8.679 tấn trái cây xuất ngoại, nông dân Sơn La thu tiền tỷ
Tin vui cho ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La là một số mặt hàng nông sản đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính với số lượng lớn, mở ra hướng khai thác hiệu quả vùng đất dốc.
Sơn La là một trong những tỉnh trọng điểm về trồng cây ăn quả trên đất dốc của vùng Tây Bắc. Những năm qua, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cùng các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu, chuyển diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Công việc đóng gói xoài xuất khẩu của nông dân Sơn La.
Chủ trương này đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho nông dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 61.021 ha cây ăn quả, trong đó tỉnh đang lo tiêu thụ 410.000 tấn quả các loại.
Một số mặt hàng nông sản Sơn La được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ thương mại.
Theo thống kê của Sở Công Thương Sơn La, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu của tỉnh đạt 8.679 tấn sang thị trường Pháp, Úc, Campuchia, Trung Quốc…gồm các mặt hàng chanh leo, mận hậu, xoài, chuối, thanh long…
Hội chợ xúc tiến thương mại quảng bá giới thiệu sản phẩm nông sản Sơn La.
Video đang HOT
Hiện nay, tỉnh Sơn La đang tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển cây ăn quả trên đất dốc, đồng thời, tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
Xoài Sơn La là một trong những mặt hàng được xuất khẩu với số lượng lớn ra thị trường nước ngoài.
Tính đến nay, Sơn La đã có 18 sản phẩm nông sản, thực phẩm có thương hiệu, với 61 chuỗi sản phẩm an toàn và đang tiến tới hoàn thiện 56 chuỗi tiếp theo về cung ứng nông sản, thủy sản an toàn. Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, Sơn La đã thu hút đầu tư và đưa vào sản xuất 3 nhà máy chế biến, chuẩn bị đưa vào sản xuất tiếp 4 nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu.
Chanh leo đang là một trong những loại cây trồng mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân Sơn La.
Theo Danviet
Diễn đàn Kinh tế kiều bào toàn cầu lần thứ nhất thành công tốt đẹp
Ngày 8-6, Diễn đàn Kinh tế kiều bào toàn cầu lần thứ nhất năm 2019 (OVECOF 2019) diễn ra tại Incheon (Hàn Quốc) kết thúc thành công, ghi dấu bước khởi đầu tốt đẹp, tạo cơ sở cho các sự kiện tương tự tiếp theo, nhằm thúc đẩy kết nối các doanh nhân Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới, cùng phát triển, đóng góp xây dựng quê hương.
Phát biểu tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường khẳng định OVCOF 2019 đã truyền đi 2 thông điệp nổi bật. Thông điệp đầu tiên đó là "đoàn kết là sức mạnh". Các doanh nghiệp Việt Nam dù thành công đến đâu, tiếng nói cũng là nhỏ bé nhưng nếu biết kết hợp lại, thành công đó sẽ nhân lên gấp bội. Thông điệp thứ hai rất quan trọng: Chắp cánh vị thế Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Việt Nam vừa được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, thể thao nước nhà cũng gặt hái được thành công cao nhất, hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới cũng đạt được những bước tiến ngoạn mục, góp phần nâng tầm vị thế đất nước.
33 MOU và hợp đồng trị giá 10 triệu USD được ký kết
OVECOF 2019 đã có một ngày làm việc tích cực và hiệu quả. Ngay tại diễn đàn, đã có 33 thỏa thuận ghi nhớ hợp tác (MOU) được ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước, doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài với doanh nghiệp Hàn Quốc. Trong số các MOU, có các hợp đồng đã được ký kết với tổng trị giá 10 triệu USD. Dự kiến, sau các cuộc gặp gỡ, trao đổi tại OVECOF 2019 sẽ còn có thêm các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng làm ăn tiềm năng được ký kết giữa các doanh nghiệp.
Các mặt hàng nông sản cùng các sản phẩm nông nghiệp thông minh như phân bón thông minh của các công ty Việt Nam mang tới Triển lãm OVECOF 2019, đã gây được nhiều chú ý. Nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc, doanh nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài đã kết nối với nhà cung cấp những sản phẩm này ngay tại diễn đàn để tìm hiểu sản phẩm, bàn bạc khả năng ký kết thỏa thuận hợp tác.
Lễ ký kết các MOU tại OVECOF 2019.
Sáng cùng ngày, trong khuôn khổ OVECOF 2019 đã diễn ra 3 phiên thảo luận song song trong các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao; Công nghệ, tài chính, ngân hàng; Thương mại-du lịch-dịch vụ. Phiên thảo luận Nông nghiệp công nghệ cao với chủ đề "Hội nhập-phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững", có sự tham gia của nhiều chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ (kiều bào Canada-Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài-BAOOV), GS Park Kun Ick, Chủ tịch Công ty ICFOOD (Hàn Quốc), đã thu hút nhiều đại biểu tham dự, trong bối cảnh nông nghiệp thông minh đang ngày càng trở thành lĩnh vực có nhiều tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, với vai trò Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Rynan Smart Fertilizers đã trình bày giải pháp cho nông nghiệp thông minh thông qua các sản phẩm phân bón thông minh và các thiết bị nông nghiệp thông minh. Ông cho biết, một nền nông nghiệp thông minh phải "thông minh với khí hậu", sử dụng các thiết bị thông minh, nhằm đạt 3 mục tiêu: Tăng năng suất và thu nhập cho người nông dân; tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Với kinh nghiệm nghiên cứu trong chống xâm nhập mặn ở quê hương Trà Vinh, Đồng bằng Sông Cửu Long và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất lúa thông minh, các sản phẩm nông nghiệp thông minh của Rynan Smart Fertilizers (thiết bị quan trắc nước mặn thông minh, điều khiển mực nước qua điện thoại, đồng nồ nước, máy bơm nước thông minh...) đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Ngay tại phiên thảo luận, các doanh nghiệp Việt Nam trong nước và nước ngoài đã bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Tiến sĩ Trần Thanh Mỹ để phát triển các sản phẩm nông nghiệp thông minh... Tiến sĩ Trần Thanh Mỹ khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước, thậm chí họ có thể gửi nhân sự tới Trà Vinh để học hỏi các kinh nghiệm miễn phí tại công ty của ông.
Tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp kiều bào đầu tư về nước
Tại phiên thảo luận về lĩnh vực Thương mại-Du lịch-Dịch vụ với chủ đề "Phát huy sức mạnh mạng lưới doanh nghiệp toàn cầu", đại diện từ Bộ Công Thương, Tổng cục Du lịch Việt Nam đều khẳng định Chính phủ sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp kiều bào đầu tư về quê hương. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) nhấn mạnh, ngành du lịch Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp kiều bào đầu tư về nước, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ tiên tiến của ngành du lịch... Đến năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu đón 32 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 1.400.000 tỷ đồng, đóng góp 11,6% GDP cả nước. Bà Hương cho rằng, để đạt được các mục tiêu này, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kiều bào là rất quan trọng.
Toàn cảnh phiên thảo luận về lĩnh vực Thương mại-Du lịch-Dịch vụ.
"OVECOF 2019 cơ hội tốt để các cơ quan quản lý trong nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác kinh doanh, đầu tư phát triển du lịch Việt Nam", bà Hương nhấn mạnh.
Ông Hoàng Minh Chiến, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương nhấn mạnh, phát huy thế mạnh của cộng đồng kiều bào là chủ trương của Đảng, Nhà nước. Bộ Công Thương sẵn sàng làm cầu nối giữa bà con với quê hương, phát huy các thế mạnh, ứng dụng sáng chế, tri thức hiểu biết của cộng đồng, trong phát triển đất nước, cải thiện đời sống cho người dân trong nước.
Quỹ kiều bào khởi nghiệp
Tại phiên tổng thể cuối cùng có chủ đề: "Chắp cánh vị thế Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu", đại diện Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) đã trình bày Đề án thành lập Quỹ Kiều bào khởi nghiệp (OVSF). Đề án được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đang tạo ra cơ hội lớn cho kinh doanh, hợp tác, đầu tư với nhiều quy định pháp lý cho phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp. Đề án này sẽ thúc đẩy việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp dành cho BAOOV, thành lập Quỹ đầu tư của BAOOV nhằm kết nối các nguồn lực trong và ngoài nước, hỗ trợ các thành viên, kiều bào, doanh nhân Việt Nam tại nước ngoài về kinh doanh tại Việt Nam. Quỹ OVSF sẽ tập trung vào tất cả các lĩnh vực thuộc thế mạnh của Việt Nam và phù hợp với kiều bào như: Du lịch, thương mại, dịch vụ, tài chính, kinh doanh quốc tế, giáo dục, công nghệ. Dự kiến đến tháng 12-2020, Đề án sẽ tổng kết sơ bộ giai đoạn 1, điều chỉnh phù hợp với định hướng thực tiễn, hoàn thiện và đề ra kế hoạch cho các giai đoạn tiếp theo.
- Nhân dịp OVECOF 2019, ông Từ Thành Huế, Trưởng Ban Đối ngoại kiều bào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hàn Quốc (VIBAK), đồng tổ chức diễn đàn.
- Tiến sĩ Trần Hải Linh, Chủ tịch VIBAK cho biết, có tổng cộng 50 câu hỏi được đặt ra cho các diễn giả là các chuyên gia, nhà quản lý từ các bộ, ngành chức năng. Ban tổ chức sẽ tiếp thu tất cả các câu hỏi, đề xuất của các đại biểu. Vấn đề nào chưa được trả lời, Ban tổ chức sẽ tập hợp và có văn bản gửi tới các cơ quan chức năng trong nước để giải đáp.
Tin, ảnh: MỸ HẠNH (từ Incheon, Hàn Quốc)
Theo QĐND Online
Phát động chương trình "Mái ấm nhân đạo cho người nghèo vùng biên" Từ ngày 25/4/2019 đến 23/6/2019, Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia triển khai đợt vận động nhắn tin ủng hộ chương trình "Mái ấm nhân đạo cho người nghèo vùng biên". Hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2019, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Viettel, Báo điện tử VietNamNet và Bộ Tư lệnh...