9 cách đơn giản chữa cảm cúm, nhức đầu hiệu quả
Những thực phẩm quen thuộc như hành, mật ong, chanh, sữa… có thể giúp bạn chữa trị các triệu chứng cảm cúm, nhức đầu.
Ảnh minh họa
Theo Boldsky, uống một ly trà gừng mật ong có thể giúp cơn đau đầu của bạn giảm đáng kể.
Xông hơi
Xông hơi với nước nấu từ thảo dược như đinh hương, gừng, sả… hoặc thêm vài giọt tinh dầu sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông, có tác dụng giải cảm, giảm sốt tức thì.
Trà quế và thảo quả
Bạn có thể chế biến món trà giải cảm bằng cách nấu sôi nước với vài nhánh quế, thảo quả, một chút đường và một nhúm bột nghệ trong 20 phút. Bạn có thể duy trì thói quen uống trà quế – thảo quả 3 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng cảm, sốt.
Hành tím
Video đang HOT
Cắt dọc vài củ hành tím và ngâm với mật ong trong 12 giờ, bạn sẽ có một thứ xirô chữa cảm lạnh, nhức đầu rất hiệu quả.
Chanh – mật ong
Đây là những thực phẩm có tính kháng khuẩn, virus rất tốt. Bạn có thể ngậm chanh mật ong mỗi ngày để phòng ngừa và làm dịu những cơn đau họng do cảm lạnh.
Tỏi
Loại gia vị này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp máu lưu thông tốt hơn. Để phát huy công dụng giải cảm, chữa đau đầu, bạn hãy nghiền vài nhánh tỏi, trộn với 2 thìa mật ong và một thìa nước cốt chanh; uống 2 lần một ngày.
Canh gà
Canh gà rất giàu dinh dưỡng và có thể giúp cơ thể chống lại chứng cảm lạnh. Bạn nên uống canh gà 3 lần mỗi ngày để giảm đau đầu và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ớt ngọt
Ớt ngọt chứa chất apsaicin có tác dụng làm giảm chất nhầy gây nghẹt mũi và các triệu chứng cảm sốt. Khi bạn bị cảm lạnh, nhức đầu, bạn hãy nấu món ăn có ớt ngọt kèm theo một chút hạt tiêu để cải thiện tình hình.
Sữa và bột nghệ
Sữa và bột nghệ cũng có tác dụng giải cảm, tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể uống 3 cốc sữa nóng và bột nghệ mỗi ngày để giảm cảm lạnh và đau đầu.
Theo Zing
Dầu gió có an toàn cho trẻ?
Là một chất lỏng dạng tinh dầu, sử dụng như thuốc xoa dùng ngoài cơ thể, dầu gió được nhiều người sử dụng để chữa một số bệnh thông thường. Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng, pha dầu gió với nước ấm để uống sẽ hiệu quả hơn. Vậy cách sử dụng như thế nào mới đúng?
Dầu gió có thành phần chủ yếu là các tinh dầu, thường là tinh dầu bạc hà và các thành phần phụ tùy thuộc vào công thức riêng của nhà sản xuất. Nhiều công thức làm dầu gió được xem là bí mật thương mại cũng như là công thức gia truyền nhiều đời. Khảo sát nhiều loại dầu gió tại Việt Nam, hai thành phần thường bắt gặp nhất là menthol và methyl salicylate, hai chất này có trong tinh dầu bạc hà. Ngoài ra còn có dầu khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, camphor... Tuy nhiên, camphor lại là chất khá nguy hiểm với người sử dụng, rất dễ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Chính vì vậy, hiện nay, công ty CP Dược phẩm OPC là nhà sản xuất tiên phong trong việc loại bỏ thành phần camphor trong sản phẩm dầu khuynh diệp theo những khuyến cáo của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), giúp sản phẩm an toàn hơn nhưng mùi vị vẫn không đổi.
Một số dược sỹ về y học cổ truyền cho rằng, dầu khuynh diệp có vị cay, tính mát, rất hiệu quả với các trường hợp đau dây thần kinh, phòng trị cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, ho tức ngực, đau bụng, nhức mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, côn trùng đốt...Tuy nhiên, từ xưa đến nay, trong các gia đình có con nhỏ, nhất là gia đình sống ở nông thôn thường sử dụng dầu gió cho trẻ nhỏ mà không cần phân biệt thành phần tinh dầu của dầu gió thuộc loại nào. Điều này có thể gây nguy hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Theo các nhà khoa học, không phải loại dầu gió nào cũng an toàn với trẻ nhỏ. Nhiều loại dầu gió chỉ cần xoa bóp ngoài da cũng có thể nguy hại đến trẻ nhỏ, như loại có tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, nếu sử dụng để uống thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy tuyệt đối không dùng dầu gió tinh dầu bạc hà cho trẻ em dưới hai tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cũng theo các bác sỹ, chỉ một số ít loại dầu gió có đặc tính an toàn, có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, thậm chí có thể pha loãng để uống như dầu khuynh diệp chẳng hạn. Trên thị trường hiện có loại dầu khuynh diệp OPC hiệu mẹ bồng con của Công ty CP Dược phẩm OPC được các y bác sỹ và người tiêu dùng đánh giá là an toàn và hiệu quả khi dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Nhà sản xuất dầu gió khuynh diệp OPC cho biết, dầu khuynh diệp OPC nhãn hiệu mẹ bồng con là sản phẩm dầu xoa đầu tiên bào chế từ các tinh dầu thiên nhiên chuyên dùng cho trẻ nhỏ. Với quy trình hiện đại có thể tinh chế nguyên liệu tinh dầu khuynh diệp để thu được eucalyptol có độ tinh khiết cao hơn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhờ vậy sản phẩm đã được hội đồng bình chọn là các chuyên gia đầu ngành về y dược trao tặng giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt 2014, một giải thưởng lớn và uy tín nhất từ trước tới nay của ngành dược Việt Nam
Trên thực tế, sản phẩm này đã tồn tại trên thị trường trong hơn 30 năm, nhãn hiệu mẹ bồng con là một hình ảnh rất thân thiết và gần gủi với phụ nữ và các trẻ nhỏ. Phản hồi từ các nhà thuốc lớn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy, đây là sản phẩm được chọn mua nhiều nhất trong số hàng chục nhãn hiệu dầu gió khác nhau, gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu dù giá thành không hề thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, độ an toàn cao nên dầu khuynh diệp OPC vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay.
Cách sử dụng dầu khuynh diệp OPC
Xoa bóp ngoài da tại chỗ đau.
Cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi: xoa dầu hai bên thái dương, cổ, sau gáy, mũi.
Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn: xoa dầu hai bên thái dương, cổ, nhân trung, mũi.
Ho, tức ngực: xoa dầu trước ngực, cổ và sau lưng.
Ăn không tiêu, đau bụng: xoa dầu vùng bụng.
Trường hợp cảm cúm, có thể xông: cho 5-10 giọt vào bình xông có khoảng 250 ml nước.
Theo TPO
Không nên uống nhiều trà gừng! Trà gừng có thể giúp bạn phòng và điều trị nhiều bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, ổn định tiêu hóa... thế nhưng bạn không nên uống trà gừng quá nhiều. Phải thừa nhận rằng một chén trà gừng nhỏ mỗi ngày sẽ cực kì tốt cho cơ thể bạn và bạn có thể sử dụng loại trà gừng này để giữ gìn...