8B Lê Trực: Hiến phần vi phạm, không chấp nhận dù chỉ là ý tưởng
Tin tức về vụ nhà 8B Lê Trực lại đốt nóng dư luận xã hội khi ông Đỗ Thế Hùng đề xuất hiến tặng phần vi phạm cho Nhà nước. ĐB Cao Sỹ Kiêm ( Thái Bình) nói: “Không để nén bạc đâm toạc tờ giấy”.
Cắt ngọn là tất yếu
Dư luận xã hội đang cập nhật tin tức mới nhất từng giờ về việc cắt ngọn tòa nhà vi phạm xây dựng vượt phép tại số 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội). Ngay khi những tin tức về việc Giám đốc Ban quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực – ông Đỗ Thế Hùng, đề xuất phương án được hiến phần xây dựng vi phạm tại toà nhà này cho Nhà nước để dư luận xem xét, nhiều người đã tỏ ra quan ngại.
Bên hành lang Quốc hội sáng 23/11, trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nói: “Trường hợp vi phạm như 8B Lê Trực gần như là phổ biến trong thời gian qua. Nó chỉ được phát hiện và xử lý khi dư luận, báo chí vào cuộc.
Vì thế cho nên cắt ngọn là việc tất yếu.
Các cơ quan chức năng đã có chủ trương cắt ngọn là thực hiện đúng theo chủ trương pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc cắt ngọn phần vi phạm là phải làm một cách nghiêm túc, không được nói đến chuyện phạt rồi cho tồn tại.
Nếu không xử nghiêm, cắt ngọn đúng quy định thì sự việc 8B Lê Trực sẽ thành tiền lệ xấu”.
ĐB Cao Sỹ Kiêm nói: “ Không chấp nhận hiến tặng phần vi phạm nhà 8B Lê Trực, dù chỉ là trong ý tưởng”.
Video đang HOT
Đừng để “nén bạc đâm toạt tờ giấy”
“Đây là một vi phạm mà không thể khắc phục được. Do đó, mọi việc hiến tặng hay bất cứ phương pháp gì dù chỉ là trong ý tưởng cũng không nên áp dụng trọng trường hợp này.
Bởi vì, hiến tặng cho Nhà nước, Nhà nước đâu có cần. Không thể vì một tý lợi ích vật chất để hy sinh kỷ cương, kỷ luật, pháp luật dẫn đến một tiền lệ xấu trong xã hội được. Không thể lấy đồng tiền để phá hoại luật pháp. Đừng để “nén bạc đâm toạc tờ giấy”, ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh.
Vị ĐBQH nguyên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải thích thêm: “Điều đó, không những không có lợi về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn đến xã hội và lòng tin của nhân dân.
Không thể làm mất đi tính thượng tôn của pháp luật bằng những việc làm vô lý.
Nếu đồng ý hiến tặng phần vi phạm tòa nhà 8B Lê Trực cho Nhà nước thì chắc chắn sẽ còn có những trường hợp vi phạm tương tự thậm chí là nặng nề hơn rất nhiều và lại sẽ có những trường hợp hiến kế xiên xẹo hơn nữa”.
“Thường những người vi phạm sẽ tìm mọi cách để lẩn tránh hoặc thậm chí làm giảm thiệt hại của mình xuống.
Không để “dễ xây, khó phá”
Nhưng về phía Nhà nước, đối với các cơ quan công quyền, để đảm bảo kỷ cương pháp luật nghiêm minh, không có Lê Trực thứ 2 trong thời gian tới thì phải làm nghiêm túc, kiểm tra thường xuyên, kịp thời. Không chấp nhận bất cứ một vận dụng nào làm xiên xẹo chủ trương của Nhà nước, khiến cho pháp luật thiếu nghiêm minh được.
Tòa nhà 8B Lê Trực là một công trình có thể nói là xây lên thì dễ mà phá đi cực khó. Nó gây ra những thiệt hại cực lớn, không chỉ cho chủ đầu tư mà Nhà nước cũng ảnh hưởng.
Tuy vậy, tôi cho rằng, vẫn phải làm một cách nghiêm túc, cắt ngọn vi phạm theo đúng quy định để rút ra bài học kinh nghiệm, tránh có thêm những công trình như thế này nữa và đảm bảo được quy hoạch đô thị một cách nghiêm túc”, ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh.
Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã đăng tải, trong buổi sáng 21/11 tiến hành tháo dỡ, cắt ngọn tầng tum và tầng 19 tòa nhà 8B Lê Trực, trả lời báo chí, ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực (Ba Đình – Hà Nội), đã đề xuất phương án được hiến phần xây dựng vi phạm tại toà nhà này cho Nhà nước để dư luận xem xét. Theo vị Giám đốc Ban quản lý dự án, thay vì cắt ngọn, sẽ tốt hơn nếu giữ nguyên phần diện tích này để hiến cho Nhà nước, sử dụng vào những việc có ích cho xã hội. Ông Đỗ Thế Hùng nói: “Công trình của chúng tôi đã sai, chúng tôi xin nhận khuyết điểm. Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn nói ở đây là không chỉ chúng tôi sai, liệu công trình chúng tôi có nằm trong vị trí nhạy cảm bắt buộc phải cắt ngọn, hay là chúng ta có thể dùng vào việc khác. Tôi đưa ra phương án này để dư luận, các cơ quan chức năng xem xét”.
Dương Thu
Theo_Người Đưa Tin
Chốt hạn chót nộp phương án "cắt ngọn" nhà 8B Lê Trực
Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư của tòa nhà 8B Lê Trực phải trình phương án cắt ngọn khoảng 16 m và giật cấp công trình sai phạm này trước hạn chót là ngày 15-11 tới.
Tòa nhà 8B Lê Trực nhìn từ quảng trường Ba Đình - Ảnh: Nguyễn Hưởng
Ngày 13-11, nguồn tin cho biết Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu Công ty cổ phần May Lê Trực, là chủ đầu tư dự án 8B phô Lê Trưc (phương Điên Biên, quân Ba Đinh, TP Hà Nội) phải trình phương án phá dỡ khắc phục vi phạm tại toà nhà này.
Về phương án phá dỡ, Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện theo đúng Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2673/QĐ-UBND ngày 12-10-2015 của UBND quận Ba Đình, cụ thể: Về Chiều cao công trình, yêu cầu tháo dỡ phần vi phạm chiều cao sai so với Giấy phép xây dựng được cấp; Về diện tích, yêu cầu tháo dỡ phần vi phạm không thực hiện khoảng giật theo Giấy phép xây dựng được cấp.
"Hạn chót" để nộp phương án phá dỡ là vào 15-11 tại UBND phường Điện Biên.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết nếu chủ đầu tư không nộp phương án phá dỡ hoặc có nộp phương án phá dỡ nhưng không đảm bảo theo đúng các yêu cầu nêu trên và các quy định của pháp luật thì UBND quận Ba Đình sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ bộ phận, phần công trình vi phạm tại công trình này.
Trao đổi với Báo Người Lao Động chiều 13-11, đại diện chủ đầu tư nhà 8B Lê Trựccho biết Công ty cổ phần May Lê Trực cam kết sẽ thực hiện đúng, đủ các yêu cầu của Sở Xây dựng, nhanh chóng xử lý vi phạm để toà nhà sớm hoàn thiện, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của toà nhà 8B Lê Trực.
Chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực đã tự ý xây cao thêm khoảng 16 m, tương đương 5 tầng, so với giấy phép - Ảnh: Nguyễn Hưởng
Trước đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngày 30-9 về dự án tại 8B Lê Trực, UBND TP Hà Nội cho biết theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19; tổng chiều cao thực tế khoảng 69 m (vượt khoảng 16 m, tương đương với 5 tầng). Về diện tích sàn: xây dựng khoảng 36.000 m2 (giấy phép xây dựng là 29.874 m2) tăng khoảng 6.126 m2.
Về khoảng lùi giật cấp, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư không thực hiện (đã xây dựng thẳng đến mái); phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp, làm tăng diện tích sàn xây dựng.
P.Nhung - N.Quyết
Theo_Người lao động
Ngừng nhận nộp thuế bằng tiền mặt Chiều 13-11, ông Trần Ngọc Tâm, Cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho biết đã có đến 98% DN tại TP.HCM đăng ký nộp thuế điện tử. Theo công văn của Bộ Tài chính thì ngân hàng thương mại sẽ không chấp nhận cho DN nộp thuế bằng tiền mặt, chỉ chấp nhận nộp thuế bằng hình thức điện tử, bắt đầu từ tháng...