8X Việt được mẹ chồng Mỹ làm chuyện hiếm thấy sau sinh, ngày mẹ về khóc nấc vì nhớ
Vì người Mỹ không có quan niệm chăm con sau sinh như người Việt Nam nên một tháng đầu sau sinh, mẹ chồng chị Bảo Ngân chấp nhận bay từ bang khác đến ở chung nhà, phụ chăm con dâu và cháu nội là chuyện hiếm ở Mỹ.
Chị Bảo Ngân (8X, Huế) và ông xã Jeff Wickens (Quốc tịch Mỹ) hơn 7 tuổi đính hôn vào năm 2015 sau hơn 2 năm tình hiểu và 1 năm yêu xa. Năm 2016, chị từ bỏ công việc giáo viên tiếng Anh ở Bình Dương sang Mỹ đoàn tụ với chồng. Hiện nay, chị đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc ở tiểu bang Masachusetts, Mỹ với nàng công chúa nhỏ Joscelyn hơn 1 tuổi.
Tổ ấm nhỏ của chị Ngân ở Mỹ.
Chị Bảo Ngân tâm sự, 4 năm lấy chồng sang Mỹ nhưng tính đến nay, chị chưa một ngày làm dâu, thậm chí số lần chị gặp bố mẹ chồng đến nay cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vợ chồng chị ở xa gia đình và bố mẹ chồng nên rất ít gặp họ mà chỉ chủ yếu nói chuyện qua điện thoại.
Nhớ lại lần đầu tiên gặp bố mẹ chồng, chị Ngân kể, đó là sau vài ngày chị sang Mỹ, 2 vợ chồng chị bay sang tiểu bang Montana – nơi gia đình chồng sinh sống để thăm mọi người. Ngày đó, bố mẹ chồng đón chị ở sân bay và ôm vợ chồng chị vào lòng khiến chị cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi và vô cùng ấm áp. Không những vậy, khi đi thăm anh chị chồng cùng các cháu, dù là nàng dâu mới chưa gặp bao giờ nhưng ai cũng thân thiện và vô cùng yêu mến chị.
Ngày đầu về nhà chồng, chị không phải làm dâu, chị được ngủ nướng tới 10h sáng, được bố mẹ chồng chuẩn bị bữa ăn sáng và được cả miễn rửa bát dù đã xin phép đi rửa.
“Điều mình thấy khác nhất lúc về nhà chồng là ăn xong xin phép rửa chén mẹ chồng không cho, kêu để dồn lại cho vào máy rửa chén cho khỏe và sạch.
Mấy ngày đi thăm gia đình chồng, tụi mình ngủ lại tại nhà bố mẹ chồng. Bố mẹ đã lớn tuổi nhưng rất khoẻ, nghỉ hưu vẫn vui thú điền viên. Lần đầu tiên trong đời mình thấy trang trại của bố mẹ lớn đến như vậy. Cũng là lần đầu mình ngắm hình của chồng mình từ lúc sơ sinh đến trưởng thành. Mẹ giữ lại thành một album lớn. Bà còn giữ lại hết áo quần đồ chơi của các con dưới tầng hầm rộng lớn.
Mình nhớ mãi buổi sáng hôm sau tụi mình ngủ nướng tới 10h sáng. Thức dậy mẹ làm cho hai đứa hai dĩa đồ Mỹ ăn sáng (bánh kẹp, trứng và xúc xích). Lần đó mẹ nói chuyện với tụi mình rất nhiều, chủ yếu là muốn biết thêm về mình và dặn dò hai đứa yêu thương nhường nhịn nhau”, chị Ngân nhớ lại ngày đầu gặp bố mẹ chồng.
Chị Ngân đính hôn vào năm 2015 và sang Mỹ sinh sống năm 2016.
Không chỉ quan tâm chị, mẹ chồng còn ân cần từng li từng tí, cưng chị như trứng. Hồi chị mang bầu 5 tháng về ăn cưới con gái anh chồng, trong lúc cả nhà đang đi chợ, chị giục mọi người đi trước, để một mình ngồi đợi bạn chở đi ăn, mẹ chồng chị nhất định không đi mà ngồi chờ cùng vì sợ chị lạ nước lạ cái, sợ chị gặp người xấu. Mãi đến lúc bà chắc chắn bạn chị đã đến mới yên tâm đi về.
Video đang HOT
Đặc biệt, ông bà lúc nào cũng quan tâm đến tình hình sức khỏe của vợ chồng chị. Trong mắt họ, chị luôn là cô gái nhỏ cần được yêu thương bảo vệ và ông bà luôn cảm ơn chị vì đã khiến con trai họ thay đổi, chủ động gọi điện cho bố mẹ nhiều hơn.
“Mỗi dịp Giáng sinh đến, bố mẹ chồng đều gửi quà và dặn đi dặn lại vợ chồng mình không được gửi quà gì lại. Cuối tuần nào mình cũng kêu chồng gọi cho bố mẹ hỏi thăm cũng như cập nhật hình ảnh con gái Joscelyn mỗi ngày cho ông bà. Bố mẹ mình từng nói cảm ơn mình vì trước khi quen mình, ông xã rất ít chủ động gọi điện cho bố mẹ mà toàn họ phải gọi”, chị Ngân chia sẻ.
Chính sự yêu thương, quan tâm ấy khiến chị luôn trân trọng, biết hơn bố mẹ chồng và cảm ơn ông trời đã cho mình một gia đình thứ 2 yêu thương.
4 năm lấy chồng không phải làm dâu, chị Ngân còn được mẹ chồng làm chuyện hiếm người Mỹ nào làm, đó là chăm con dâu, chăm cháu sau sinh tháng đầu tiên khi bà ngoại không sang được.
Có thể nói, chuyện mẹ chồng Mỹ chấp nhận bay từ bang khác đến ở chung nhà để phụ chăm con dâu và cháu nội sau sinh như mẹ chồng chị là chuyện hiếm vì người Mỹ không có quan niệm chăm con sau sinh giống như người Việt Nam. Thậm chí, bà còn trông bé ban ngày cho chị ngủ, làm cả việc nhà và đi chợ mua đủ thứ cho gia đình chị.
“Ông bà đã mang 2 kiện hành lý, một vali toàn quần áo và đồ chơi bà và cô mua cho cháu gái. Ai cũng kêu mình may mắn chưa biết cảnh làm dâu là gì, mẹ chồng còn sang chăm con cho. Riêng khoản ăn uống sau sinh mình còn được dì và chị họ nấu đồ Việt Nam cho ăn nữa”, chị Ngân cười cho hay.
Mẹ chồng chăm sóc con cho chị 1 tháng là chuyện hiếm gặp ở Mỹ.
Mặc dù sống chung với mẹ chồng một tháng cũng có nhiều lúc bất đồng ý kiến về chuyện chăm con nhưng chị Ngân luôn biết cách hòa giải mọi thứ, dĩ hòa vi quý trong mối quan hệ mà nhiều người lo ngại này.
Chị Ngân kể, mẹ chồng chị chăm con theo kiểu Mỹ nên em bé sinh ra phải được ngủ trong giường riêng và không có bất cứ thứ gì xung quanh. Trong khi chị chăm con theo kiểu Việt Nam muốn con nằm ngủ chung với mẹ vì thấy con nằm trơ trọi, hay giật mình tội nghiệp nên cũng có những bất đồng.
Ngoài ra, trẻ em Mỹ không được nằm gối, lúc bú xong, bé sẽ được vỗ ợ. Tuy nhiên con gái chị thỉnh thoảng vẫn trớ sữa nên chị thường đặt một chiếc khăn mỏng dưới đầu bé khi cho bé nằm xuống. Điều này đã khiến mẹ chồng chị không đồng ý.
“Mẹ không đồng ý nhưng cũng chỉ nói nhẹ nhàng là “Mẹ lo quá con ơi. Mẹ đọc nhiều bài báo nói về chứng đột tử ở trẻ sơ sinh nên mẹ mong con đừng đem bé lên giường, con cũng đừng lót khăn trên đầu em bé”. Rồi bà cứ đi ra đi vào thở dài hoài, tuyệt nhiên không có hề chửi mắng gì mình.
Sau đó, hai vợ chồng mình nói chuyện với nhau. Rồi cuối cùng tụi mình tìm ra hướng giải quyết là mua cái nôi nhỏ cho em bé có thể đặt trên giường. Như vậy bé sẽ an toàn khi nằm chung với mẹ và bà nội sẽ đỡ lo trường hợp mẹ nằm cho bé bú và lỡ ngủ quên đè lên bé làm bé ngột thở.
Còn chuyện khăn mỏng, mình cũng giải thích cho bà hiểu là chỉ đặt tạm thời 30 phút đầu sau khi bé bú xong rồi canh chừng và lấy ra, bà mới không lo nghĩ nữa”, chị Ngân chia sẻ cách giải quyết của mình.
Mẹ chồng luôn dành sự quan tâm, yêu thương cho chị.
Theo chị Ngân, để giải quyết những bất đồng giữa mẹ chồng nàng dâu Việt – Mỹ, chị thường chăm chú lắng nghe những lời mẹ nói. Dù mẹ nói có khó nghe chị cũng không cắt lời mà luôn nói “cám ơn lời khuyên của mẹ con sẽ suy nghĩ lại”. Sau đó, chị thường đợi chồng về để nói chuyện với anh và tìm hướng giải quyết rồi nhờ chồng nói chuyện thêm với mẹ để mẹ hiểu hoặc lựa lời nói khéo với mẹ chồng. Có lẽ vì mẹ chồng Mỹ dễ tính nên mọi chuyện mâu thuẫn đó đều dĩ hòa vi quý được, chị không hề gặp bất cứ khó khăn gì trong chuyện làm dâu.
Thậm chí, chị luôn biết ơn mẹ chồng vì bà đã giúp vợ chồng chị một tháng đầu tiên khi có con. Khi thấy chị khóc vì nhớ mẹ đẻ và tủi thân, chỉ cần nghe tiếng bà đã chạy qua phòng chị hỏi han và ôm chị vào lòng vỗ về.
Suốt một tháng có mẹ ở bên chăm sóc đã mang lại cho chị cảm giác thân thuộc giống như gia đình ở Việt Nam. Chính vì vậy, ngày ông xã chở mẹ ra sân bay về nhà, chị đã khóc vì rất buồn và nhớ. Mặc dù ở Mỹ ai cũng mong sống riêng chỉ có vợ chồng con cái nhưng vì quen sống chung nhiều thế hệ nên chị thèm lắm một gia đình kiểu Việt Nam như vậy và cảm thấy buồn khi thiếu vắng mẹ.
Tuy không quan trọng chuyện mẹ chồng nàng dâu vì không sống gần bố mẹ chồng nhưng đối với chị Ngân, chỉ cần sống thật tâm, nghĩ tốt, quan tâm tới bố mẹ, bố mẹ chồng sẽ yêu thương mình lại như thế.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Khinh thông gia nghèo nên làm đầy tháng cho cháu nội không mời, tới khi nhìn món quà trên tay nhà ngoại tặng cháu mẹ chồng mới đỏ mặt cúi đầu vì ngượng
"Lúc thấy bố mẹ em ngơ ngác đi vào nhà hàng, mẹ chồng em nói mát: 'Thế mà ông bà cũng lên à...'", nàng dâu tâm sự.
Chuyện hai bên thông gia không môn đăng hộ đối nên sống "bằng mặt không bằng lòng" với nhau không phải hiếm gặp. Nàng dâu ở giữa chính là người khó xử nhất. Cũng giống như nàng dâu trong câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây.
Nàng dâu ấy tâm sự: "Ăn hỏi 9 tráp lễ, phong bì lễ đen 20 triệu, ngày cưới được chú rể đón bằng xe sang. Thật sự đám cưới của em có lẽ là ước mơ của nhiều cô gái trẻ. Ngày ấy em cũng nghĩ mình may mắn thật song tới khi bước chân về nhà chồng rồi em mới thấm, mọi thứ không hề nhung lụa như vẻ bề ngoài các chị ạ.
Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ chuyện nhà ngoại em không môn đăng hộ đối với nhà nội. Nhà em kinh tế không khá giả gì. Ngược lại bố mẹ chồng em đều là cán bộ nghỉ hưu, nhà đất rộng, ông bà xây mười mấy phòng cho thuê. Trung bình mỗi tháng cũng thu về hai mấy, ba mươi triệu. Thế nên ai nhìn vào cũng bảo em lấy chồng như kiểu chuột sa chĩnh gạo.
Ảnh minh họa
Bố chồng em thì không vấn đề gì chỉ có mẹ chồng em là ghê gớm tính toán. Ngày trước lúc vợ chồng em yêu nhau là bà không ưng em lắm đâu vì nhà em nghèo bà bảo không xứng về làm dâu nhà bà. Chồng em làm công tác tư tưởng mãi bà mới chịu.
Sau cưới, biết thân biết phận, em lúc nào cũng phải cố gắng dốc tâm dốc sức vì nhà chồng, chiều mẹ chồng quá chiều vong mới được bà dần chấp nhận. Cũng may bản thân em công ăn việc làm ổn định, sống không phụ thuộc kinh tế, tài chính nhà chồng nên cũng đỡ.
Có điều đối với thông gia, mẹ chồng em vẫn xem thường lắm. Từ ngày vợ chồng em lấy nhau có mấy khi bà đặt chân tới cổng nhà em. Có lần bà còn nói thẳng với em là bà không thích về mấy chỗ nhà quê, nhìn thôi đã thấy ghê người.
Thật chứ nghe mẹ chồng nói em thấy tủi thân kinh khủng lại thương bố mẹ mà cũng chỉ biết im lặng. Khổ nỗi, bố mẹ em dưới quê lại sống tình cảm, nhà có việc gì cũng mời thông gia rồi mùa nào thứ đó, hoa quả rau tươi là cứ gửi ô tô biếu bố mẹ chồng em đầu tiên. Nuôi được con gà cũng thế, có khi nhà còn chưa được ăn đã bắt ngay con đầu đàn gửi biếu thông gia. Thế mà mẹ chồng em có hiểu cho tấm lòng của họ.
Có hôm thấy em ra bến nhận rau dưa bố mẹ gửi lên, mẹ chồng em chép miệng lắc đầu: 'Con bảo với mấy người nhà con đừng gửi những thứ này lên, chỉ tổ rác nhà'.
Từ hôm ấy em tuyệt đối không cho bố mẹ gửi đồ lên nữa. Nhất là hôm qua ông bà nội làm đầy tháng cho con em. Vì là con đầu cháu sơm nên ông bà tổ chức lớn lắm. Bà đặt nhà hàng hơn chục mâm mời tất cả họ hàng nhưng tuyệt nhiên không đả động gì tới việc mời ông bà ngoại lên dự.
Sau chồng em nói quá, bà mới cau mặt gọi cho bố mẹ em song giọng bà khó chịu lắm: 'Nếu ông bà lên được với cháu nó thì tốt, không lên được cũng không sao. Tôi sợ ông bà đã không có lại phải đi lại tốn kém thì khổ'.
Cách nói chuyện của bà đến chồng em nghe còn lắc đầu ngao ngán nhưng anh ấy bảo em: 'Tính mẹ vậy rồi, em đừng để ý chấp nhặt với bà làm gì'.
Tất nhiên, em cũng chẳng dám tỏ thái độ. Đồng thời em vẫn bảo bố em cứ lên dự tiệc đầy tháng của cháu. Lúc thấy bố mẹ em ngơ ngác đi vào nhà hàng, mẹ chồng em nói mát: 'Thế mà ông bà cũng lên à. Tôi đã bảo rồi, ông bà đã không có điều kiện thì việc gì phải bày đặt đi lại cho khổ'.
Bố em không nói gì, mẹ em cười tươi lấy trong túi chiếc hộp đựng chiếc lắc vàng đưa vào tay em rồi nhìn mẹ chồng em bảo: 'Đầy tháng cháu chúng tôi chẳng biết cho cháu cái gì nên đánh tặng con bé chiếc lắc 2 cây. Nhờ mẹ nó giữ hộ để khi nào nó lớn hơn chút thì đeo cho nó'.
Ảnh minh họa
Mấy người ngồi bên thấy thế không ngớt lời khen ông bà ngoại chu đáo. Mẹ chồng em cũng nghệt mặt nhìn. Từ đó em để ý thái độ của bà thay đổi hẳn. Bà vồn vã nói cười với thông gia chứ không kiểu kênh kiệu xem thường bên nhà em như trước nữa.
Nói thật, chiếc lắc bà ngoại tặng con em là tiền em bỏ ra mua rồi đưa cho bà cầm tặng cháu cho có hình thức. Em làm vậy là muốn cho mẹ chồng phải thay đổi thái độ với thông gia. Không ngờ em chơi chiêu này lại hiệu quả trông thấy các chị ạ".
Theo dõi hết câu chuyện của nàng dâu này, ai cũng phải công nhận mẹ chồng cô có phần nghê gớm và cổ hủ. Đúng là đi làm dâu, để chiều được lòng nhà chồng không hề đơn giản, tất cả đều phải lựa vào hoàn cảnh, lựa tính mẹ chồng mà theo. Giống như cách làm của cô con dâu này cũng khá khéo léo, vừa làm đẹp mặt bố mẹ lại vừa thay đổi được thái độ của mẹ chồng, quả là trọn vẹn cả đôi đường.
Theo toquoc
Vi Tiểu Bảo đời thực: 80 tuổi có 39 bà vợ, 94 đứa con và đều hạnh phúc Không chỉ có 39 bà vợ, cụ ông 80 tuổi còn sống chung nhà với 94 đứa con, 14 cô con dâu và 33 đứa cháu nội. Hôn nhân một vợ một chồng từ lâu đã trở thành quy định siết chặt tình trạng đa thê trong xã hội phong kiến. Tuy vậy, ở một số đất nước, hình ảnh những gia đình...