9 bước thay bánh dự phòng
Các thao tác đơn giản giúp chủ xe chủ động thay lốp trong các tình huống không gọi được cứu hộ.
1- Chèn bánh
Ngoài bánh dự phòng, dụng cụ bạn cần mang theo là kích bánh, tuýp tháo và ống công. Trước khi thao tác hãy nhớ đỗ trên nền phẳng tại khu vực an toàn. Trong tình huống đỗ trên đường cao tốc cần đặt các dấu hiệu cảnh báo phương tiện khác. Chèn bánh hoặc kéo phanh tay ngăn hiện tượng xe di chuyển tự do.
2- Tháo tấm che vành
Tháo tấm chăn bùn
Nếu tấm che này có ốc giữa hãy tháo rời chúng trước khi dùng tay giật mạnh. Trong tình huống tấm lắp chặt có thể dụng đầu nhọn tua-vít nẩy nhẹ.
3- Nới lỏng ốc siết
Quá trình nới lỏng mà chưa kích bánh nhằm tận dụng mô-men ma sát giữa bánh với đường, cân bằng với môn men vặn bu-lông. Tuýp thao ốc giữ vành thường là loại 21. Nới lỏng đai ốc bằng cách vặn theo chiều ngược kim đồng hồ. Các ốc chặt có thể phải dùng ống công tăng mô-men.
Để tận dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể hãy lựa để đặt ống công bên trái. Mô-men sẽ càng lớn khi lực vít vuông góc với cánh tay đòn. Cẩn trọng bởi tư thế này có thể bị tai nạn khi đai ốc bất ngờ nhả ra. Tuần tự nới lỏng đai ốc theo kiểu chữ “X” hoặc hình sao.
Video đang HOT
Thông thường bạn chỉ cần một nửa hoặc 2/3 vòng để ốc lỏng ra. Chú ý không thảo rời ngay các ốc để giữ bánh ở tư thế thẳng đứng, tránh làm xước vành, hoặc quá tải cho một số bu-lông.
4- Kích bánh
Kích bánh
Các nhà sản xuất đều thiết kế núm nâng xe dưới gầm, vị trí này thường nằm phía trong, gần hai bánh. Nên đặt kích cần đảm bảo đủ cứng để nâng trọng lượng xe thay bánh. Khu vực nền yếu cần tìm vật lót: gỗ, gạch, đá… để giảm áp suất ép xuống nền. Điều chỉnh để kích đẩy lên chạm đúng núm, tiếp tục kích tới khi bánh nhấc khỏi mặt đất.
5- Tháo bánh
Quá trình nới lỏng trước giúp cho việc tháo từng ốc lúc này dễ hơn. Tỳ tay vào bánh để giữ nó ở tư thế thẳng đứng cho tơi khi tháo đai ốc cuối cùng. Dùng hai tay vừa nhấc vừa rút bánh khỏi các bu-lông. Nếu xe dùng loại vành đúc hợp kim hãy cẩn trong tránh làm trầy xước bề mặt.
6- Đặt bánh dưới gầm
Đặt bánh dưới gầm là lựa chọn tốt nhất. Nó sẽ trở thành vật chống xe trong tính huống sập kích, đồng thời không lăn ra ngoài khu mà các phương tiện khác đang chạy.
7- Lắp bánh dự phòng
Lắp bánh dự phòng vào mai ơ. Vặn đều và nặng tay các đai ốc theo trình tự hình sao hoặc chữ “X”.
8- Siết chặt ốc
Rút bánh mới tháo khỏi gầm, cất vào xe. Hạ kích từ tốn cho đến khi rời núm. Tiếp tục dùng lực siết đều các đai ốc. Tháo kích và cất gọn vào xe.
9- Lắp tấm chắn
Bước cuối cùng là lắp tấm chăn và đai ốc giữ nó.
Thế Hoàng
Theo VNE
Đừng thay lốp khi quá muộn
Xe sử dụng lốp mòn quá mức dễ mất kiểm soát khi đi dưới trời mưa, quãng đường phanh tăng gấp 1,6 lần so với lốp mới.
Lốp dựa vào lớp hoa lốp (gai lốp) để duy trì bám dính với mặt đường. Lực bám xuất hiện tại vùng tiếp xúc trực tiếp giữa hai bề mặt, nhờ nó mà xe có thể tiến về phía trước, phanh hoặc chuyển hướng. Lớp hoa lốp đặc biệt có tác dụng là khi xe chạy tốc độ cao trên đường ướt hoặc băng tuyết. Nước tại vùng tiếp xúc theo các rãnh nhỏ trên mặt lốp thoát ra ngoài, tạo điều kiện hình thành lực bám. Nhưng khi lốp mòn quá mức, tiết diện khe hẹp lại, nước không thoát hết ra ngoài gây nên hiệu ứng thủy động bánh xe, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn vào mùa mưa.
Hiệu ứng thủy động bánh xe, hay còn gọi là hiệu ứng nêm nước xuất hiện khi nước ở vùng tiếp xúc giữa lốp và mặt đường không giải thoát hết. Áp suất nước tăng dần từ phía trước đến phía sau lốp tính theo chiều chuyển động, nước bị ép lại tạo thành hình nêm.
Lốp mòn dễ gây hiệu ứng thủy động bánh xe ngay cả khi xe chạy ở tốc độ thấp.
Bên cạnh tốc độ xe, áp suất hơi, độ sâu lớp nước trên mặt đường thì chiều cao hoa lốp là những yếu tố quyết định đến độ dày nêm nước. Lốp bị nâng khỏi mặt đường, cũng là thời điểm vùng tiếp xúc trực tiếp biến mất. Ngay lập tức bánh xe mất bám. Nếu hiệu ứng thủy động xuất hiện ở cả 4 bánh thì xe sẽ mất kiểm soát hoàn toàn. Tình trạng này tương tự lúc mất lái, xe trượt trên đường theo quán tính.
Tại nhiều bang của Mỹ, người ta coi lốp là "trọc", không được phép sử dụng khi chiều cao hoa lốp thấp hơn 2/32 inch (1,6 mm). Với xe siêu trường siêu trọng (trọng tải phân bố trên một trục khoảng 11.800 kg), chiều cao hoa lốp của bánh lái không được thấp hơn 4/32 inch (3,2 mm). Theo một số nghiên cứu thực tế, khả năng làm việc của lốp giảm đi đáng kể khi chiều cao hoa lốp thấp hơn 5/32 inch (4 mm).
Quãng đường phanh gia tăng theo độ mòn của lốp. Cột có mũi tên xanh ở giữa ứng với trường hợp lốp mới, xe phanh trên đường khô. Các biểu đồ còn lại tính từ trái sang phải hiện thị quãng đường phanh khi xe sử dụng lốp có chiều cao gai thay đổi. Ảnh: Etyres
Lốp đã mòn không những dễ gây ứng thủy động bánh xe ở tốc độ thấp mà còn làm tăng quãng đường phanh, dẫn đến tăng nguy cơ va chạm trên đường. Một công bố trên website Etyres cho thấy, nếu cho xe chạy ở tốc độ 94 km/h trên đường ướt rồi phanh, xe sử dụng lốp đã mòn (chiều cao hoa lốp là 1,6 mm) có quãng đường thành gấp 1,6 lần so với xe sử dụng lốp mới (chiều cao hoa lốp là 8 mm).
Vạch chỉ thị mòn. Ảnh: Bridgestone
Theo nhãn hàng lốp xe Bridgestone Việt Nam, tất cả các lốp đều có các vạch chỉ thị độ mòn. Từ dấu hiệu nhỏ hình tam giác nằm cách đều trên hông lốp dóng thẳng vào trên mặt lốp chính sẽ thấy vạch chỉ thị mòn. Khi hoa lốp mòn đến vạch chỉ thị, thông thường chiều sâu của nó còn khoảng 1,6 mm. Tuy lớp gai lốp vẫn còn nhìn rõ nhưng thật ra không còn đảm bảo các đặc tính chính, đặc biệt khi chạy trên đường ướt, băng tuyết. Vì vậy cần kiểm tra vạch chỉ thị mòn định kỳ và thay lốp khi nó mòn đến giới hạn để đảm bảo an toàn.
Bảo Sơn
Theo VNE
Những lưu ý khi mua và thay lốp ôtô Không có loại lốp tốt nhất vì nhu cầu của mỗi người khác nhau. Dưới đây là những điều nên và không nên khi bạn quyết định mua hoặc thay lốp xe mới. Không nên chọn lốp quá rẻ... Những loại lốp giá rẻ và chất lượng kém có thể kéo dài khoảng cách dừng khi phanh hoặc giảm khả năng kiểm soát...