9 bộ phận dễ bị hư hỏng gây mất an toàn nhất của xe máy
Lốp xe, má phanh, hệ thống điện,…là một trong những bộ phận của xe máy rất dễ hư hỏng ảnh hưởng lớn tới mức độ an toàn của người sử dụng.
Hệ thống điện
Hệ thống điện của xe máy bao gồm: Ắc-quy, bộ phát, máy phát hay IC. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện của xe máy sẽ xuống cấp và phát sinh hư hỏng, đặc biệt là đối với những chủ xe sử dụng nhiều và không bảo dưỡng bảo trì thường xuyên. Khi sử dụng nếu đề nổ và giữ đề lâu có thể khiến ắc-quy bị phóng hết điện và lúc này để khởi động được xe máy chỉ còn cách đạp cho xe nổ. Đối với những chiếc xe số không có vấn đề gì nhưng đối với dòng mô tô phân khối lớn thì việc khởi động xe quả thật sẽ vô cùng vất vả.
Có rất nhiều bộ phận của xe máy rất nhanh hỏng
Má phanh
Theo thời gian, má phanh của xe máy cũng sẽ bị ăn mòn dần. Để đảm bảo phanh tốt thì người dùng cần đi siết phanh chặt hơn ở các tiệm sửa xe ngay khi phanh bị lờn hoặc kém nhạy.
Lốp xe
Với đặc điểm thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, lốp xe máy cũ là bộ phận bị hao mòn nhiều và nhanh nhất. Nếu không kiểm tra thường xuyên khiến lốp bị mòn, nứt, thủng,… sẽ làm mất cân bằng xe và người lái không thể tiếp tục hành trình.
Bugi cũng là một trong những bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên xe máy mà bạn cần lưu ý. Sau một thời gian sử dụng, bugi sẽ xảy ra hiện tượng không đánh điện châm lửa cho buồng đốt. Có nhiều nguyên nhân xảy ra hiện tượng này như: xe bị ngập nước, lâu ngày không được vệ sinh, hoặc cũng có thể do chế hòa khí của xe phân phối không ổn định, rò rỉ dầu vào bugi hay động cơ hoạt động nóng quá mức cho phép.
Xích, hộp số xe máy
Video đang HOT
Dấu hiệu cho thấy xích xe máy đã bị rão chính là tiếng động va chạm vào hộp xích. Mặc dù chưa hỏng ngay và xe vẫn chạy bình thường được nhưng xích rão sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị tuột giữa đường khi đi với tốc độ cao dẫn tới dễ gây tai nạn cho người lái.
Chi tiết cơ khí động cơ
Dầu nhớt là thành phần không thể thiếu, giúp chiếc xe máy duy trì khả năng vận hành hiệu quả qua thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng xe máy nhiều người dùng lại chưa ý thức được việc thay dầu đúng lịch hoặc thậm chí quên luôn cả việc này mà chỉ thay nhớt.
Các nhà sản xuất khuyến cáo, để chiếc xe máy của bạn hoạt động tốt và không tốn tiền sửa chữa xe máy thì cứ di chuyển khoảng 1.500km bạn nên thay cả dầu và nhớt một lần.
Còi
Thêm một bộ phận của xe máy cần thay thế ngay khi có dấu hiệu hư hỏng đó chính là còi xe. Bộ phận này giúp “nhắc nhở” những người tham gia giao thông lơ đễnh khi đi trên đường. Không nên chủ quan bỏ qua mà cần thay thế ngay khi thấy còi có dấu hiệu không ổn để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.
Chi tiết cơ khí ăn mòn
Ma sát giữa các bộ phận cơ khí dễ dẫn đến mòn bề mặt, do đó cần bảo dưỡng định kỳ, tra dầu nhớt đầy đủ để giảm ma sát đồng thời giải nhiệt động cơ, tránh cong vênh các chi tiết. Nếu không đủ dầu hoặc dầu đã cũ nếu cố chạy lâu sẽ dẫn tới hiện tượng bó máy.
ECU ( Bộ điều khiển trung tâm )
Bộ điều khiển trung tâm ECU trên những xe hiện đại với những xử lý điện tửtinh vi và chính xác hơn rất nhiều so với chế hòa khí. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ECU hoàn toàn lý tưởng, ngược lại cơ chế phức tạp của nó có thể khiến xe tê liệt chỉ vì một lỗi nhỏ trong hệ thống máy tính.
Những bộ phận hay hỏng nhất của xe máy bạn cần lưu ý
Những bộ phận sau đây là những bộ phận hay hư hỏng nhất của xe máy. Bạn cần lưu ý bảo dưỡng và thường xuyên thay mới để đảm bảo việc lái xe an toàn.
Bugi
Bugi có nhiệm vụ là châm cháy cho hệ hỗn hợp xăng trong buồng đốt. Do những yếu tố tác nhân từ điều kiện môi trường bên ngoài khiến chúng nhanh chóng bị hư hỏng.
Có nhiều nguyên nhân làm bugi hỏng như dây dẫn bị ngập nước, lâu ngày không vệ sinh, động cơ quá nóng.
Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra bugi sau mỗi lần xe ngập nước hay chạy đường dài. Bên cạnh đó, cần thay bugi định kỳ sau 20.000 km.
Côn (Bộ ly hợp)
Bộ ly hợp xe số hoạt động theo nguyên tắc lực ly tâm. Sau một thời gian, bộ ly hợp này sẽ bị hỏng và khiến xe tiêu tốn xăng hơn, gia tốc kém, khó vào số, khi chuyển số thì xe bị giật mạnh.
Cách khắc phục: Cần tiến hành thay thế bộ ly hợp số mới khi gặp phải những dấu hiệu trên.
Lốp
Lốp xe bộ phận dễ hỏng. Ảnh Internet
Một bộ phận làm việc trực tiếp với bề mặt đường chính là lốp xe. Đây được xem là bộ phận quan trọng trên xe máy.
Những nguyên nhân gây hư mòn lốp xe khác nhau như mòn, nứt, thủng, có vết chém,... khi lốp xe bị hỏng có thể gây khó khăn trong việc điều khiển và có thể gây tai nạn.
Cách khắc phục: Khi lốp có những dấu hiệu hư hỏng trên cần tiến hành thay mới lốp xe.
Ắc quy
Cách khắc phục, khi xe có dấu hiệu đề không nổ, bạn phải đi thay bình ắc quy mới hoặc sạc điện vào bình. Ắc quy là một thiết bị điện cần thiết trên một chiếc xe máy. Tuy nhiên, chỉ sau một lần chập hệ thống điện là ắc quy có thể bị hỏng.
Xích, hộp số xe máy
Hộp số, xích xe máy. Ảnh Internet
Bộ phận truyền động trên xe máy như nhông xích, hộp số rất dễ bị hỏng do hoạt động dẫn đến ăn mòn các bánh răng. Việc sử dụng xe nhưng không bảo dưỡng bộ phận này khiến xe nhanh hỏng hơn bao giờ hết nhất là khi thiếu các dung dịch bôi trơn.
Nếu như xe bị vỡ hộp số, đứt xích khi đang di chuyển sẽ cực kỳ nguy hiểm, bởi vậy bạn nên kiểm tra vệ sinh tra dầu cho xích và hộp số xe máy, hoặc thay nhông xích mới cho xe định kì.
4. Hệ thống điện
Ắc-quy, bộ phát, máy phát hay IC cũng là những bộ phận có thể bị hỏng chỉ sau một lần chập hệ thống điện. Ví dụ khi đề nổ giữ đề lâu có thể dẫn tới trường hợp ắc-quy bị phóng hết điện, chỉ còn cách đẩy nổ.
Vỏ xe máy
Đây là bộ phận cũng rất dễ bị hỏng bởi va chạm khi di chuyển. Đổ xe nhiều lần khiến lớp vỏ bị trầy xước, vỡ hỏng. Ngoài ra, khi để xe dầm mưa, phơi nắng nhiều cũng làm cho lớp vỏ nhanh ròn, dễ vỡ.
Khi vỏ xe vỡ hỏng bạn nên mang đến các cửa hàng để thay thế linh kiện tốt nhất.
Bảo dưỡng định kì các chi tiết trên xe máy thời điểm nào là hợp lý? Bảo dưỡng định kỳ là một bước cực kỳ quan trọng nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng của xe. Để xe máy luôn vận hành êm ái bền bỉ và đảm bảo an toàn thì chủ nhân nên lưu ý bảo dưỡng những chi tiết sau theo thời gian định kỳ. Kiểm tra săm lốp (6 tháng/lần) Săm...