8x giàu to nhờ bỏ phố về quê trồng thứ ở Việt Nam có giá rẻ bèo
Để khởi nghiệp, Mai và bạn trai đã dùng toàn bộ tiền tích luỹ và vay thêm hơn nửa tỷ đồng.
Tại thị trấn Hồng Sư, huyện Vân Dương, Trung Quốc, không gian luôn tràn ngập sắc vàng từ cánh đồng hoa cúc. Hơn 20 thôn ở thị trấn này đã cùng nhau xây dựng thung lũng hoa cúc rộng hơn 10.000 mẫu, biến nghề trồng hoa trở thành ngành công nghiệp chủ đạo với quy mô lớn.
Người dẫn dắt bà con trồng hoa cúc làm giàu là một cô nàng 9x xinh đẹp – Dương Tuyết Mai. 10 năm trước, cô cử nhân ngành y quyết định từ bỏ công việc ổn định ở thành phố để về quê lập nghiệp.
Quê nhà của Tuyết Mai là một thôn làng nghèo, nằm ở khu vực xa xôi, địa thế hiểm trở, cách thị xã gần nhất 100km, đi xe ô tô cũng phải mất 2-3 tiếng mới tới nơi. Năm 2000, Tuyết Mai tốt nghiệp chuyên khoa y dược của đại học Trùng Khánh và vào làm cho một bệnh viện Đông y ở thành phố.
Một hôm, Tuyết Mai tình cờ tới phòng thuốc Đông y và nhận ra một số lượng lớn nguyên liệu quen thuộc như hoa cúc, cây bán hạ, hoa kim ngân. Cô thầm nghĩ, nếu quê mình có thể trồng được những loại thảo dược này thì bà con sẽ có thể làm giàu. Năm 2008, Tuyết Mai và bạn trai dùng tiền tích luỹ và vay mượn thêm 200.000 NDT (673 triệu đồng), về quê xây dựng công ty khai thác nông nghiệp Vân Dương Vân Sơn.
Video đang HOT
Hoa cúc đã giúp thôn làng nghèo vươn lên làm giàu nhanh chóng
Cách trồng, chăm sóc và gia công hoa cúc chuyên sâu là một bước thử đột phá để tạo ra sản phẩm có giá trị thặng dư cao của Tuyết Mai. Hoa cúc của Tuyết Mai đã được cấp bằng chứng nhận hữu cơ của chính phủ, của châu Âu, chứng nhận FDA của Mỹ, chứng nhận sản phẩm xanh hữu cơ được bảo vệ. Nhờ vậy, một công ty thương mại của Mỹ đã chủ động liên hệ với công ty Vân Dương Vân Sơn để nhập mua 1.500 kiện hoa trị giá 200.000 USD sang Mỹ (4,6 tỷ đồng). Tiếng lành đồn xa, khách hàng từ Đài Loan cũng tìm tới Vân Dương Vân Sơn. Sau 3 ngày khảo sát, họ đã đặt hàng 2.000 kiện hoa cúc.
Tuyết Mai cho biết, tổng gí trị sản lượng của công ty năm ngoái đạt hơn 54 triệu NDT (181,6 tỷ đồng), trong đó giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt gần 3 triệu NDT (10 tỷ đồng). Trên thị trường, một hộp hoa cúc từ 30-40g có giá khoảng 40 NDT (134.500 đồng), nhưng hoa của Tuyết Mai có thể bán được 368 NDT (1,2 triệu đồng) cho một hộp 72g.
Theo Danviet
Sắc thuốc đông y có nên càng đặc càng tốt?
Nếu sắc quá lâu, thuốc đông y không chỉ giảm tác dụng mà còn bị đắng, khó uống.
Thuốc đông y có tác dụng loại trừ độc tố, thanh lọc, điều hòa cơ thể. Sắc thuốc là quá trình giúp các có lợi trong thuốc được tiết ra, hòa tan với nhau.
Khi sắc thuốc, nhiều người cho rằng màu nước càng đậm thì thuốc càng có tác dụng. Thực ra, đó là một sai lầm. Theo People, nếu sắc quá lâu, nồng độ trong thuốc sẽ mất cân bằng. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn khiến thuốc bị đắng, khó uống.
Ảnh: Ibhua.
Để sử dụng thuốc đông y một cách hiệu quả, bạn cần tuân thủ thời gian sắc thuốc theo tính chất của thuốc. Cụ thể, nếu là thuốc chữa bệnh thì trước tiên nên sắc khoảng 10-15 phút, sau đó đun nước thuốc thứ hai khoảng 10 phút. Nếu là thuốc bổ thì nên sắc khoảng từ 30-40 phút, sắc tiếp lần thứ hai từ 25-30 phút. Đối với các loại thuốc thông thường khác thì sắc lần đầu khoảng 20-25 phút, lần hai khoảng từ 15-20 phút. Sắc xong thuốc, bạn có thể lọc qua, bỏ cặn thuốc.
Lưu ý, một số vị thuốc như bạc hà, tía tô, hoắc hương dễ bay hơi nên trong khi sắc thuốc nên đậy kín. Các loại thảo dược có tác dụng giải nhiệt như kim ngân, hoa cúc, sa nhân đỏ, trầm hương cũng không nên sắc quá lâu mà nên hỏi bác sĩ về lượng thuốc cũng như thời gian sắc thuốc.
Những thành phần trong thuốc đông y có chứa saponin như tam thất, ngưu tất, cam thảo nếu chưa đun tới 100 độ C mà đã sôi thì vẫn nên đun tiếp, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả thuốc.
Nguyễn Xuân
Theo VNE
Bé trai 7 tuổi nôn ra đầy bát máu vì căn bệnh vô cùng hiểm ác Thấy con nôn ra máu, cha mẹ cho bé sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc hơn một tháng khiến tình trạng chẳng những không hết mà ngày một nặng nề hơn. Đến khi cấp cứu, dung tích hồng cầu của bé thậm chí chỉ còn 20%. Đó là trường hợp của bé Nam (7 tuổi, ngụ Đồng Tháp). Lúc Nam...