9 cách giảm phù chân khi mang thai
Tình trạng chân phù khi mang thai không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài mà không có cách xử lý có thể dẫn đến chứng tiền sản giật.
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri: Việc phụ nữ mang thai ăn mặn quá mức sẽ khiến cơ thể tích nước nhiều, gây ra tình trạng sưng phù chân diễn tiến xấu hơn.
Tăng lượng kali: Ở những bà bầu bị phù chân thường hay có hiện tượng thiếu kali và thừa natri. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao kali tự nhiên bao gồm: Khoai tây, khoai lang, chuối, cải bó xôi…
Giảm lượng caffeine: Caffeine có tác dụng như một chất lợi tiểu nhẹ làm thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu khiến cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng dẫn đến phù nề ở chân.
Uống nhiều nước: Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thanh thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa giúp giảm phù nề ở vùng chân hiệu quả.
Video đang HOT
Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân: Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái, tư thế này giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả.
Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát: Việc mặc quần áo quá chật, ôm bó sát đặc biệt là ở khu vực cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân có thể khiến vấn đề phù chân khi mang thai thêm nặng hơn.
Đi bộ: Dành thời gian từ 5 – 10 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả.
Chọn giày dép phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai, phòng tránh được các vấn đề xảy ra ở lưng và hông khi trọng lượng cơ thể thay đổi vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Massage là cách giảm phù chân khi mang thai hữu hiệu giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn giúp giảm phù nề ở chân hiệu quả./.
Mẹ bầu Phú Thọ đi khám vì tăng cân nhanh, bác sĩ mổ gấp để cứu cặp song thai
Mang bầu đến tuần 34, sản phụ thấy cân nặng tăng nhanh, chân phù nặng nên đi khám và may mắn đã cứu được 2 con.
Thông tin từ bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), các bác sĩ tại đây vừa mổ cấp cứu lấy thai đôi cho sản phụ bị tiền sản giật nặng. Sản phụ cho biết chị mang thai lần 3, từng trải qua 3 cuộc mổ, một lần nội soi phẫu thuật thông vòi trứng và hai lần phẫu thuật thai ngoài tử cung năm 2018 và 2019.
Gần như khả năng mang thai tự nhiên là không còn, sản phụ quyết định lựa chọn biện pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF). May mắn sau 2 lần chuyển phôi thất bại, đến lần 3, chị đã mang thai 2 bé song sinh.
Sau 2 lần phẫu thuật thai ngoài tử cung, bà mẹ này đã mang thai đôi thành công nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.
Vào tuần thai thứ 34, sản phụ đi khám sau khi thấy cân nặng tăng nhanh kèm theo cảm giác "nặng chân". Ngay sau khi thấy tình trạng của chị, các bác sĩ đã chẩn đoán tiền sản giật và đề nghị nhập viện gấp điều trị.
Các bác sĩ khoa Phụ sản theo dõi tình trạng của sản phụ liên tục, thực hiện các biện pháp điều trị tích cực như giảm co, hỗ trợ trưởng thành phổi, hạ áp, phòng giật, truyền Albumin để duy trì ổn định mức huyết áp.
Đến tuổi thai 35 tuần, bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu 2 bé vì sản phụ có nguy cơ mắc hội chứng HELLP, bệnh lý rất nguy hiểm cho mẹ và thai.
Chị được chỉ định mổ cấp cứu ở tuần 35 khi tiền sản giật nặng, nguy cơ mắc hội chứng HELPP.
May mắn ca phẫu thuật đã thành công. Ba mẹ con đều an toàn, hai bé gái cân nặng lần lượt là 2,3 kg và 2,5 kg, khóc tốt, ăn bú được. Sản phụ cho biết cảm thấy may mắn vì đã đi khám và được cấp cứu kịp thời. Nếu không chị có thể đã bỏ lỡ cơ hội làm mẹ một lần nữa.
Hai bé sinh đôi chào đời, nặng lần lượt 2,3kg và 2,5kg.
Bà mẹ cảm thấy may mắn vì đã đi khám kịp thời nên hai con chào đời khỏe mạnh.
Tiền sản giật và hội chứng HELLP là gì?
Các bác sĩ cho hay tiền sản giật là hội chứng bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện nửa sau thai kỳ. Ở phụ nữ bình thường khi mang thai với chỉ số huyết áp 140/90mmHg được cho là cao huyết áp, đây là một trong những dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật, làm tăng nguy cơ rủi ro thai chết lưu hay sinh non cho cả mẹ và em bé.
Ngoài ra, một số triệu chứng của tiền sản giật là có protein trong nước tiểu hay những vấn đề về thận, đau đầu nghiêm tọng, thay đổi thị lực, đau bụng trên, buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu ít, chức năng gan suy giảm...
Bên cạnh đó, HELLP là hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu ở thai phụ, thường xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ, đôi khi xảy ra sau sinh. Đây là biến thể của tình trạng tiền sản giật ở bà bầu, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các bác sĩ cảnh báo nếu gặp các biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi.
Mẹ bầu làm chuyện ấy, em bé trong bụng cảm thấy thế nào? Đây là câu trả lời! Nhiều mẹ bầu kiêng hoàn toàn chuyện "yêu" trong cả thai kỳ vì lo sợ và cả "xấu hổ" với em bé trong bụng. Khi mang thai, mẹ có thể đổ lỗi cho việc thay đổi hormone trong cơ thể, ốm nghén, đau lưng, phù chân... mà không quan tâm đến chuyện chăn gối vợ chồng. Thậm chí nhiều cặp đôi còn có...