9 bức ảnh về sự thay đổi đáng sợ của Trái đất
Những tác động của biến đổi khí hậu đã hiển thị rõ tại nhiều cộng đồng trên toàn thế giới, theo Mashable.
Thiên nhiên đang thay đổi đáng báo động vì biến đổi khí hậu
Hạn hán kéo dài đang khiến những cánh đồng ở Texas, Mỹ hay Tanzania trở nên khô héo. Những cơn bão mạnh gây ngập lụt từ Bắc Carolina, Mỹ đến Nepal. Ở hai cực của Trái Đất, băng đang tan chảy và môi trường sống cũng đang dần biến mất.
Giữa những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, một nhóm các nhiếp ảnh gia đã cùng cố gắng đưa những thực tế đang lo ngại này vào trong một bộ sưu tập ảnh.
Năm 2016, kênh truyền hình National Geographic đã giao nhiệm vụ cho cộng đồng nhiếp ảnh online của họ, được gọi là “Your Shot”, để đăng tải những hình ảnh có chủ đề biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Your Shot bao gồm cả nhiếp ảnh gia nghiệp dư và chuyên nghiệp, từ những người chỉ đang tuổi thiếu niên cho đến những người 90 tuổi. Họ sử dùng điện thoại thông minh hoặc những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp của mình để chụp.
Những ao cạn nước do thiếu mưa ở Israel
Một bức ảnh chụp trên cao tại làng nổi Chong Kneas, hồ Tonle Sap, Campuchia. Chu kỳ theo mùa của hồ đang bị đe dọa bởi lượng mưa thay đổi và nhiệt độ tăng
Video đang HOT
“Your Shot hy vọng có thể khiến biến đổi khí hậu trở nên thực tế hơn với người dân”, Monica Corcoran, giám đốc cộng đồng Your Shot nói.
“Đây không phải chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta đang thấy tác động của biến đổi khí hậu ngay bây giờ, ngay hôm nay,” cô nói với Mashable.
Nhà máy ngoài khơi bờ biển của Singapore thải khí nhà kính
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng, phá rừng tràn lan và các hoạt động khác của con người đang đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp. Kết quả là, nhiều nơi đã thấy tác động cụ thể của biến đổi khí hậu, như những cơn bão mạnh hơn, mưa lớn, hạn hán kéo dài và khốc liệt cùng với nguy cơ cháy rừng cao.
Corcoran cho biết cô hy vọng Your Shot sẽ truyền cảm hứng, tạo cảm giác “cấp bách” cho những người xem ảnh.
“Chúng tôi đang cố gắng để kết nối với người xem, để họ thấy những hình ảnh này có ý nghĩa cá nhân với họ. Sau đó, họ có thể thực hiện những bước tiếp theo (bước hành động), bởi vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến họ.”
Một người phụ nữ đứng trên hòn đảo Mousuni, vịnh Bengal, Ấn Độ. Tại đây, nước biển dâng khiến nhiều gia đình có thể sẽ phải vĩnh viễn rời bỏ nhà của họ.
Những con chó canh gác đối đầu với một con gấu Bắc Cực trên quần đảo Franz Josef Land. Khi băng ở Bắc Cực dần tan mất, gấu Bắc Cực đang di dời sang các khu định cư của con người để tìm thức ăn.
Ruộng đất khô cằn trong hạn hán ở huyện Puruliya, Tây Bengal, Ấn Độ.
Một người đàn ông đang chuyển thân cây bị chặt ở dãy núi Zagros gần Hamedan, Iran. Nạn phá rừng ảnh hưởng đến 30% diện tích rừng nơi đây.
Một người đàn ông đánh bắt cá trong hồ bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Sierra Nevada Mountains, California, Mỹ.
Theo Trà My – Mashable (Dân Việt)
California có thể trưng cầu 'Calexit' về việc tách khỏi Mỹ
Một cuộc trưng cầu dân ý về việc California trở thành quốc gia độc lập có thể diễn ra vào năm 2018 nếu chiến dịch ủng hộ bang này tách khỏi Mỹ thu được nửa triệu chữ ký.
Chiến dịch đấu tranh cho bang California trở thành quốc gia độc lập đang ngày càng lan rộng. Ngay sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, nhiều người dân đã đồng loạt đăng lên Twitter dòng trạng thái với các hashtag #Calexit hay #Califrexit, ngụ ý muốn một cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi nước Mỹ như phong trào Brexit đòi tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) mới đây.
Đi đầu trong phong trào này là một nhóm vận động mang tên "Yes California Independence Campaign" (tạm dịch: Chiến dịch ủng hộ độc lập cho California, gọi tắt là Yes California).
Yes California vừa có bước đi chính thức đầu tiên hôm 21/11 khi trình đề xuất lên Văn phòng Biện lý Tiểu bang yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn bang vào năm 2018.
Việc California tách khỏi Mỹ cần được tiến hành thông qua một tiến trình pháp lý phức tạp và đòi hỏi mất nhiều năm.
Sau khi nộp đề xuất, Yes California cần thu thập ít nhất nửa triệu chữ ký thì cuộc trưng cầu dân ý trên toàn bang mới được tổ chức.
Người dân California biểu tình hòa bình phản đối Trump sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/11. Ảnh: Reuters.
Vào đầu năm nay, Yes California đã phát hành một cuốn sách dài 33 trang tuyên bố về sứ mệnh của mình và con đường đưa California tách khỏi nước Mỹ, cũng như kế hoạch phát triển California sau khi "chia tay".
Theo một số nguồn tin tiết lộ, người đứng sau tài trợ cho chiến dịch này là Shervin Pishevar, nhà đầu tư chủ chốt của Uber. Trong khi đó, Louis Marinelli, thủ lĩnh chiến dịch cho rằng nước Mỹ đang có nhiều điều mâu thuẫn với các giá trị mà California theo đuổi.
"Chúng tôi không cố gắng tạo ra một cuộc ly khai như năm 1869. Cái chúng tôi muốn là một quốc gia độc lập trong một liên bang Mỹ, giống như Scotland vẫn là một quốc gia thuộc Vương quốc Anh. Chúng tôi muốn California sẽ không phải là một bang nữa", Marinelli nói.
Yes California cũng cho biết họ chưa xác định loại hình chính phủ mới là gì, do quốc hội hay tổng thống đứng đầu, và "người dân California sẽ chọn loại hình chính phủ mà mình muốn thông qua các cuộc bầu cử".
Nhóm này cho hay California "là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, có quy mô kinh tế lớn hơn Pháp và dân số lớn hơn Ba Lan. Xét trên từng khía cạnh, California có lợi thế so sánh và cạnh tranh so với các quốc gia khác, chứ không chỉ với từng bang trong nước Mỹ".
California cũng là bang ủng hộ đảng Dân chủ và bà Hillary Clinton đã chiến thắng ở bang này trong ngày bầu cử 8/11. Tuy nhiên, việc ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành thắng lợi chung cuộc khiến nhiều người dân nơi đây bất mãn.
(Theo Zing News)
Vì sao Trump mềm mỏng đến bất ngờ? Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald J. Trump trong một cuộc phỏng vấn ngày 22.11 bất ngờ dịu giọng trước một số cam kết mạnh mẽ, cực đoan thời tranh cử, từ bỏ lời hứa bỏ tù đối thủ Hillary Clinton, phủ nhận tính hiệu quả của việc tra tấn nghi phạm khủng bố và tuyên bố sẽ cân nhắc lại về...