9 bệnh nhân COVID-19 đang rất nguy kịch, phải can thiệp ECMO
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, BCĐ Quốc gia phòng, chống COVID-19, cả nước hiện có 79 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, 9 ca nguy kịch phải can thiệp ECMO.
Theo Tiểu ban Điều trị, tính tới 18h ngày 10/6, cả nước hiện có hơn 6.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị. Trong đó, 79 ca tiên lượng rất nặng, 3 ca tiên lượng tử vong và 9 bệnh nhân đang phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).
Trong 9 bệnh nhân đang can thiệp ECMO thì Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có 4 ca, 1 ca tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang, 1 ca tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (thuyền trưởng người Hàn Quốc, 67 tuổi có tiền sử tăng huyết áp, béo phì). Ca còn lại tại Bệnh viện Chợ Rẫy là BN8944, chiến sĩ Công an quận Tân Phú, được can thiệp ECMO từ sáng 8/6 do tổn thương phổi nặng, suy hô hấp. Ca bệnh này được Bộ Y tế công bố ngày 7/6.
2 ca ECMO tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM gồm nam thanh niên 22 tuổi, quê ở Long An (BN7455), phổi đông đặc như BN91 (phi công người Anh) và BN8346 ngụ ở Tây Ninh, là ca nhập cảnh, chuyển vào viện ngày 4/6 trong tình trạng suy hô hấp nặng, đến nay tình trạng suy hô hấp chưa cải thiện.
Video đang HOT
Đại diện Tiểu ban Điều trị cho biết, do số lượng bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM liên tục tăng, hiện đã lên tới 542 ca nên trong những ngày tới, 2 ekip của Bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ tại tâm dịch Bắc Giang sẽ rút dần về TP.HCM.
Liên quan đến tình hình điều trị, chiều 10/6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, BN2983 có tiên lượng rất nặng được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang đã cai ECMO, sẽ sớm xuất viện trong nay mai. Hiện bệnh nhân tiếp tục các điều trị hỗ trợ khác, đặc biệt là tập vật lý trị liệu…
Ngoài các bệnh nhân trên, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đang có 21 ca nguy kịch, hầu hết là bệnh nhân có bệnh nền, được phát hiện mắc COVID-19 trong bệnh viện.
Một trường hợp bệnh nhân nặng khác tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang mới 31 tuổi, không bệnh nền, ngay sau khi vào viện đã phải thở máy, lọc máu liên tục.
Ba kịch bản tăng trưởng của TP HCM
Theo TS Trần Hoàng Ngân, kinh tế TP HCM năm nay tăng trưởng 4,9%, 5,53% hoặc 6,37% sẽ tuỳ thuộc vào kết quả khống chế Covid-19.
Nhận định trên được ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HCM (HIDS) nói tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ngày 10/6. Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh thành phố đã ghi nhận 542 bệnh nhân, xếp thứ ba cả nước về số ca nhiễm, hàng trăm khu vực trên địa bàn đang bị phong toả, cách ly.
Ông Ngân đưa ra 3 dự báo về kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP HCM. Theo đó, với kịch bản thấp, nếu thành phố khống chế dịch trong tháng 8, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm của thành phố sẽ tăng 5,02%, cả năm đạt 4,9%. Ở kịch bản trung bình, đến tháng 7 thành phố kiểm soát được dịch thì tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm đạt 5,26%, cả năm 5,53% so với cùng kỳ. Với kịch bản cao nhất, thành phố khống chế được dịch trong quý II năm nay, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm là 5,74% và cả năm đạt 6,37%.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HCM. Ảnh: Hữu Công.
Theo ông Ngân, tất cả kịch bản sẽ thất bại nếu Việt Nam không nhập được vaccine phòng Covid-19 và tiêm cho công dân, người lao động. "Nếu vaccine không về được Việt Nam trong năm nay như kế hoạch thì doanh nghiệp rất bấp bênh. Do đó, Việt Nam cần hướng về mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là triển khai tiêm chủng", ông Ngân nói và thể hiện sự lạc quan khi mới đây Việt Nam đặt hàng 120 triệu liều vaccine.
Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển thành phố cho biết Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra những kịch bản tăng trưởng kinh tế lạc quan hơn so với năm 2020, đặc biệt ở các nước phát triển. Theo đó, các báo cáo gần đây cho thấy kinh tế thế giới phục hồi rất mạnh, thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ đầu năm đến nay như Mỹ 6,4%, Trung Quốc 18,3%, Hàn Quốc 1,8%, và Việt Nam là 5,58%...
Theo ông Ngân, sự phục hồi kinh tế thế giới có một số tác động tiêu cực đến tình hình cung cầu. Kinh tế phục hồi nên tổng cầu hàng hóa tăng lên, dẫn đến giá cả một số mặt hàng quan trọng cũng tăng cao. Chẳng hạn quặng sắt tăng từ 100 USD lên 210 USD, dầu thô tăng từ 31 USD lên 70 USD. Giá thép, nhôm, phân bón, thức ăn, gia súc, đậu bắp, đậu tương đều tăng từ 50 đến 100%...
"Điều này tác động nặng nề với ngành xây dựng, nông nghiệp cũng như đầu tư công. Rồi tới đây, kinh phí các dự án đầu tư công sẽ bị tác động", ông nói và cho rằng về mặt tích cực, kinh tế phục hồi dẫn đến nhu cầu hàng hóa tăng, thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lớn.
Trước đó, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM Lê Thị Huỳnh Mai nói doanh nghiệp trên địa bàn đang đối mặt nhiều gánh nặng tài chính trước làn sóng dịch lần thứ tư. Vì vậy, sở tiếp tục tham mưu UBND thành phố đề xuất Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Thành phố cũng tính toán chính sách xem xét, hỗ trợ về tài chính đối với người lao động, như: lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nghỉ việc không lương trong thời hạn hợp đồng 30 ngày liên tục trở lên...
Về tài chính, thành phố sẽ kiến nghị Trung ương xem xét giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021, kéo dài giảm tiền thuê đất với doanh nghiệp du lịch; xem xét tiếp tục gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch đến hết năm nay.
Đồng thời, thành phố phối hợp Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ của doanh nghiệp trong 2 năm....
BN Covid-19 số 2983 ở An Giang hồi phục ngoạn mục sau khi điều trị tại TP.HCM BN 2983 ở An Giang nhiễm Covid-19 nặng được chuyển lên TP.HCM khi phổi chỉ còn hoạt động 10 - 20%. Sau 26 ngày điều trị, các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã giúp BN hồi phục ngoạn mục. BN 2983 ở An Giang đã hồi phục ngoạn mục, ẢNH:BVCC Ngày 10.6, tin từ Sở Y tế TP.HCM, BN 2983...