9 bí ẩn trong nước ép trái cây
Nhiều gia đình chọn nước ép trái để uống và mời khách trong những dịp lễ tết, vì nghĩ rằng nó dễ uống, lại lịch sự và hơn hết là tốt cho sức khỏe. Nhưng thực tế có những bí mật ẩn giấu đằng sau những cốc nước ép trái cây mà bạn nên biết.
Nước ép trái cây nguyên chất là một trong những thức uống được yêu thích của các chị em vì những giá trị lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, nước ép không phải là thức uống hoàn hảo như mọi người vẫn nghĩ.
1. Nước ép trái cây có chứa ít dinh dưỡng
Trong quá trình ép trái cây, vitamin C vốn giàu có trong các loại quả bị giảm đi rất nhiều. Nếu loại quả dùng để ép có chưa ít vitamin, chẳng hạn như táo thì sao khi ép xong thì các loại vitamin đã bị loại bỏ gần như “không tì vết”.
2. Bình chứa có thể ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin của nước ép trái cây
Làm thế nào mà điều đó xảy ra? Vì vitamin C tiếp xúc với oxy bị phá vỡ trong giai đoạn đóng gói ít hơn là trong bình chứa lớn.
3. Lời mời chào “ nước trái cây 100%” là không đúng
Video đang HOT
Luôn luôn có một vài thứ gia vị hiện diện trong những cốc nước ép đóng hộp và chúng thường không có giá trị dinh dưỡng. Trong thực tế, nó chỉ có tác dụng tăng thêm hương vị cho thức uống mà thôi.
4. Trong các loại nước trái cây có thể không chứa nhiều hoa quả nguyên chất
Trong các loại nước trái cây mà bạn hay dùng có thể bạn không tìm thấy hoa quả quá nhiều. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ, ví dụ như một số nước ép trái cây nam việt quất rất giàu vitamin C, chúng khá bổ dưỡng.
5. Không lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu
Một khi đã mở nước ép, thì sự mất chất dinh dưỡng đã được bắt đầu, do đó, không nên lưu trữ nước hoa quả trong tủ lạnh quá lâu.
Với cam quýt, bưởi, nước dứa và sản xuất các chất dinh dưỡng vô trùng khác có thể sử dụng trong 7 – 10 ngày. Các loại nước ép có axit thấp như táo, nho có thể được lưu trữ trong vòng 1 tuần. Nếu bạn mua nước trái cây chưa được tiệt trùng thì ngay cả khi bạn không mở nó thì bạn cũng phải dùng nó trong vòng 1 tuần.
6. Nước trái cây chưa được tiệt trùng có thể không an toàn
Gần đây, Cục quản lý dược và thực phẩm Trung Quốc yêu cầu các văn phòng cảnh báo các loại nước ép. Những loại nước dành cho người lớn khỏe mạnh thì rủi ro là không. Nhưng đối với trẻ em, người già và người suy giảm miễn dịch khác, tốt nhất là không uống nước trái cây loại này vì nó có chứa một số vi khuẩn có hại không chết.
7. Vắt nước trái cây trước khi rửa
Nếu bạn vắt nước trái cây ở nhà, hãy nhớ rửa sạch trái cây trong nước lạnh trước khi vắt để loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt.
8. Đừng mua các loại nước ép trái cây hỗn hợp
Nếu bạn muốn các loại nước trái cây bổ dưỡng nhất, xin vui lòng đừng mua nước ép trái cây hỗn hợp. Hãy thử các loại nước ép cam quýt vì thường chúng giàu vitamin A, C, E, và canxi.
9. Không quá phụ thuộc vào một loại nước
Nếu bạn sử dụng nhiều loại nước hoa quả và cố gắng bổ sung nó vào chế độ ăn của mình thì rất hữu ích. Điều này khá đơn giản vì rõ ràng là uống nước dễ hơn nhiều so với ăn.
Theo PNO
Không dùng thìa kim loại khuấy nước trái cây tươi
Đây là một trong những nguyên tắc để nước ép trái cây tươi phát huy tối đa tác dụng.
1. Để nước ép trái cây phát huy tối đa tác dụng, bạn nên uống sau bữa ăn, không nên uống khi bụng đói. Nếu bạn uống trước bữa ăn, lượng axit trong một số loại trái cây sẽ phản ứng với dịch dạ dày gây đầy bụng, khó chịu, dẫn đến chán ăn.
2. Tốt nhất không nên lọc nước hoa quả tươi vì trong phần sơ chứa nhiều dưỡng chất hữu ích cho cơ thể.
3. Không sử dụng thìa kim loại để khuấy nước ép vì kim loại phá hủy vitamin C có trong hoa quả tươi.
4. Có thể trộn lẫn nước ép táo, nho với các loại khác. Nhưng không nên làm như vậy với nước ép quả anh đào, mơ, mận.
5. Không nên pha trộn nước ép trái cây với sữa vì hàm lượng axit tartaric trong hoa quả sẽ phản ứng với protein trong sữa, gây trở ngại cho quá trình hấp thụ.
6. Không nên hâm nóng nước ép trái cây tươi vì vitamin C rất dễ bị biến chất hoặc bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.
Theo Dân trí
Nước ép trái cây có nồng độ asen cao Nồng độ asen trong một số mẫu sản phẩm nước ép trái cây của Mỹ đã vượt xa nồng độ cho phép trong nước uống. Theo báo cáo của tổ chức Người tiêu dùng (Mỹ) thì nồng độ asen trong một số mẫu sản phẩm nước ép trái cây đã vượt xa nồng độ cho phép trong nước uống và gợi lại mối...