88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Khát vọng thanh xuân
Phát huy truyền thống của cha ông, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đã và đang tiếp tục “rèn đức, luyện tài”, thực sự là lực lượng xung kích, sáng tạo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.
Kế thừa và phát huy truyền thống cha ông
Trong suốt chiều dài lịch sử, tuổi trẻ Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác luôn nêu cao lòng yêu nước, chí khí anh hùng, khát vọng cháy bỏng, tinh thần xung kích, sáng tạo, không quản ngại gian khổ, hy sinh và có đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời kỳ mới, cùng với toàn dân, thanh niên Việt Nam luôn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp đổi mới đất nước; tình nguyện vì cộng đồng; lăn lộn ở những nơi gian khó, tiên phong trong ứng dụng khoa học – công nghệ, đi đầu trong xây dựng xã hội học tập, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được thanh niên tham gia với tinh thần xung kích và đạt nhiều kết quả quan. Cùng với đó, thanh niên còn tích cực tham gia có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động lớn, có ý nghĩa thiết thực, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “Xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc”,… tạo chuyển biến mạnh mẽ để toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Giúp dân chống bão
Trên khắp mọi miền của Tổ quốc, các mô hình thanh niên xung kích tham gia phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giữ vững cột mốc biên giới, chủ quyền biển đảo được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cuộc vận động: “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” và các mô hình: “Làng thanh niên lập nghiệp”, “Đảo thanh niên”, “Đoàn kết ba lực lượng”,… đã thu hút đông đảo thanh niên và toàn dân tham gia. Qua đó, đã huy động sức lực, trí tuệ thanh niên thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng hệ thống chính trị địa phương, cơ sở vững mạnh; thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí,… trên các địa bàn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng trọng điểm về quốc phòng – an ninh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên từng khu vực và trong cả nước.
Thi đua “rèn đức, luyện tài”
Video đang HOT
Cùng với tuổi trẻ cả nước, các đoàn viên thanh niên trong quân đội cũng tích cực học tập, rèn luyện, đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trải qua gần bảy thập kỷ xây dựng, chiến đấu, cống hiến và trưởng thành, tổ chức Đoàn trong quân đội được xây dựng thành hệ thống chặt chẽ, rộng khắp trong toàn quân; các thế hệ đoàn viên, thanh niên quân đội đã kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất của ông cha; luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Tuổi trẻ quân đội xung kích, đi đầu trong các phong trào của thanh niên cả nước; chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc, xây đắp nên truyền thống tốt đẹp của QĐND Việt Nam anh hùng.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Thanh niên Quân đội đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, xả thân vì thắng lợi trong từng trận đánh, từng chiến dịch; góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Thanh niên Quân đội cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, bảo vệ vững chắc miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh những đoàn viên, thanh niên tiêu biểu, như: La Văn Cầu, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân, Trịnh Tố Tâm, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc… mãi mãi là những biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Đồng hành cùng đồng bào trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
Bước vào thời kỳ mới, cùng với toàn quân và tuổi trẻ cả nước, Thanh niên Quân đội ra sức thi đua thực hiện tốt các phong trào: “Phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, “Thanh niên giành 3 đỉnh cao quyết thắng”, “Thanh niên Quân đội thi đua rèn đức luyện tài, xung kích, sáng tạo xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, “Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao”, “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ”… Từ các phong trào, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu xung kích vươn lên chiếm lĩnh, xác lập những đỉnh cao mới trong học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, xả thân trong phòng, chống thiên tai thảm họa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển đất nước… Với những cống hiến, hy sinh vẻ vang đó, Thanh niên Quân đội vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, góp phần làm tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ, tạo nhiều thời cơ, nhưng cũng không ít thách thức đan xen. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Mặt trái nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến nhận thức, tư tưởng, niềm tin và hành động của thanh niên. Thực tế đó đặt ra những yêu cầu cao về bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất cách mạng và năng lực công tác đối với mọi cán bộ, chiến sĩ cũng như đối với Thanh niên Quân đội.
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”
Thực hiện lời dạy của Bác “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, cùng với truyền thống 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đoàn viên, thành niên Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giúp đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Các phong trào, hoạt động của Đoàn thanh niên BĐBP ngày càng có chiều sâu với nhiều cách làm sáng tạo, đã tạo sức lan tỏa trong phong trào Đoàn thanh niên cả nước…
Là lực lượng xung kích, nòng cốt quan trọng của BĐBP (chiếm hơn 50% quân số toàn lực lượng) dù ở vị trí, lĩnh vực chuyên môn nào, những người lính trẻ mang quân hàm xanh đều thể hiện tinh thần xung kích, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng khắc phục khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ; góp phần xây dựng, củng cố cơ sở chính trị và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh ở khu vực biên giới.
Những năm gần đây, khi Chương trình “Nâng bước em tới trường” được phát động, tuổi trẻ BĐBP đã tích cực cùng đơn vị nhận đỡ đầu và trực tiếp kèm cặp gần 3.000 em học sinh ở khu vực biên giới, hải đảo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập. Chương trình này đã được vinh dự là một trong 8 Giải thưởng tình nguyện quốc gia do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam bình chọn và trao thưởng.
Trên mặt trận đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tuổi trẻ BĐBP đã dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, mua bán người, buôn lậu, để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Đóng quân trên địa bàn biên giới, bờ biển, là những địa bàn phải hứng chịu nhiều thiên tai, đoàn viên, thanh niên BĐBP luôn là lực lượng xung kích, trực tiếp đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Với phương châm: “Cứu dân là mệnh lệnh trái tim”, hình ảnh những chiến sĩ mang quân hàm xanh băng mình trong mưa bão, dầm mình trong nước lũ hay đạp sóng dữ cứu hộ, cứu nạn người dân bị nạn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân khu vực biên giới, hải đảo.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, tuổi trẻ BĐBP đã tham gia ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai 329 vụ, cứu 781 người/70 phương tiện (trong đó, chữa cháy rừng 39 vụ/320ha rừng)… Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền phòng, chống thiên tai cho nhân dân được 3.306 buổi với 104.559 lượt người nghe; thông báo, kiểm đếm, di dời cho 603 hộ/4.137 người, 556.105 lượt phương tiện/2.405.907 lượt người đến nơi tránh trú an toàn.
Hiện nay, tình hình khu vực và thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trọng trách đặt trên vai những người lính, nhất là với người lính bảo vệ biên giới, ở nơi đầu sóng, ngọn gió càng nặng nề hơn. Với nhiệt huyết, tinh thần cống hiến, dấn thân của tuổi trẻ và ý chí, bản lĩnh của người chiến sĩ, hy vọng rằng các đoàn viên thanh niên trong các lực lượng quân đội, biên phòng sẽ vượt qua mọi khó khăn, vững tay súng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, tiếp tục làm điểm tựa cho người dân khu vực biên giới, vùng biển trong công cuộc bám trụ mưu sinh và gìn giữ chủ quyền vùng biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.
Theo TPO
Gặp mặt các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ và cán bộ, giáo viên lên Sơn La năm 1959
Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương lên thăm Tây Bắc (7/5/1959 - 7/5/2019), chiều 26/2, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức cuộc gặp mặt, tọa đàm các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ và cán bộ, giáo viên lên Sơn La năm 1959.
Quang cảnh buổi gặp mặt, tọa đàm.
Tại buổi gặp mặt, tọa đàm, các nhân chứng lịch sử và những cán bộ, giáo viên miền xuôi đã chia sẻ niềm vinh dự, tự hào khi được gặp Bác Hồ; sự cống hiến cho sự nghiệp trồng người tại Sơn La. Các thầy, cô giáo và các nhân chứng được chứng kiến giờ phút lịch sử khi Bác lên thăm Sơn La đã không ngừng hy sinh, phấn đấu, vượt qua thử thách, khó khăn, thiếu thốn, vất vả "nơi rừng thiêng nước độc" hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ và cán bộ, giáo viên lên Sơn La năm 1959: Cách đây 60 năm, nhân dịp nhân dân Tây Bắc đón chào kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/1959), 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo (1955 - 1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ lên thăm Sơn La - Tây Bắc.
Sau tròn 3 tháng kể từ thời điểm Bác Hồ lên thăm Sơn La - Tây Bắc, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ, ngày 7/8/1959, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 33 về việc điều động giáo viên miền xuôi lên phục vụ miền núi. Trước khi tỏa về các vùng miền núi khó khăn, các thầy - cô giáo tình nguyện đã vinh dự được Bác Hồ đến thăm, nói chuyện, căn dặn ân tình tại lớp bồi dưỡng chính trị ngày 22/9/1959.
Thấm nhuần và khắc ghi lời dạy của Bác: "Các cô, các chú đã xung phong thì phải xung phong đến nơi, đến chốn", từ niên khóa 1959 - 1960 đã có trên 800 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trẻ ở nhiều tỉnh đồng bằng, trung du tình nguyện lên đường với quyết tâm góp phần đưa ánh sáng văn hóa đến với các tình miền núi; trong số đó có 137 thầy - cô giáo đã đến với các bản, làng của tỉnh Sơn La.
Sau 60 năm, đến nay, tỉnh Sơn La có rất nhiều đổi thay và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục - đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục - đào tạo nói riêng. Toàn tỉnh Sơn La hiện có hơn 600 trường và 1 trung tâm, 12.650 lớp, 357.973 học sinh; trong đó, có 12 trường phổ thông dân tộc nội trú với 4.057 học sinh. Cùng với đó, Sơn La hiện có 22.634 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; trong đó có 9.745 giáo viên là người dân tộc thiểu số.
Buổi gặp mặt, tọa đàm là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La bày tỏ lòng tri ân, sự ghi nhận và đánh giá những đóng góp to lớn của thế hệ thầy - cô giáo, thế hệ mở đầu cho "xung phong, tình nguyện" của nhiều lớp cán bộ sau này. Những giáo viên, bác sỹ, kỹ sư đã tận tụy hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Sơn La.
Tin, ảnh: Nguyễn Cường (TTXVN)
Theo Tintuc
Trao 80 suất quà Tết cho cán bộ chiến sĩ Quân đoàn 4 Đầu năm mới, đại diện Báo VietNamNet đã đến thăm và tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân đoàn 4 có hoàn cảnh khó khăn. Năm mới Kỷ Hợi đến, Báo VietNamNet đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa chăm lo Tết cho đồng bào, chiến sĩ bằng nhiều việc làm thiết thực. Đại diện Báo VietNamNet (áo trắng)...