8X Việt Nam chế tạo robot giống người
Bất ngờ là cảm xúc đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến xưởng chế tạo robot của Công ty sản xuất đồ chơi công nghệ cao TOSY, nơi nhiều người trẻ đang mải miết chế tạo robot có thể vui chơi, giúp đỡ con người.
Xem phim tìm cảm hứng chế tạo robot
Tiếp chúng tôi trong một căn phòng sáng nằm sâu phía trong xưởng sản xuất robot rộng mênh mông, linh hồn của những chú robot mang thương hiệu Việt, Hồ Vĩnh Hoàng (sinh năm 1981), Giám đốc TOSY chỉ cười khi được hỏi, tại sao lại “húc đầu vào đá” khi đầu tư vào lĩnh vực chế tạo robot, một công nghệ còn xa vời ở Việt Nam?
Hồ Vĩnh Hoàng bên một robot giống người.
Hoàng kể, chế tạo robot là ước mơ từ khi còn đang ôn thi đại học. Năm 2002, khi đang là sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, sẵn máu kinh doanh được thừa hưởng từ cha mẹ, Hoàng mở một xưởng chế tạo đồ chơi công nghệ cao mang tên TOSY.
Đầu tiên là thiết kế bóng điều khiển từ xa. Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn đã vướng phải thất bại bởi sản xuất bóng điều khiển từ xa vào thời điểm ấy là quá khó.
Sau cú “vấp” đầu tiên, Giám đốc 8X (sinh năm 1981) bắt tay vào chế tạo BOOMERAMA (tiền thân của đĩa bay TOSY). Trò chơi thành công bởi đánh “đúng”: Công nghệ vừa sức, giá rẻ và tung ra thị trường đúng thời điểm (Trung thu).
Năm 2005, vô tình thấy ti vi chiếu một số mẫu robot mang hình dáng người, Vĩnh Hoàng “cáu” vì robot gì mà di chuyển chậm khác xa so với hình ảnh trên phim. Thế là dự án sản xuất robot đánh bóng bàn TOPIO ra đời.
Hồi ấy, không ít người phản đối, nghi ngại về khả năng thành công của dự án này vì bóng bàn là môn thể thao đòi hỏi phải có độ chính xác và khéo léo cao. Trong tay Hoàng lúc ấy cũng chẳng có gì nhiều. Mọi thứ đều phải làm từ A đến Z.
Có một chuyện khá thú vị mà sau này nhóm làm robot vẫn kể lại là để có cảm hứng làm TOPIO, Hoàng yêu cầu cả nhóm phải đến rạp chiếu phim xem tất cả những bộ phim liên quan về robot. Nếu phim nào không chiếu ở Việt Nam thì thức đêm xem trên mạng.
Có lẽ, một phần nào đó do ảnh hưởng từ những bộ phim về robot, nên TOPIO phiên bản đầu tiên có hình dáng của một robot siêu nhân, dũng mãnh và quả cảm.
Thiết kế đã khó, việc mang TOPIO đi dự IREX 2007 không dễ dàng. Ban tổ chức IREX 2007 mất cả tháng trời tranh cãi xem TOPIO có xứng đáng góp mặt ở sự kiện tầm cỡ này không.
Đầu tiên là phải chứng minh được TOPIO có khả năng, thứ nữa phải tuân thủ những điều kiện về an toàn.
Thời điểm đó, TOPIO chạy dầu thủy lực. Ban tổ chức luôn tỏ ra lo ngại, robot có thể phát hỏa… Cuối cùng ngoài sức tưởng tượng, TOSY được ban tổ chức dành hẳn 6 gian hàng để trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Năm đó, TOPIO đã được đánh giá là robot ấn tượng nhất của IREX 2007.
Kể đến đây Hoàng xua tay thanh minh, kể ra như thế không phải là để khoe thành tích mà chỉ là để chúng tôi thấy, không phải Hoàng “húc đầu vào đá”. Người Việt mình hoàn toàn có thể làm chế tạo được robot. Điều quan trọng là phải có “cái đầu”. Tranh cãi vì muốn robot mang hình dáng người hơn
Sau triển lãm IREX 2007, Hồ Vĩnh Hoàng và nhóm tạo robot vẫn tiếp tục “ăn, ngủ” cùng robot.
Video đang HOT
Dù nhận được nhiều lời khen, nhưng Hoàng bắt đầu có cái nhìn khác về robot: Không chỉ là những robot siêu nhiên, hoặc những chú robot, lầm lũi chăm chỉ đứng ở một góc phòng, robot có thể gần gũi làm bạn với con người. Muốn thế, robot phải thật sự “đời” hơn, mang hình dáng của con người hơn.
Đấy cũng là thời điểm làm bùng nổ những cuộc “chiến tranh” trong nội bộ nhóm làm robot. Cơ khí muốn phải thật khỏe, thật chắc chắn, còn mỹ thuật thì muốn phải thật thanh, thật mảnh, thật giống người.
Chính bản thân Hoàng, với vai trò làm nhạc trưởng đôi khi cũng không biết cái nào cần hơn. Vừa nhanh, vừa chính xác vừa thanh mảnh là điều rất khó. Mà thiết kế một robot thật giống người không phải dễ dàng gì.
Robot công nghiệp.
Mọi người phải bàn bạc với nhau từ những chi tiết rất nhỏ: Già hay trẻ, nam hay nữ, Á hay Âu… Sau nhiều ngày tranh luận, mổ xẻ, nhóm quyết định thiết kế cho robot trẻ có gương mặt nam tính và phải hơi lai giữa Á và Âu (để có thể đem đi triển lãm ở bất cứ quốc gia nào).
Trong căn phòng làm việc rộng, khi Hoàng bật máy tính giới thiệu phiên bản thứ 3 của TOPIO, chúng tôi đều ồ lên ngạc khi thấy TOPIO khá giống một nam người mẫu hơn là một robot: cao 1.88m, nặng 120kg, có đầy đủ đầu, 2 chân, 2 tay… Môi, mắt, miệng cân đối khiến cho khuôn mặt của TOPIO mang một vẻ đẹp hoàn hảo. Đã vậy, khuôn mặt đẹp ấy còn được “trang điểm” thêm một chiếc kính thời trang.
Lý do robot đeo kính cũng thật đơn giản bởi làm mắt cho robot giống mắt người rất khó, mà gắn đèn trong mắt như các robot hiện nay thì không thật. Đeo kính vừa khiến robot thời trang vừa che được nhược điểm. Để có được chiếc kính này, những người chế tạo robot phải lùng sục khắp nơi.
“Thiết kế hình dáng robot thật giống con người chỉ là bước đầu tiên. Thời gian tới, TOPIO ngoài việc chơi bóng bàn, nhảy múa còn phải chơi được nhạc, phải trò chuyện được với con người. Như thế, TOPIO mới thật sự là bạn của con người”, Vĩnh Hoàng hào hứng kể.
Sốc vì robot gắn mác Việt Nam
Đầu năm 2009, cùng với TOPIO, TOSY mang thêm 4 model robot công nghiệp “made in Vietnam” tham dự IREX 2009.
2 Arm Robot là những tay máy đa năng có thể làm nhiều công việc thay thế công nhân trong các nhà máy sản xuất như hàn, sơn, lắp ráp, đóng gói, di chuyển vật liệu, xếp dỡ pallet…
1 Scara Robot và 1 Parallel Robot là những robot tốc độ rất cao ứng dụng gắp các sản phẩm trên băng chuyền chuyển động nhanh.
Một lần nữa, khách tham quan lại bị những chú robot Việt Nam cuốn hút. Nhiều người ồ lên ngạc nhiên, có khách tham quan còn làm cả động tác giả vờ “ngất” khi thấy robot Việt. Họ ngạc nhiên bởi những robot này được làm ở Việt Nam, một nơi thuộc “vùng trũng” của công nghệ.
Không chỉ có khách tham quan, ngay cả những gã khổng lồ trong lĩnh vực chế tạo robot cũng “choáng” trước những robot đến từ đất nước mang hình chữ S. Họ choáng và sốc vì chất lượng thì như nhau, nhưng giá robot Việt này chỉ từ 2.500 – 8.500USD/robot (rẻ bằng 1/3 hay 1/4 so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường).
Ông chủ của những robot này chia sẻ, ở Việt Nam, chưa ai thực sự quan tâm đến lĩnh vực sản xuất robot nên khi làm robot, TOSY phải làm từ động cơ, bộ điều khiển, cảm biến, bộ truyền động chính xác, phần mềm…
Chính nhờ tự làm hết mọi khâu, nên giá thành sản phẩm được hạ xuống. Giá rẻ, là điểm mạnh khiến TOSY đã nhận được hàng loạt hợp đồng, trong đó có những hợp đồng lớn từ những gã khổng lồ.
“Chế tạo thành công robot chất lượng cao mà chi phí thấp là rất khó nhưng có một việc còn khó hơn, đó là làm sao để khách hàng tin tưởng vào robot công nghiệp mang thương hiệu made in Việt Nam”, Hoàng bảo.
Hiện TOSY đang chạy hết công suất bởi những hợp đồng. Thậm chí, giờ có thêm hợp đồng là Hoàng lại sợ. Không phải sợ vì công nghệ chưa vững, mà sợ vì nhiều hợp đồng quá, không đáp ứng kịp.
Hỏi đùa Hồ Vĩnh Hoàng, để có được sự thành công như thế, chắc phải hi sinh nhiều thứ, giám đốc 8X này chỉ cười bảo: Mất một vài thứ còn được rất nhiều thứ.
Để minh chứng, Hoàng kể một câu chuyện nhỏ: Hoàng thường có thói quen làm việc ban đêm, có khi tờ mờ sáng mới từ công ty về nhà. Mỗi khi nghe nhân viên đùa “hôm qua có ngủ sớm không”, Hoàng thường trêu lại “Ngủ sớm”. Ngủ sớm ở đây nghĩa là bắt đầu ngủ vào lúc sáng sớm.
Theo Khoa Học Đời Sống
Sinh viên náo nức về quê ăn Tết
Những ngày giáp Tết, dù chưa được nghỉ nhưng không khí náo nức chuẩn bị cho chuyến về quê đã ngập tràn khắp các giảng đường, các khu trọ, cả KTX các trường.
Không khí Tết náo nức
Ngay từ những ngày đầu tháng, không khí tết đã náo nức, rộn ràng. Ở hầu hết các khu trọ hay ký túc xá sinh viên, chúng ta cũng bắt gặp những hình ảnh sinh viên dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc, sách vở đã được đóng vào thùng gọn gàng. Tất cả đã sẵn sàng cho giờ xuất phát... về!
Ở những trường đã thi xong, nhiều sinh viên đã " bùng học" từ đầu tuần vì "bây giờ mới bắt đầu học kỳ mới, các bài học trên lớp mới chỉ là giới thiệu môn học thôi, nên mình mang sách về tự nghiên cứu, không khí tết làm mình không muốn ở lại học nữa, muốn về với gia đình hơn", Thành (sinh viên ĐH Luật Hà Nội) cho biết.
Lớp học thưa vắng sinh viên vào tuần cuối năm
Có hàng trăm lý do để sinh viên nghỉ học tuần cuối cùng của năm. Thành Nghĩa ( sinh viên CĐ Du lịch) thoải mái hơn. "Cả năm học hành chăm chỉ rồi, giờ thì cho mình thoải mái chút chứ. Nghỉ vài hôm Tết thôi". Nghĩa còn cho biết, lớp bạn có 50 sinh viên, nhưng đến ngày 3/1 thì lớp chỉ còn lại hai phần ba. "Mà nói thật, đến thời điểm này thì các bạn ấy đến lớp cũng chỉ chơi, tâm sự, nói chuyện, bàn luận về không khí Tết ở quê mỗi người cho hết buổi thôi chứ cũng không học mấy. Các thầy cô cũng hiểu tâm lý sinh viên mà".
Trên lớp học, những câu chuyện về tết mỗi vùng quê, những lời mờ mọc "Tết về quê tớ chơi" trở thành những món quà ý nghĩa của các teen.
Ra đến các khu chợ như Ngã Tư Sở, chợ đêm Sinh viên, chợ Nhà Xanh, chợ đêm Đồng Xuân... hay vào các siêu thị Big C, VinCom, Metro..., lượng khách hàng là sinh viên khá đông đảo, nhất là ở những khu vực có hàng giảm giá, tặng kèm quà tặng như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, quà lưu niệm... Không khí mua sắm ở đây khá tấp nập, đông vui.
Cô Thu Nga, chủ của hàng quà lưu niệm( phố Khương Thượng, quận Thanh Xuân) cho biết lượng khách hàng đến với shop lúc này hơn một nửa là sinh viên. Đặc biệt năm nay, ngày Valentine lại rơi vào ngày mùng một tết nên không khí mua sắm lại càng trở nên nhộn nhị hơn.
Những "party" nho nhỏ
Một bữa tiệc Tất niên nho nhỏ của sinh viên
Những buổi tiệc nho nhỏ chia tay nhau dịp cuối năm cũng được đa số sinh viên đón chờ. Đây được xem là bữa tiệc tất niên nên công việc nấu nướng, trang hoàng, chuẩn bị chương trình, trò chơi được vạch ra và tiến hành chu tất.
Thu Hà, sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Tiệc tất niên thì chắc chắn là không thể thiếu rồi. Bọn mình đã lên kế hoạch cả tháng nay, giờ chỉ chờ cho đến ngày là a-lê-hấp".
"Thứ 5 này, lớp mình sẽ tổ chức tiệc tùng, cho các bạn có một ngày thoải mái "đập phá". Cuối năm mà, mình cũng phải tham gia chứ không thì tiếc hùi hịu mất", Tùng (sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ.
Những buổi tiệc này thường bắt đầu từ sáng đến tối với việc nấu nướng chuẩn bị cho bữa trưa, tít mít cho tới giữa chiều, rồi cả nhóm kéo nhau ra các điểm vui chơi mát mẻ như công viên Nghĩa Đô, công viên Tuổi Trẻ, Hồ Tây, công viên Thủ Lệ, Bách Thảo... Đến tối, live show Karaoke bắt đầu. Những ca sĩ "cây nhà lá vườn" cất cao tiếng hát và được mọi người cổ vũ nhiệt tình bằng cách là trở thành các "vũ công" tài ba.
Hoài Thu, sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội kể rằng nhờ vào buổi party ấy mà lớp bạn "khai quật" được một cơ số những cây văn nghệ, và " mình cảm thấy lớp mình thân thiện, gần gũi hơn".
"Buổi tiệc tất niên rất ý nghĩa. Thứ 6 lớp mình mới tiến hành nhưng không khí trong lớp thì đã háo hức lắm rồi. Buổi tiệc năm trước lớp mình tổ chức rất hoành tráng. Mọi người chơi vui vẻ lắm", Hải Anh (sinh viên ĐH Giao thông vận tải) nói.
Những buổi party cuối năm không chỉ khoanh vùng trong phạm vi lớp học mà cả ở những dãy trọ sinh viên, hay ở các phòng đối với các bạn trong KTX. Những cây nến, những chai nước ngọt, bánh kẹo, hoa quả... đủ để cho mọi người trong phòng cảm thấy ấm áp hơn trong thời khắc cuối năm. Các bạn vừa ăn, vừa xem những bộ phim, hay cùng hát Karaoke trên máy tính. Chương trình tại các khu vực này cũng sôi động không kém, cũng kéo dài từ 19h tối cho tới tận 1-2h sáng hôm sau.
Dường như hiểu được tâm lý náo nức pha chút ngậm ngùi lúc này của sinh viên xa nhà sắp được nghỉ Tết, các chủ trọ cũng dễ dãi hơn những ngày thường.
Bác Hồng chủ nhà trọ (Cầu Giấy) vui vẻ nói "thường ngày dãy trọ sẽ đóng cửa vào lúc 21h30, và mọi người phải giữ im lặng. Nhưng trong tuần cuối này thì bác không quản việc đó nữa. Vì cuối năm rồi phải để cho các cháu "xả hơi" trước khi về Tết".
Hành trình gian nan
Lơ xe chèo kéo sinh viên
Hạnh và Hùng sv ĐHKHTN phải ngồi đợi chuyến xe sau vì đông quá
Miệt mài học hành suốt một thời gian dài cho nên khi sắp được nghỉ về đón Tết, đoàn tụ bên gia đình thì ai cũng háo hức, chờ đợi từng ngày. Ttuy nhiên quãng đường từ trường về nhà nghỉ Tết đối với những sinh viên nhà xa thì quả là cả một hành trình gian nan.
Nhiều sinh viên đã phải mua vé tàu, vé xe trước đó cả một tháng vì sợ những ngày cuối dồn dập, gấp quá không có thời gian đi mua hoặc có đi mua được thì cũng không còn chỗ tốt hay được đi vào những giờ, những ngày tốt.
Quyên, sinh viên ĐH Ngoại thương chia sẻ: "Mình mua vé tàu từ đầu tháng rồi, nhưng cũng phải chen chân mãi mới được đấy".
Nam, sinh viên ĐH Thủy Lợi quê ở Thanh Hóa cho biết: "So với nhiều bạn trong lớp thì nhà mình vẫn còn gần chán... Nhưng mà mình vẫn phải cúp học trước vài ngày để về cho đỡ phải chờ xe, vì năm trước mình phải đợi xe bus ra Giáp Bát từ sáng tới gần trưa mới được, mà khi ra tới nơi thì lại không có xe nào cho lên vì khách quá đông, vậy là phải đợi tới chiều. Khi lên được một xe thì phải đứng mất một phần hai quãng đường về nhà". Trung, sinh viên Học viện Ngân hàng, rơi vào cảnh khó khăn hơn vì ở kí túc xá, lúc về phải trả phòng, giao chìa khóa cho ban quản lý rồi, ra tới bến xe lại không có xe về, phải tìm đến nhà những người bạn. Trung còn cho biết thêm: "Bạn cùng phòng mình còn phải mất thêm tiền vào nhà nghỉ tá túc một đêm vì cũng không bắt được xe, không có nhà bạn nào để ở nhờ, lùi lại ngày hôm sau về nữa. Như mình còn may chán!".
Ngoài ra ở bến xe bus, bến xe khách vào những ngày giáp Tết có rất nhiều trộm, cướp hoạt động. Lên xe bus mà không cẩn thận thì số tiền ít ỏi trên hành trình dài về quê ăn tết sẽ không cánh mà bay, lúc đó sinh viên chỉ biết khóc vì bạn bè người thân đã về hết, không biết lấy đâu ra tiền để về...
Ở các bến xe cũng không kém phần hỗn độn. Những chủ xe, lơ xe sẽ kéo khách lên xe của mình, (mặc dù không phải chuyến xe ấy rồi đóng cửa lại) thu tiền. Đến khi xe chuyển bánh đi khá xa thì các bạn mới biết được, đành ngậm ngùi mất oan tiền, chuyển sang xe khác. Không khí xuân vui tươi, náo nức vẫn rộn ràng trong từng bước chân, từng tiếng nói cười, trong từng câu chuyện, lời mời dễ thương, hấp dẫn của mọi người như: "Chỗ tôi có lễ hội Lồng tồng đấy. Vui lắm. Về quê tôi ăn tết nhé", "Quê tớ có chợ Viềng Tết có đi thì ghé nhà tớ..."Về Tết vui vẻ, ăn nhiều cho tăng cân, nhận được nhiều lì xì nữa"...
Theo VnMedia
Khi nhân viên bị... 'đì' Chẳng hiểu có phải vì không muốn mang tiếng sa thải nhân viên, muốn để Hoài tự ý xin thôi việc hay không mà Huy bỗng nhiên trở nên cáu bẳn, hay chửi bới và xúc phạm cô một cách không thương tiếc. Cho đến giờ, cả phòng vẫn còn nhớ rõ vụ việc của Hoài bởi cô là người đầu tiên mở...