8X chân đất sáng chế máy cày “15 trong 1″, ngồi bờ rung đùi bấm nút
Mới đây, nhà sáng chế chất đất đặc sệt nông dân-anh Tạ Đình Huy (SN 1982, trú tại thôn An Mỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã phát triển thêm tính năng tự động, không người lái cho chiếc máy nông nghiệp đa năng “15 trong 1″.
Chỉ cần ngồi trên bờ rung đùi bấm nút điều khiển từ xa, chiếc máy sẽ tự cày bừa, làm việc theo ý muốn.
Đam mê từ nhỏ
Về xã Thượng Vực hỏi nhà sáng chế máy nông nghiệp trẻ Tạ Đình Huy ai ai cũng biết. Anh Huy nổi tiếng khi chế tạo ra hàng loạt máy nông nghiệp đa năng giúp người dân trên cả nước giảm công sức trong lao động. Dù đã nhiều lần gặp anh trong đợt một số cơ quan trung ương trao bằng khen cho anh, nhưng để gặp được nhà sáng chế trẻ này chúng tôi phải mất rất nhiều công sức. Phải qua nhiều lần hò hẹn chúng tôi mới gặp được anh.
Anh Huy cho biết, ngay từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với xe cô, với máy móc cơ khí
Nói về cơ duyên đến với nghề, nhà sáng chế trẻ cười cho biết, từ nhỏ anh đã đam mê với xe cộ, cơ khí. Khi học tiểu học, rồi cấp 2, mỗi dịp hè về, anh lại đi nhặt những bông hoa gạo dùng tăm tre nhỏ để ghép chúng thành chiếc xe nhỏ. Các trò chơi thuở nhỏ của Huy đều gắn với xe cộ, cơ khí.
Thế rồi, Huy cũng không biết mình đam mê với cơ khí tự bao giờ. Lớn lên anh mơ ước được học chuyên ngành cơ khí, thế nhưng con đường học hành của anh đứt gánh khi năm lớp 12 bố anh mất sớm, kinh tế gia đình eo hẹp, anh phải gác lại việc học hành.
Huy tìm học nghề sửa xe máy. Phải mất gần 4 năm học và làm nghề không công, Huy trở về quê hương mở tiệm sửa xe máy. “Thời gian đầu, tôi chế tạo những chiếc xe máy không giống ai, có hình thù dị dạng khiến mỗi khi đi ra đường dừng chỗ đèn xanh đèn đỏ ai ai cũng ngước nhìn.
Lúc đó, họ nhìn mình như người ở sao hoả đến, thế rồi dần dần mình nhận ra việc chế tạo những chiếc xe như vậy vô vị. Mình nghĩ tại sao mình không thử chế tạo ra cái gì đó có ích hơn. Và rồi suy nghĩ chế tạo máy nông nghiệp loé lên trong đầu tôi…”, anh Huy kể.
… thành nhà sáng chế
Vừa sửa xe máy, anh lại vừa thu mua thêm những chiếc xe máy cũ, hỏng đã hết hạn sử dụng đem về nghiên cứu chế tạo máy nông nghiệp. Có những lần đam mê chế tìm tòi, nghiên cứu anh quên cả ăn, cả ngủ.
Anh Tạ Đình Huy kể: có nhiều đêm anh thức trắng để nghiên cứu, tính toán các thông số kỹ thuật. Nghe ý tưởng của anh, nhiều người gạt đi và cho rằng anh ảo tưởng, viển vông, thậm chí có người còn bảo tôi là hâm, dở… nhưng bỏ ngoài tai tất cả anh vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.
Trong nhiều năm đeo đuổi mơ ước chế tạo ra chiếc máy nông nghiệp, anh đã “khăn gói quả mướp” đi khắp nơi học tập kinh nghiệm của những người đi trước. Năm 2005, anh cho ra lò chiếc máy nông nghiệp với 3 chức năng làm đất, phun thuốc sâu, và bơm nước. Đây là bước ngoặt đối với cuộc đời anh.
“Sau nhiều ngày “dầm mưa dãi nắng” chiếc máy nông nghiệp đầu tay được thử nghiệm thành công. Nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời tôi, là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện sản phẩm…”, anh Huy nói.
Hàng ngày anh vùi đầu vào đống máy móc. Nhiều khi anh yêu máy móc còn hơn chính mình.
Video đang HOT
Năm 2014, anh tiếp tục chế tạo, bổ sung thành công 7 chức năng: cày, bừa, rạch luống, gieo hạt, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu, tời , bơm nước cho chiếc máy nông nghiệp.
Khi chiếc máy nông nghiệp với 7 chức năng theo những chuyến xe tải vận chuyển đi khắp mọi miền của tổ quốc phục vụ công tác cày cấy cho người dân, anh Huy lại tiếp tục tìm tòi bổ sung, cải tiến đưa chiếc máy lên 12 chức năng. 4 chức năng được bổ sung là: Đào bùn cà phê, đảo phân vi sinh, cấy lúa và di chuyển vật nặng trong vườn. Đầu 2016, anh tiếp tục tăng thêm 3 chức năng cho máy là: Đào hố trồng cây, phát điện, đào mương.
Giờ đây, người dân khắp mọi miền tổ quốc biết đến máy nông nghiệp đa năng với tên gọi quen thuộc “15 trong 1″. Chiếc máy có giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của người dân với giá thành đa dạng.
Hiện đại, nhưng ai cũng sửa được
Dẫn chúng tôi “mục sở thị” chiếc máy nông nghiệp đa năng “15 trong 1″ không người lái, anh Huy phấn khởi bật mí, anh vừa chế tạo thành công tính năng không người lái cho chiếc máy. Theo đó, chỉ cần bấm nút điều khiển từ xa chiếc máy sẽ tự động cày bừa, người nông dân sẽ không phải tốn công sức vận hành máy như trước đây.
Chiếc máy nông nghiệp “15 trong 1″ sử dụng động cơ diesel ra đời được tích hợp thêm tính năng điều khiển từ xa được coi là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam
Anh Huy cho biết: “Thay vì phải trực tiếp lái máy cày, bừa đất như trước đây thì giờ người nông dân có thể đứng ở trên bờ dùng điều khiển từ xa để điều khiển máy chạy như ý muốn. Tôi chế tạo ra tính năng này là muốn giúp người dân giảm thiểu công sức khi lao động, nhưng hiệu quả công việc vẫn cao”.
Nói về logo AHM dán trên máy anh Huy cho biết, cụm từ này là viết tắt tên của 3 người trong gia đình anh. Đó là: Anh (tên con trai anh), Huy (tên của anh) và Minh (tên vợ anh).
Theo anh Huy, chiếc máy “độc nhất vô nhị” này vừa hiện đại vừa đơn giản. Hiện đại là máy có thể tự hoạt động mà không cần người lái. Đơn giản là do máy sử dụng động cơ diesel của xe công nông. Việc sử dụng động cơ này đáp ứng tiêu chí đơn giản hoá máy móc, vì là động cơ diesel của xe công nông nên nếu máy móc có hỏng hóc người nông dân có thể nhờ thợ trên địa bàn tự sửa chữa được mà không cần mang đến nơi sản xuất.
“Muốn làm được chiếc máy đứng vững ở thị trường thì anh phải làm được chiếc máy thật đơn giản, hiệu quả, và hiện đại đấy là điều người dân cần. Bà con nông dân thường sợ dùng những máy móc hiện đại, vì hiện đại thường sẽ khó sửa chữa. Mình phải giải quyết được bài toán đó, tức là hiện đại nhưng phải đơn giản. Hiện đại đó là tôi có thể điều khiển từ xa, còn đơn giản là tôi sử dụng động cơ rất là phổ thông. Thế nhưng, đơn giản mà không được lỗi thời…”, anh Huy phân tích.
Chiếc máy này có những kết cấu chuyển động rất đơn giản mà ai nhìn vào cũng có thể sửa được… Tại sao tôi lại dùng đầu nổ diesel?- đầu nổ công nông thì đâu đâu cũng có, nó phổ thông ai cũng sửa chữa được. Giai đoạn làm khó nhất là chế bộ số, anh phải chế bộ số làm sao cho nó đơn giản nhất, nhỏ gọn nhất để lên xuống truyền tải được dễ dàng. Phải mất 6 tháng từ khi “phôi thai” ý tưởng, tôi đã chế tạo thành công tính năng không người lái cho chiếc máy. Qúa trình này cũng gặp không ít lần thất bại, nhiều lần chế tạo bộ phận xong lại phải bỏ đi vì nó không phù hợp…”, anh Huy bật mí.
Trước đây, anh Huy chế tạo máy nông nghiệp đa năng “15 trong 1″ ở phạm vi công suất nhỏ phục vụ những mô hình nhỏ, hiện nay chiếc máy đa năng này đã được nâng công suất lớn. Chiếc máy sử dụng động cơ 32 mã lực, với động cơ khoẻ, tiết kiệm nhiên liệu, hiện đại, dễ sửa chữa. Chiếc máy có 2 lựa chọn có thể điều khiển từ xa hoặc có thể trực tiếp điều khiển.
Chiếc máy nông nghiệp đa năng của Tạ Đình Huy đã đạt giải Nhất chương trình “Nhà sáng chế”. Anh được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng bằng khen “Gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015″. Cùng năm 2015, anh Huy đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở; Người tốt, việc tốt cấp huyện; Chiến sĩ Thi đua cấp thành phố; Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Năm 2016, anh Huy được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen. Anh còn là Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu của Thành đoàn Hà Nội và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen…
Ngày 19/3/2017, anh Tạ Đình Huy nhận được Bằng khen và tuyên dương của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016.
Theo Danviet
Gần 300 công nhân vận hành đường sắt Cát Linh-Hà Đông bỏ việc
Đã có gần 300 trong tổng số 700 người được Hà Nội đào tạo để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bỏ việc do dự án chậm tiến độ quá lâu.
Có cần gần 700 người phục vụ tuyến Cát Linh - Hà Đông
Theo Ban Quản lý Dự án Đường sắt và Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội (đơn vị tiếp nhận quản lý vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau khi hoàn thành) cho biết, tổng nhân sự vận hành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là khoảng 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga...
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành thử nghiệm sáng 20/9/2019.
Số nhân sự này đa số đã được cử đi học vận hành ở Trung Quốc, một số được đào tạo tại chỗ. Sau khi tiếp nhận tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành độc lập.
Trong đó, 50 nhân viên quản lý thuộc các phòng chức năng như: quản lý lái tàu; quản lý nhà ga; sửa chữa công trình; vật tư; thiết bị nhà ga; điện lực; thông tin tín hiệu; đường ray; đầu máy toa xe...
Ngoài ra, hơn 600 nhân viên làm việc trực tiếp tại 8 trung tâm gồm điều độ, tàu khách, vận tải hành khách; kiểm tra sửa chữa công trình, thiết bị nhà ga, điện lực, thông tin tín hiệu, đường ray, toa xe.
Bộ phận đông nhất là trung tâm lái tàu với 86 người, trong đó có 46 lái tàu chính trên tuyến và 13 lái tàu dồn, thử tàu tại khu Deport; nhiều người khác là nhân viên kỹ thuật, giám sát tín hiệu, trực ban...
Lần đầu trải nghiệm tàu Cát Linh - Hà Đông.
Trung tâm kiểm tra sửa chữa thông tin tín hiệu có 62 người, đa số là công nhân bảo dưỡng và các kỹ sư. Bộ phận kiểm tra, sửa chữa thiết bị nhà ga có 60 người. Trung tâm kiểm tra, sửa chữa tàu gồm 53 người phụ trách thiết bị điện, máy móc trên tàu.
Ngoài 681 nhân viên chính thức này, khi đi vào vận hành sẽ phải thuê thêm một số lượng lớn nhân viên vệ sinh và nhân viên bảo vệ, có thể hàng trăm người.
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội đã có quy định khung về vé tiêu chuẩn có thể dùng chung cho đường sắt trên cao và xe buýt (tiến tới cả đỗ ô tô và các phương tiện công cộng khác).
Về giá vé, theo ông Trường, đa số người dân chấp nhận được ở mức vé lượt cao hơn xe buýt từ 35 - 37% (khoảng 10.000 đồng/lượt, vé tháng sẽ rẻ hơn) có trợ giá từ ngân sách.
Gần 300 công nhân bỏ việc vì không biết chờ đến bao giờ
Ngày 15/11, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp thứ 11 HĐND khóa XV, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đã dành nhiều thời gian trả lời các câu hỏi của cử tri về vấn đề nước sạch của thành phố. Đặc biệt, buổi tiếp xúc nóng lên khi nhiều cử tri nhắc đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, không biết bao giờ vận hành.
Phó Thủ tướng thị sát tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết, với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, TP Hà Nội vừa làm việc với Phó Giám đốc Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (tổng thầu dự án) để đốc thúc tiến độ dự án cũng như tìm cách tháo gỡ khó khăn.
Ông Chung cũng chia sẻ để chuẩn bị tiếp nhận, vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thành phố đã tuyển dụng, đào tạo gần 1.000 lao động, trong đó hơn 200 người được đào tạo tại Trung Quốc.
"Nhưng do dự án chậm tiến độ, 28% công nhân, nhân viên của dự án đã bỏ việc, khiến thành phố gặp rất nhiều khó khăn", ông Chung nói.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết có 4 vấn đề lớn phải giải quyết trong dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, gồm Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phải tiến hành nghiệm thu, đánh giá về độ an toàn khi đưa toàn bộ hệ thống của dự án vào vận hành; kiểm toán dự án; khắc phục các kiến nghị của kiểm toán trước đó và hoàn thành cung cấp các thiết bị theo hợp đồng đã ký.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trực tiếp thi sát tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
"Nếu như mọi việc suôn sẻ thì chúng tôi cố gắng phấn đấu theo ý kiến của Thủ tướng, hết tháng 12 này mới đưa được vào vận hành", ông Chung nói.
Về việc phía tổng thầu nói không kiểm toán dự án, ông Chung khẳng định bất kể dự án đầu tư FDI hay dự án vốn ODA nào trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chấp hành pháp luật kiểm toán của Việt Nam.
"Các cơ quan kiểm toán của Việt Nam hoàn toàn có quyền kiểm toán, không thể nói là không được", ông Chung nhấn mạnh và cho hay, thành phố đề nghị tổng thầu phải phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT thực hiện các nội dung đã ký kết trong hợp đồng.
Một "kỷ lục" đáng buồn nữa được phá vỡ là gần 700 người được Hà Nội đào tạo để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến nay có gần 300 người bỏ việc do dự án chậm tiến độ quá lâu.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, tới nay dự án cơ bản đã hoàn thành và các phần việc còn lại đang đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo đưa metro vào khai thác thương mại cuối năm nay. Cục Đăng kiểm Việt Nam đang chuyển sang kiểm định thiết bị ở trạng thái hoạt động.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông trong năm 2019 nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Với tuyến Cát Linh - Hà Đông, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổng thầu khẩn trương thực hiện đúng quy định về hồ sơ thiết kế dự án được duyệt, cung cấp đầy đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu đánh giá an toàn hệ thống, để đủ điều kiện chứng nhận an toàn hệ thống.
Bộ trưởng Bộ GTVT tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác trong năm 2019 nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc./.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt năm 2009, với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.
Khởi công tháng 10/2011 với mục tiêu hoàn thành vào tháng 6/2014, một năm sau chính thức khai thác, tuy nhiên sau đó dự án lùi tiến độ vận hành đến tháng 6/2016, rồi tiếp tục lùi đến cuối năm 2016, cuối quý 2/2017.
Sau khi được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng), dự án lùi đến tháng 10/2017, rồi đến tháng 2/2018, cuối năm 2018.
Tháng 9/2018, dự án chạy thử nghiệm và lại lùi thời gian vận hành đến tháng 4/2019 nhưng tiếp tục lỡ hẹn. Tính sơ sơ dự án chậm tiến độ ít nhất 5 năm với 10 lần gia hạn hoàn thành. Nhiều người ví, đây là bảo tàng "rút kinh nghiệm" lớn nhất từ trước đến nay.
Theo Phi Long/VOV.VN
Hàng trăm nhân viên đường sắt Cát Linh - Hà Đông bỏ việc Khoảng 28% trong gần 1.000 nhân viên được đào tạo để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã bỏ việc, do đến nay dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Chiều 15/11, trả lời câu hỏi của cử tri quận Hoàn Kiếm về tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Chủ tịch UBND...