87 tuổi mù loà mò mẫm đầu đường xó chợ xin ăn
Bà cụ khốn khổ ấy tên là Trịnh Thị Nhượng, 87 tuổi ở thôn 3 – xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
“Tôi bị mù bẩm sinh khi vừa lọt lòng mẹ, số phận trớ trêu lắm, bố mẹ tôi sinh được 7 người con thì đều mất sớm chỉ còn lại tôi là con út nhưng xấu số. Gia đình tôi được xếp vào dạng dưới đáy. Tôi thì thế, mẹ tôi thì ốm đau luôn. Tất cả mọi việc đều đổ dồn lên vai bố tôi.
Lớn hơn, tôi chủ động xin chị hàng xóm dẫn tôi đi mò con ốc, con trai. Dần dần nó trở thành một công việc hàng ngày của tôi. Vì mỗi ngày như thế, tôi có thể phụ bố mỗi buổi được hai bơ gạo. Nhưng rồi, ông cụ cũng mất vì kiệt sức và để lại tôi với người mẹ ốm đau. Lúc đó tôi 17 tuổi. Không lâu sau, mẹ cũng mất để lại tôi vò võ một mình.
Bà còng khiếm thị một đời sống đơn thân trong bóng tối….
Tôi sống lay lắt đến giờ. Hàng ngày tôi cứ tha thẩn, lọ mọ đi xin ăn. Bữa được bữa không, vì người ta cho mãi cũng chán. Cũng có những hôm cứ thấy tôi là người ta xua. Cũng phải thôi, vì mình đi xin ăn mà.
Tôi cũng chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần trên đường đi xin ăn. Tôi còng lại còn mù lòa nữa. Bị người ta đâm, bị trượt chân ngã những ngày mưa, bị ngã xuống ao,…
Mỗi năm tôi lại già hơn. Đi lại để xin ăn từng bữa tôi cảm thấy mệt lắm. Trước tôi cứ mò đi một mạch là đến chợ, giờ phải ngồi nghỉ mãi. Có bữa không xin được gì, ngày hôm đó tôi phải nhịn đói.
Tôi cũng có một người thân duy nhất là thằng cháu. Nhưng nhà nó nghèo nên không nuôi được tôi. Hơn nữa, nó nói nhà tôi đang ở không có sổ đỏ, là nhà của nhà nước dựng tạm nên nó không nuôi. Vì nuôi khi tôi chết đi rồi chả được gì.
Mà dạo này, tôi lẫn lắm rồi. Nhiều hôm, đi ra chợ tôi đi lạc đường xuống tận thị trấn Quán Lào nhưng cũng may có bà con đưa về.
Quen với đôi bàn chân đất
Video đang HOT
Tôi chả có cái gì đâu, ngoài tấm thân già, mù lòa này. Tất cả mọi thứ là do bà con hàng xóm, nhà nước cho hết đấy cô ạ. Mấy lần tôi đi xin ăn trượt chân ngã từ trên đê xuống, ngã sóng soài ra đường, bà con thương tình mua cho đôi dép mà đi cho khỏi ngã. Cơ mà tôi không dám đi vì không quen kinh bổ ( sợ ngã – PV ). Mà đi chân đất tôi dễ cảm nhận, mon men đường sá nó dễ hơn”, bà cụ hom hem cười.
Bà Còng ăn xin trở về nhà khi chiều xuống
Bà kể, bữa rồi có cô bán thịt lợn ghé chơi thấy nhà tôi không có gì ăn, cô ấy cho tôi ít thịt mỡ để rán lấy mỡ mà nấu, lấy tóp mỡ mà rang ăn với cơm. Vừa hì hụi rán xong, tôi trượt chân ngã đổ hết. Tôi tiếc lắm. Còn bị bỏng nữa, nói rồi bà Nhượng dở áo ra, vết bỏng loang lổ chuẩn bị đang lột da.
Rồi bà kể: cái nhà tôi đang ở, xã có bao quanh tường bên ngoài cho tôi thay cho vách đất xưa, cơ mà trong nhà vẫn giữ nguyên hai cây cột. Tôi khổ với hai cây cột này lắm. U đầu không biết bao nhiêu lần rồi.
Dám ước mơ gì nữa đâu
Ông Bùi Thanh Hải – Phó chủ tịch xã Định Liên cho biết: “Hoàn cảnh của bà Trịnh Thị Nhượng vô cùng đặc biệt tại địa phương. Già cả, neo đơn, khổ cực từ thể xác lẫn tinh thần. Nếu như ở cái tuổi này, người già tại địa phương được sống sung túc, vui vầy cùng con cháu thì bà Nhượng phải cứ phải lang thang đi xin ăn ngoài chợ. Dù bà được hưởng chút trợ cấp nhưng không đủ tiền mua gạo ăn nên bà vẫn phải sống đời hành khất như thế”.
Ngày mẹ tôi mất đi, đã nhiều lần tôi muốn đi theo mẹ. Vì tôi mù lòa sống trên đời cũng chẳng có ý nghĩa gì? Nhưng rồi tôi lại được bà con hàng xóm cứu. Rồi mọi người khuyên bảo, xin lấy đứa con mà nuôi. Sau này nó đỡ đần cho, nhưng thân tôi chưa nuôi được lấy gì mà nuôi con. Nhưng thực lòng lúc đó tôi cũng khao khát có một tiếng nói ê a trong nhà. Để bớt đi cái lạnh, cái cô đơn, cái buồn,…
Sau đó, tôi đã có bầu và đã đẻ được một cháu trai. Hàng xóm ai cũng vui. Mỗi người tranh thủ đến đỡ việc, cưu mang cho hai mẹ con tôi. Tôi vui lắm! Nhưng đến khi con trai tôi vừa tròn ba tuổi, cháu mất vì một cơn bạo bệnh để lại tôi trong nỗi đau, xót xa và ai oán cho đời mình.
Cuộc sống một mình vô vị lắm, nhất là cái tuổi héo hon “gần đất xa trời” này. Tôi ao ước có một gia đình… Nhưng có lẽ “không gia đình” là cái nghiệp của tôi phải gánh, phải chịu.
Hôm rồi, tôi có lang thang đi xin lấy con chó nuôi để bầu bạn với mình. Nhưng nhà thì chật chội quá, hàng xóm ai cũng can, sợ bẩn….”
Đang dở câu chuyện, chợt có tiếng mèo kêu, bà Nhượng nựng nựng chú mèo:”Ngoan nào ! Để bà cho con ăn nhé !”. Bà kể: đây là con mèo được chú hàng xóm mang cho tôi nuôi để bắt chuột. Có nó tôi đỡ buồn hẳn cô ạ.
“Mà cô này, dạo này tự dưng tôi hay bị giật rồi ngã lăn đùng ra sàn nhà. Cũng may có hàng xóm đưa đi trạm xá cấp cứu. Nhưng bệnh của tôi, bác sĩ nói phải xuống bệnh viện huyện để điều trị cơ. Nhưng tôi nghĩ, thân mình cũng nhiều tuổi rồi. Đi chỉ phiền hàng xóm, xã phường thôi nên tôi từ chối. Kệ, sống được ngày nào hay ngày đấy cô ạ”.
Một bác hàng xóm đi đường thấy bà Nhượng đi lạc nên đưa về nhà…
Bà Nhượng đơn thân ngồi trong ngôi nhà xập xệ của mình
Chiều buông bà Nhượng lại ngồi ngóngngười đi đường để tìm chút niềm vui…
“Thế bây giờ, bệnh tật thế này, bà không chữa thì lấy sức đâu mà sống?”- chúng tôi hỏi, bà Nhượng cười buồn:”Không sao đâu cô ạ, sống chết có số cả mà. Hôm nay tôi khỏi bệnh rồi. Mai tôi lại mò mẫm ra chợ đi xin ăn được. Còn khi nào tôi không đi được nữa. Chắc là đói và sẽ chết”.
“Bà mong ước điều gì không?”-”Nếu được ước… tôi sẽ ước một lần thôi tôi được nhìn thấy ánh sáng. Được nhìn thấy những người bà con đã cưu mang cả đời tôi. Để tôi cảm ơn họ. Và nhất là tôi muốn nhìn thấy con đường hàng ngày tôi vẫn mò mẫm đi xin ăn…”
“Bà chỉ ước vậy thôi ư?”-”Nếu đấy là điều ước có thật thì đó là niềm hạnh phúc cả đời tôi rồi. Vì cả đời tôi khổ, đói khát, bệnh tật… Thậm chí một manh áo đẹp tôi chưa bao giờ có, một bữa cơm có thịt, có cá tôi cũng chưa bao giờ được ăn đầy đủ…. thì có dám ước mơ gì nữa cô?”.
Theo VNE
ĐÒN THÙ DÃ MAN TỪ AXÍT (*): Thiệt hại nặng, mức phạt nhẹ
Sử dụng axít gây thương tích cho người khác có thể bị xử lý về tội "giết người". Tuy nhiên, nhiều vụ tạt axít gây hậu quả khốc liệt nhưng hung thủ lại nhận mức phạt khá nhẹ do chỉ bị kết tội "cố ý gây thương tích"
Axít là một trong những loại hóa chất được quản lý theo Luật Hóa chất được thông qua ngày 21-11-2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định, việc sản xuất, kinh doanh axít được quản lý rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc mua axít lại không mấy khó khăn.
Cần là có, rẻ như rau
Tại TPHCM, axít được bán nhiều nơi, từ điểm sạc bình ắc quy, tiệm sửa xe đến cửa hàng hóa chất, thậm chí cả ở một số cửa hàng dụng cụ y khoa. Có khá nhiều loại axít: axít sunfuric, axít nitric (độ đậm đặc 98%), axít clohydric (30%)...
Tại một tiệm sửa xe gắn máy trên đường Thành Thái, quận 10 - TPHCM, chúng tôi thấy 4-5 can (loại 30 lít) axít, đều không có nhãn hiệu. "Axít mới giá 15.000 đồng/lít, loại cũ giá rẻ hơn một nửa, muốn mua bao nhiêu cũng có, cần loại đậm đặc thì cứ đến chợ Kim Biên" - ông chủ tiệm cho biết.
Axít bán tràn lan ở chợ Kim Biên - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY
Trên đường Tô Hiến Thành, quận 10, có cả chục cửa hàng bán hóa chất, chỗ nào cũng bán axít từ loại tinh khiết dùng cho phân tích thí nghiệm đến hàng công nghiệp lẫn nhiều tạp chất. Một chủ cửa hàng tên Hùng giới thiệu: "Axít lẻ đóng chai loại 500 ml hàng Trung Quốc giá 30.000 đồng, hàng Hàn Quốc hoặc Đài Loan 70.000 đồng; còn loại nhập từ Đức chai 1.000 ml giá 485.000 đồng. Muốn mua sỉ axít công nghiệp từ vài thùng trở lên, mỗi thùng 20-35 kg thì phải đặt hàng trước khoảng vài giờ".
Ở chợ Kim Biên, khu vực đường Nguyễn Thị Nhỏ, Vạn Tượng, quận 5 - TPHCM..., đủ loại axít bày bán ê hề. Hầu hết các điểm bán axít đều không xuất trình hóa đơn cho khách. Giá axít công nghiệp bán phổ biến từ 15.000 đồng đến 18.000 đồng/lít. Khách muốn mua lẻ cũng được đáp ứng ngay nhưng phải chịu giá cao hơn.
Thực tế nêu trên cho thấy việc quản lý sản xuất, kinh doanh axít còn nhiều bất cập. Trong khi đó, cơ quan QLTT cho biết chỉ quản lý về sổ sách chứng từ, hàng không có hóa đơn, tức hàng lậu, sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, axít là mặt hàng nguy hiểm cao, cần phải được quy định chặt chẽ: Bên bán phải có điều kiện, bên mua cần chứng minh bằng giấy tờ, văn bản chứng minh mục đích sử dụng.
"Cố ý gây thương tích" hay "giết người"?
Từ lâu, axít đã trở thành một vũ khí tàn độc trong các vụ tấn công, hành hung người khác, để lại những di chứng nặng nề cho nạn nhân cả về thể chất lẫn tinh thần.
Theo Nghị quyết 02/2003 ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, axít được xem là một "hung khí nguy hiểm" mà khi sử dụng nó để gây thương tích sẽ bị xem là tình tiết định tội. Không phải mọi trường hợp sử dụng axít gây thương tích cho người khác chỉ bị truy tố về tội "cố ý gây thương tích", mà còn có thể bị xử lý về tội "giết người". Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều vụ sử dụng axít gây hậu quả khốc liệt nhưng hung thủ chỉ nhận mức phạt khá nhẹ do chỉ bị kết tội "cố ý gây thương tích".
Việc kết tội "cố ý gây thương tích" hay "giết người" phục thuộc nhiều yếu tố, trong đó có ý thức chủ quan và hậu quả. Nếu như ý thức chủ quan của người phạm tội mong muốn tước đoạt mạng sống của nạn nhân thì có thể bị xử lý về tội "giết người". Trong trường hợp hậu quả do việc tạt axít do người phạm tội thực hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những bộ phận quan trọng trên cơ thể củanạn nhân như đầu, cổ cũng vẫn có thể bị truy tố về tội "giết người".
Không chỉ riêng axít, các hung khí nguy hiểm khác khi người phạm tội sử dụng mà gây những hậu quả khác nhau đều có thể bị xử lý về tội "giết người". Chẳng hạn, nếu một người dùng cây sắt đánh vào chân một người khác thì có thể bị xử lý về tội "cố ý gây thương tích" nhưng cũng với cây sắt đó mà đánh vào đầu nạn nhân thì có thể bị xử lý về tội "giết người".
Theo NLD
Đòn thù dã man từ axít Nguyên nhân chủ yếu khiến người ta dùng axít làm vũ khí tấn công người khác là trả thù. Trong đó, hầu hết là các mối thù hằn liên quan đến chuyện tình cảm, làm ăn Như đã hẹn trước qua điện thoại, người đàn ông thấp người, đen nhẻm đón tôi trước cổng Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM. Anh là...