinh dầu oải hương thì có thẻ sử dụng trực tiếp trên da.
Mât ong
Đừng quên một phương thuốc sẵn có ngay trong bếp nhà bạn: mật ong là một chất chống viêm tuyệt vời và có thể làm dịu cơn ngứa nhanh chóng.
Túi trà lọc
Túi trà mát sẽ giúp đào thải dịch và chất độc ra khỏi vết cắn, làm giảm ngứa và sưng.
Video đang HOT
Bạn cần phải biết cách xử lý những vết côn trùng cắn để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình và nhất là trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Sữa và nước
Trộn hai phần bằng nhau sữa gầy và nước, nhúng một miếng vải mỏng (như khăn tay hoặc một chiếc áo phông cũ) vào dung dịch trên, và thoa da của bạn. Chất lỏng này sẽ nhanh chóng làm dịu cơn ngứa ở vết đốt.
Nước cốt chanh
Chanh có tác giảm ngứa và kháng khuẩn, rất có hiệu quả trong trường hợp bị côn trùng cắn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn là bạn không ra ngoài nắng sau đó, bởi axit trong chanh có thể gây bắt nắng và bỏng da bạn.
Kem đánh răng
Hầu hết các loại kem đánh răng đều có chứa hương bạc hà, tinh dầu bạc hà hoặc các thành phần tạo cảm giác mát lạnh trên da, từ đó làm giảm dần cảm giác ngứa ngáy. Thêm vào đó, chất sát khuẩn tự nhiên có trong kem đánh răng cũng giúp vết cắn bớt sưng.
Húng quế
Loại thảo dược này không chỉ phát huy tác dụng tuyệt vời trong nhà bếp. Lá húng quế có chứa hợp chất long não, tạo ra một cảm giác mát lạnh trên da, tương tự như tinh dầu bạc hà trong kem đánh răng. Hãy nghiền nát một vài lá đã rửa sạch và đắp trực tiếp lên vết cắn.
Đá lạnh
Chỉ cần một cục đá là có thể khiến các mạch máu teo lại và giảm phóng thích histamine tự nhiên của cơ thể. Kết quả là cảm giác ngứa bớt hẳn.
Giấm
Thoa một chút giấm loãng lên vết côn trùng cắn, hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể thêm 2-3 chén giấm vào nước và ngâm mình trong bồn tắm. Vết đau và ngứa sẽ nhanh chóng dịu đi.
Tri thức trẻ
Tai họa do côn trùng
Khởi đầu chỉ là một nốt nhỏ, ngứa, nhưng nếu xử trí không đúng thì có thể trở thành cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm, viêm cơ thậm chí đe dọa tử vong do gây nhiễm trùng huyết.
Vết chích nhỏ, ổ mủ lớn
Nhập viện trong tình trạng bắp đùi bên phải sưng to, tấy đỏ lan rộng, toàn thân sốt nóng, chị T. (37 tuổi, ở Hà Nội) gần như không đi được. Theo chị T. thuật lại, nguyên nhân gây nhiễm trùng nặng khởi đầu chỉ là một vết ngứa do côn trùng. "Buổi tối ba ngày trước nhập viện, lúc ở nhà tôi bị ngứa phía sau bắp đùi và gãi. Tại chỗ ngứa có một nốt rất nhỏ, bằng đầu bút bi, hơi mọng nước. Sáng hôm sau, tôi vẫn bị ngứa nhưng nốt nhỏ đó đã chuyển màu trắng mưng mủ vàng. Thấy vậy tôi lấy tay nặn ra. Một ngày sau đó vết ngứa đã sưng tấy, xung quanh là quầng đỏ lan rộng". Vết sưng nhanh chóng loang ra một bên bắp đùi. Cảm giác đau nhức, nóng không thể cử động được một bên chân.
Bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, công tác tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, lưu ý: "Vết gãi ngứa làm xây xước tổn thương bề mặt da khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tạo nên ổ mủ, gây bội nhiễm nặng nề". Với bệnh nhân T., từ nốt nhỏ do côn trùng đốt ban đầu, khi nhập viện vết ngứa đã trở thành ổ viêm lan rộng (viêm mô tế bào), phải nhập viện điều trị. "Thậm chí đã có những trường hợp ban đầu là côn trùng đốt sau đó bội nhiễm, vi khuẩn chui vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, nguy hiểm cho tính mạng và điều trị khó khăn hơn nhiều", bác sĩ Chính cho biết.
Trường hợp bội nhiễm do côn trùng đốt - Ảnh: Ngọc Thắng
Cần điều trị đúng cách
Bệnh viện Da liễu Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp viêm da do tiếp xúc do côn trùng. Có trường hợp bệnh nhân nam đến khám với vết sưng tấy, nhiễm trùng da phía bên trong của cánh tay. "Tôi bị nốt ngứa trong khi đi du lịch cùng gia đình. Lúc đầu chỉ là cảm giác ngứa nên gãi và có hiện tượng hơi sưng đỏ. Sau đó 2 ngày không những không bớt ngứa mà còn sưng tấy hơn. Tôi có ra hiệu thuốc, được hướng dẫn bôi thuốc mỡ, nhưng vết gãi nhanh chóng sưng to, có ổ mủ, người gây gây sốt nên đến bệnh viện khám", bệnh nhân thuật lại.
Theo TS-BS Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, viêm da tiếp xúc do côn trùng là bệnh thường gặp, đặc biệt vào dịp xuân - hè. Khi bị côn trùng đốt, cần rửa vết ngứa bằng nước sạch để giảm nồng độ độc tố, giảm nồng độ chất tiết của côn trùng. Tránh gãi vì việc này càng làm cho chất tiết lan rộng, tổn thương thêm bề mặt da tăng nguy cơ bội nhiễm. Vết gãi không được giữ vệ sinh là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây bội nhiễm.
Các bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do côn trùng hoặc bị côn trùng đốt cần đến gặp bác sĩ khám. Tổn thương sẽ có nhiều dạng khác nhau và phải được thăm khám kỹ lưỡng. Không nên bôi thuốc theo lời bày vẽ của người khác, không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám. Ví dụ, một nốt phỏng nước hoặc vết loét mà được bôi thuốc mỡ thì dễ dẫn đến bám dính, tróc vảy vết thương và lan rộng vết loét.
Trong trường hợp vết côn trùng đốt gây ổ mủ, gây sốt, cần được điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Liên Châu
Theo TNO
Dễ ngộ độc nếu ăn côn trùng không đúng cách 29 người ở huyện Than Uyên, Lai Châu đã phải nhập viện sau khi ăn bọ xít đen rang mỡ, một ngươi tử vong. Ảnh: The Guardian Theo thống kê cả nước của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hầu như năm nào cũng xảy ra những ca ngộ độc thực phẩm do ăn các loại côn trùng, ấu trùng. Đầu...