9 bước trong bộ quy tắc Freddish mỗi mà phụ huynh cần nhớ để có thể trò chuyện với con một cách hiệu quả
Freddish là một bộ quy tắc được nhiều chuyên gia khuyên để cha mẹ áp dụng vào việc dạy con hiệu quả.
Các quy tắc này sẽ thay đổi một ý tưởng tiêu cực thành một hành động tích cực tới bất kỳ đứa trẻ nào và thậm chí nó có sức ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng về trưởng thành.
Freddish là một loại ngôn ngữ, hay đúng hơn là bộ quy tắc được gọi là các cách nói chuyện với trẻ em và nó được phát triển bởi Fred Rogers. Ông đã tạo ra chương trình truyền hình dành riêng cho trẻ em mẫu giáo và những vấn đề quan trọng trong cuộc sống và giáo dục của chúng.
Ông biết rằng trẻ em thực sự nghe thấy mọi thứ và do đó, cách chúng ta nói chuyện với chúng rất quan trọng. Nếu muốn tạo ấn tượng bởi sự đơn giản và đồng thời hiệu quả khi nói chuyện với một đứa trẻ có lẽ bạn nên sử dụng các phương pháp từ ông Rogers. Với 9 bước cơ bản, các bậc phụ huynh thậm chí có thể thay đổi cuộc sống của bản thân và con cái.
Mỗi đứa trẻ sinh ra lớn lên đều không giống nhau, nhưng tất cả chúng đều cần được các bậc phụ huynh đưa ra lời khuyên và đôi khi bạn phải giải thích các quy tắc về đồ chơi, người lạ và những nơi chúng có thể chơi. Trong bộ quy tắc của mình, ông Rogers đã đưa ra những ví dụ điển hình về điều này.
Bước 1
Hãy đưa ra ý tưởng của bạn bằng cách sử dụng những từ đơn giản mà con bạn có thể hiểu và chắc chắn là rõ ràng. Ví dụ: Con sẽ nguy hiểm khi đi với một người lạ. Con sẽ trở nên xấu khi ném đồ chơi khắp nơi. Con có thể nguy hiểm khi chơi trên đường phố. Con rất tệ khi chơi game trên máy tính mà không được phép.
Bước 2
Bây giờ hãy cố gắng nói điều tương tự nhưng theo một cách tích cực. Ví dụ: Con rất tốt khi chỉ đi với những người mà con biết. Thật tốt khi con đặt đồ chơi trở lại vị trí. Con sẽ không sao nếu chơi ở nơi an toàn. Con là một đứa trẻ ngoan nếu chơi các trò chơi trên máy tính khi có sự cho phép của người lớn.
Bước 3
Trẻ em rất giỏi trong việc phân biệt. Do đó, hãy viết lại suy nghĩ của bạn để truyền đạt cho trẻ rằng con sẽ cảm thấy an toàn khi hỏi ai đó mà con tin tưởng. Ví dụ: Hỏi cha mẹ của con những người nào con có thể đi cùng. Hỏi cha mẹ nơi đặt đồ chơi. Hãy hỏi cha mẹ nơi nào con có thể chơi mà không gặp nguy hiểm. Hỏi cha mẹ của con khi nào con có thể chơi trò chơi máy tính.
Bước 4
Bây giờ điều cần thiết nữa là hãy loại trừ tất cả những từ ngữ nghe có vẻ bắt buộc. Về cơ bản, nhiều nghiên cứu cho rằng việc này sẽ giảm đi áp lực cho cuộc sống của con trẻ. Ví dụ: Cha mẹ của con sẽ cho con biết con có thể đi với ai. Cha mẹ của con sẽ cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Cha mẹ của con sẽ cho con biết nơi an toàn để chơi. Cha mẹ của con sẽ cho con biết khi bạn có thể chơi trò chơi máy tính.
Bước 5
Video đang HOT
Từ “sẽ” trong câu nói của mỗi bậc phụ huynh đôi khi không thể hiện được sự chắc chắn để bé có thể thực hiện theo. Vì thế trong bước này nên hạn chế bớt từ này hoặc là bỏ luôn. Ví dụ: Cha mẹ của con có thể cho con biết con có thể đi với ai. Cha mẹ của con có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Cha mẹ của con có thể cho con biết nơi an toàn để chơi. Cha mẹ của con có thể cho con biết khi con có thể chơi trò chơi máy tính.
Bước 6
Viết lại suy nghĩ của bạn để loại trừ các yếu tố không áp dụng được cho tất cả trẻ em. Những cụm từ “cha mẹ của con” mỗi một người lớn có thể thay đổi sao cho phù hợp hơn, vì không phải tất cả trẻ em đều sống trong vòng tay cha mẹ. Ví dụ: Người lớn quan trọng với con có thể cho biết con có thể đi với ai. Người lớn quan trọng nhất với con có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Người lớn quan trọng nhất đối với con có thể cho con biết nơi nào an toàn để chơi. Người lớn quan trọng nhất đối với con có thể cho con biết khi nào con có thể chơi trò chơi trên máy tính.
Bước 7
Bây giờ điều bạn cần làm là tạo thêm động lực để đứa trẻ có lý do để làm những gì bạn đã khuyên chúng. Ví dụ: Người lớn quan trọng nhất với con có thể cho biết con có thể đi với ai. Lắng nghe họ là tốt. Người lớn quan trọng với con có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi của con. Nghe những gì họ nói là tốt. Người lớn quan trọng nhất với con có thể cho con biết nơi nào an toàn để chơi. Thật tốt khi nghe họ nói. Người lớn quan trọng nhất với con có thể cho con biết khi nào con có thể chơi trò chơi trên máy tính. Lắng nghe họ là tốt.
Bước 8
Hãy tập cho con đưa ra ý tưởng của bản thân để tạo thêm động lực một lần nữa. Nhưng lần này, hãy thay đổi từ “tốt” thành một cái gì đó mà không mang giá trị phán xét. Ví dụ: Người lớn trong nhà có thể cho con biết con có thể đi với ai. Lắng nghe họ là quan trọng. Người lớn trong nhà có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Lắng nghe những gì họ nói là quan trọng. Người lớn trong nhà có thể cho con biết nơi nào an toàn để chơi. Nó rất quan trọng để cố gắng lắng nghe họ. Người lớn trong nhà có thể cho con biết khi nào con có thể chơi trò chơi trên máy tính. Lắng nghe họ là quan trọng
Bước 9
Cuối cùng, bạn cần liên kết các quy tắc với một số giai đoạn phát triển mà con bạn nên hiểu. Chẳng hạn như: Người lớn trong gia đình có thể cho con biết con có thể đi với ai. Người lớn có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Người lớn có thể cho con biết nơi an toàn để chơi. Người lớn yêu thích của bạn có thể cho bạn biết khi nào bạn có thể chơi trò chơi trên máy tính. Cứ mỗi lần như thế hãy tập cho con lắng nghe, bởi những điều trên rất quan trọng, thậm chí cả việc học lắng nghe thôi cũng là một phần quan trọng của sự trưởng thành.
Hãy cố gắng hình thành ý tưởng dạy con của bạn theo cách trên, nó có thể giúp con bạn hiểu bạn hơn. Và chúng sẽ làm điều đó mà không có những suy nghĩ tiêu cực, thay vào đó là động lực và sự tập trung nhằm phát triển bản thân.
Theo Helino
Từ những lời vàng của Bill Gates, cha mẹ hãy biến ngay thành bài học để dạy con thành công trong tương lai
Tỷ phú Bill Gates là hình mẫu cho nhiều người trên khắp thế giới học tập. Ngay cả những bậc cha mẹ cũng có thể tìm được nguồn cảm hứng dạy con từ những điều Bill Gates chia sẻ.
Một trong những người giàu nhất thế giới là một ông bố của 3 đứa con: Jennifer, Rory, và Phoebe. Mặc dù bận rộn nhưng Bill Gates và vợ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội đồng hành cùng sự phát triển của các con: cùng đọc sách trước khi đi ngủ; tham dự các hoạt động của cha mẹ, con cái; tổ chức các buổi họp mặt gia đình một cách thường xuyên...
Bill Gates từng nói: "Sự đồng hành và khuyến khích đối với một đứa trẻ, tưởng như không đáng kể song thực sự rất có ý nghĩa". Do đó, ông luôn khuyến khích các con sống có đam mê, bằng cách cho các con trải nghiệm nhiều thứ khác nhau để tự rút ra bài học.
Thực tế, mọi người có thể thấy, Bill Gates ít khi đưa ra những lời khuyên dành các bậc phụ huynh về cách nuôi dạy con. Nhưng thông qua những lời chia sẻ trong những buổi nói chuyện với các bạn trẻ, cha mẹ có thể học được nhiều điều tâm đắc để nuôi dạy con của mình nên người.
1. Cuộc sống vốn không công bằng
Lời cha mẹ: Nếu có lúc nào đó thấy mọi người đối xử bất công với con, hãy nhớ rằng cuộc sống vốn không công bằng và con hãy tập quen dần với điều đó.
2. Khi không có tiền trong tay, cả thế giới sẽ quên
Lời cha mẹ: Tiền không phải tất cả nhưng khi có tiền con sẽ làm được nhiều thứ và lời nói sẽ có trọng lượng hơn.
3. Đừng so sánh bản thân mình với người khác
Lời cha mẹ: Có thể ngoại hình hay trí tuệ con không bằng ai đó nhưng không phải vì thế mà con tự ti. Con có những điều mà ai đó không bằng.
4. Khi không thể làm tốt, hãy là cho đẹp
Lời cha mẹ: Nếu con không làm điều gì đó tốt nhất thì hãy là cho nó đẹp nhất với khả năng của mình.
5. Tương lai không phụ thuộc vào điểm số hiện tại
Lời cha mẹ: Điểm số không quyết định tương lai của con nên đừng quá quan trọng nó.
6. Nếu chết trong nghèo... Đó là lỗi của mình
Lời cha mẹ: Sự khó khăn, nghèo khó sẽ là động lực phấn đấu vì tương lai của con.
7. Càng chăm chỉ càng may mắn
Lời cha mẹ: Chăm chỉ, cần mẫn sẽ đem lại thành quả tốt đẹp cho con. Càng chăm chỉ bao nhiêu con sẽ càng may mắn bấy nhiêu.
8. Sự khác nhau giữa trường học và trường đời
Lời cha mẹ: Sự khác nhau giữa trường học và trường đời là con có thể làm sai, bị điểm kém và có cơ hội được làm lại. Nhưng trường đời thì không.
9. Đi đâu, làm gì cũng nên tạo đẳng cấp
Lời cha mẹ: Có thể thời đi học con giỏi nhất lớp nhưng ra ngoài xã hội thì điểm số không còn quan trọng nữa. Vậy nên con phải nỗ lực không ngừng và tạo giá trị cho bản thân.
10. Thế giới vốn không công bằng
Lời cha mẹ: Khi không thể thay đổi được điều gì thì con hãy tập thích nghi với nó.
11. Là CEO thì không ai để ý đến mới tốt nghiệp trung học
Lời cha mẹ: Thành tích, bằng cấp như thế nào sẽ không có ý nghĩa nhiều với vị trí công việc sau này của con.
12. Đừng quá cường điệu lòng tự trọng
Lời cha mẹ: Đừng để ý chuyện người ta coi khinh mình khi chưa có gì. Mọi chuyện sẽ dập tắt khi con thành công.
13. Luôn rút ra bài học từ thất bại
Lời cha mẹ: Thành công ngày hôm nay chưa phải là tất cả. Hãy chú ý cả khi con thất bại, con sẽ rút ra được bài học bổ ích cho mình.
Theo Helino
7 cách cha mẹ ngày xưa dạy con cái, tưởng cũ những lại rất hữu hiệu cho việc dạy trẻ hiện nay Nuôi con bây giờ hoàn toàn khác so với vài thập kỷ trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể áp dụng lại một số phương pháp nuôi dạy con thành công từ thế hệ trước. Việc học tập và thừa hưởng lại những kiến thức từ việc dạy con ngày xưa đôi khi cũng là phương án hay...